Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thùy Dung
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/11/2021

Táo bón sau sinh tại sao lại nguy hiểm? Khi nào mẹ cần gặp bác sĩ?

Táo bón sau sinh tại sao lại nguy hiểm? Khi nào mẹ cần gặp bác sĩ?
Táo bón sau sinh có thể gây bục vết mổ, vết may tầng sinh môn hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ ở mẹ. Vậy mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng thường gặp sau sinh này?

Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ cho con bú không chỉ gây những xáo trộn tâm lý mà còn là nguyên nhân của chứng táo bón sau sinh. Táo bón có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng nếu mẹ không tìm cách cải thiện và phòng ngừa.

– Bổ sung vitamin: sau sinh, mẹ thường bổ sung sắt, canxi… bằng viên uống. Các thuốc này có tác dụng phụ là gây táo bón.

– Cơ thể mất đi một lượng nước đáng kể để tạo sữa: nếu uống ít nước, mẹ sẽ gặp tình trạng táo bón sau sinh.

Tổn thương cơ vòng hậu môn: quá trình chuyển dạ và sinh con có thể khiến cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu tổn thương, gây ra chứng táo bón sau sinh.

Vết rạch tầng sinh môn bị đau: Vết rạch tầng sinh môn gây đau đớn khiến mẹ ngại đi đại tiện. Nhịn lâu dần có thể dẫn đến táo bón.

Ngoài ra, một số thói quen trong sinh hoạt như chế độ ăn thiếu chất xơ, uống các loại thuốc (thuốc chống trầm cảm, hạ huyết áp…), lười vận động… cũng là nguyên nhân gây ra chứng táo bón cho mẹ sau sinh.

Các triệu chứng của táo bón sau sinh

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất của chứng táo bón:

  • Cảm giác đau đớn, khó chịu khi đi ngoài.
  • Đi ngoài phân nhỏ, cứng và khô.
  • Cảm giác như vẫn còn đầy bụng ngay cả sau khi đã đi ngoài.
  • Mất quá nhiều thời gian để rặn.
  • Chuột rút hoặc đau dạ dày.
  • Tâm lý mẹ căng thẳng quá mức.
  • Phân dính máu hoặc dính chất nhầy.
  • Sốt, nôn.
  • Táo bón kèm theo chứng tiêu chảy rất có thể là dấu hiệu của bệnh đại tràng hoặc cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.
  • Táo bón kéo dài không cải thiện, thậm chí nghiêm trọng hơn dù đã nghỉ ngơi khoa học, ăn uống lành mạnh (bổ sung đủ nước, thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế thức ăn cay nóng…)

Khi nào mẹ bị táo bón sau sinh cần gặp bác sĩ?

Hậu quả của táo bón sau sinh

Nếu không sớm khắc phục, táo bón thời kỳ hậu sản có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Bệnh trĩ làm mẹ khó chịu và đau đớn.

– Đầy bụng, nhiễm độc hệ tiêu hóa nếu phân ứ đọng lâu ngày.

– Gây áp lực lên thành bụng dẫn đến bục vết mổ đẻ, gây đau hoặc bục vết may tầng sinh môn, sa dạ con

– Bị táo bón hạn chế ăn gì?

Phòng ngừa táo bón sau sinh

Phòng ngừa táo bón sau sinh, bên cạnh dinh dưỡng như trên, mẹ đừng quên làm theo hướng dẫn sau:

– Chia nhỏ bữa ăn

Mẹ sau sinh nên chia nhỏ lượng thức ăn bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn thường xuyên hơn. Trung bình khoảng 5-6 bữa mỗi ngày.

Ngay khi mới phát hiện tình trạng táo bón, mẹ nên tìm cách “dập tắt” ngay bằng cách xoa bụng kết hợp cải thiện chế độ ăn uống.

Xoa bụng chính là cách tăng cường nhu động ruột, giúp cho quá trình bài tiết chất thải trong ruột dễ dàng. Đây là cách trị táo bón cho mẹ sau sinh đơn giản nhưng hiệu quả nhanh chóng.

Hướng dẫn mẹ 2 cách xoa bụng trị táo bón như sau:

– Cách 1

  • Tay trái chống eo, tay phải từ vùng rốn xoa ly tâm ra chung quanh nhiều vòng.
  • Thực hiện xoa xuống phía dưới trái, qua bụng dưới, bụng phải rồi trở về vùng dạ dày là 1 lần, xoa 36 lần.
  • Đổi tay, tay phải chống eo và thực hiện ngược lại, cũng xoa 36 lần.

– Cách 2

  • Nằm ngửa, tĩnh tâm, duỗi mềm các cơ.
  • Dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ với một lực ép vừa phải, thực hiện 50 vòng.

Khi áp dụng, mẹ lưu ý không nên xoa bụng ngay khi mới ăn xong vì sẽ gây áp lực lên dạ dày, tạo tâm lý mệt mỏi.

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích về chứng táo bón sau sinh. Táo bón có thể là triệu chứng đáng lo ngại nếu đi kèm các dấu hiệu bất thường khác, vậy nên mẹ đừng chủ quan nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Interventions for preventing postpartum constipation
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6492314/

Ngày truy cập: 17/11/2021.

2. Constipation
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4059-constipation

Ngày truy cập: 17/11/2021.

3. Constipation
https://familydoctor.org/condition/constipation/

Ngày truy cập: 17/11/2021.

4. Postpartum Care: An Approach to the Fourth Trimester
https://www.aafp.org/afp/2019/1015/p485.html

Ngày truy cập: 17/11/2021.

5. Constipation
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/constipation

Ngày truy cập: 17/11/2021.

x