Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/01/2023

Chăm sóc vết mổ sau sinh giúp sẹo liền và mờ hiệu quả

Chăm sóc vết mổ sau sinh giúp sẹo liền và mờ hiệu quả
Vết mổ sau sinh có thể dài từ 10-15cm, nằm ngang bụng. Tuy không ảnh hưởng gì lớn đối với sức khỏe nhưng về phương diện thẩm mỹ, không người phụ nữ nào muốn có vết sẹo lớn như vậy. Nếu cũng đang băn khoăn vấn đề này, đừng bỏ lỡ bài sau mẹ nhé!

Chăm sóc vết mổ sau sinh tốt sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng nếu vết mổ sau sinh không tốt, vết mổ có thể để lại sẹo lớn, lồi hẳn lên và màu sắc lại không tương đồng với da. Hiểu được vấn đề này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các chị em cách chăm sóc vết mổ sau sinh không để lại sẹo đơn giản và hiệu quả. Hãy tham khảo nhé!

Cách chăm sóc vết mổ sau sinh không để lại sẹo

1. Chăm sóc vết mổ sau sinh tuần 1

Sau khi sinh mổ, mẹ phải nằm lại bệnh viện từ 5 đến 7 ngày để bác sĩ theo dõi và chăm sóc. Lúc này vết mổ còn mới, chưa khô và rất đau nên bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ dùng các thuốc giảm đau; kháng sinh để tránh hiện tượng nhiễm trùng có thể xảy ra. Những loại thuốc này sẽ không làm ảnh hưởng đến bầu sữa của cục cưng, mẹ có thể yên tâm nhé!

Lúc này, việc vệ sinh vết mổ sẽ do các y tá thực hiện. Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý giữ gìn vệ sinh cho vết mổ. Khi chăm sóc vết mổ sau sinh, mẹ tuyệt đối không tự ý tháo băng hoặc làm ướt băng. Vì điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc biến chứng vết mổ.

Mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, nằm nghiêng 1 bên sẽ tránh bị đau do tử cung co thắt. Khi đã bớt đau, ngồi dậy và bắt đầu tập đi nhẹ nhàng để không bị dính ruột; viêm tắc tĩnh mạch và giúp khí huyết lưu thông.

>> Mẹ có thể quan tâm đến Sau sinh chưa có kinh quan hệ có thai không? Mẹ nên biết điều này!

2. Chăm sóc vết mổ sau sinh từ tuần thứ 2 trở đi

Sang tuần thứ 2 khi vết mổ bắt đầu khô, mẹ đã được về nhà nhưng vẫn phải đảm bảo vệ sinh vết thương hàng ngày bằng dung dịch povidine 10%. Dung dịch này sẽ giúp nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng.

Do vết thương mới bắt đầu khô nên mẹ chỉ nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh; tránh ngâm mình trong bồn tắm làm vết mổ bị ướt. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần băng kín vết mổ. Để thông thoáng sẽ làm vết mổ nhanh khô hơn.

Lưu ý: Khi vết thương có dấu hiệu mưng mủ, sưng tấy đỏ, chảy máu, mẹ nên đi khám kiểm tra sớm vì có thể bị nhiễm trùng.

chăm sóc vết mổ sau sinh không để lại sẹo
Chăm sóc vết mổ sau sinh phải cẩn thận để tránh nhiễm trùng.

Chăm sóc vết mổ sau sinh: Với chế độ dinh dưỡng sau khi sinh

Bên cạnh các bước chăm sóc vết mổ sau sinh, mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nữa. Với chế độ ăn uống hợp lý và an toàn không chỉ giúp mẹ mau chóng phục hồi sức khỏe; có sữa cho bé cưng. Hơn nữa, chế độ dinh dưỡng tốt còn có tác dụng làm mờ vết sẹo mổ sau sinh cực hiệu quả. Dưới đây là những lưu ý về cách Chăm sóc vết mổ sau sinh nhờ chế độ dinh dưỡng, mẹ nên chú ý nhé.

1. Nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng

  • Mẹ cần tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm như cá, thịt… Chất đạm sẽ giúp tạo ra tế bào; mô hạt collagen; fibronectin giúp vết thương nhanh lành hơn.
  • Mẹ cũng nên bổ sung vitamin vitamin A, B, C làm giảm tình trạng viêm nhiễm vết mổ; vitamin K và sắt, canxi, kẽm, giúp tạo máu, làm lành vết mổ.
  • Trong thịt nạc, đặc biệt là thịt lợn, có nhiều protein giúp vết mổ nhanh lành. Hơn nữa, thịt lợn là món ăn lành tính không để lại sẹo như thịt bò, gà.
  • Uống nhiều nước vừa giúp mẹ có nhiều sữa vừa giúp giữ ẩm cho da, nhanh mờ sẹo.

2. Không nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng

  • Tránh những thực phẩm dễ để lại sẹo và làm vết thương lâu lành như xôi nếp, thịt bò, rau muống…
  • Những mẹ có cơ địa mẫn cảm; dễ dị ứng cũng nên tránh ăn hải sản, trứng.
  • Không nên ăn quá nhanh, quá no vì sẽ làm dạ dày phải làm việc nhiều hơn và bụng căng phồng ảnh hưởng đến vết mổ.
  • Mẹ chú ý không sử dụng thực phẩm có tính hàn như: rau đay, cua, ốc… vì chúng có thể ức chế sự ngưng tụ máu, không làm lành vết thương sau mổ.
  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…
  • Không dùng thức ăn nhiều dầu mỡ hay khó tiêu hóa.
  • Tránh những món ăn bị dị ứng (tùy từng người)

Chăm sóc vết mổ sau sinh với mỹ phẩm

vết mổ sau sinh
Thoa mỹ phẩm cũng là cách chăm sóc vết mổ sau sinh.

Ngoài chăm sóc vết mổ sau sinh với chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng đừng quên sử dụng mỹ phẩm để làm mờ sẹo. Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần biết:

  • Vitamin E có tác dụng giúp da đàn hồi. Mẹ hãy bôi trực tiếp vitamin E lên vùng da bị sẹo. Vừa bôi vừa massage nhẹ nhàng từ 5-10 phút, kiên trì thực hiện sẽ mang lại kết quả như mong đợi.
  • Tinh dầu hoa oải hương có công dụng làm mờ sẹo. Mẹ có thể pha loãng tinh dầu với một ít nước, bôi lên phần da bị sẹo và massage nhẹ nhàng.
  • Nước cốt chanh có rất nhiều công dụng trong việc làm đẹp, trong đó có tác dụng làm mờ vết sẹo, nhất là sẹo thâm. Dùng bông thấm nước cốt chanh tươi và xoa lên sẹo, để khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý khi dùng chanh làm mờ sẹo cần tránh nắng tối đa vì chanh tươi làm da trở nên nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời.

Lưu ý chăm sóc vết mổ sau sinh

Ngoài những cách chăm sóc vết mổ sau sinh trên, sau khi xuất viện về nhà các mẹ cần theo dõi những dấu hiệu sau:

  • Phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng đầu tiên báo hiệu bằng triệu chứng sốt.
  • Sản dịch vẫn sẽ chảy ra ngoài âm đạo như khi sinh thường. Trong 3 ngày đầu, sản dịch đỏ tươi, sau đó lượng máu càng ngày càng ngớt đi rồi chuyển sang nâu sậm. Khoảng ngày thứ 10, sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu.
  • Nếu thấy sản dịch không có sau sinh hoặc có mùi hoặc bị sốt… mẹ nên quay lại bệnh viện khám bác sĩ ngay. Có thể bạn đã bị nhiễm trùng hậu sản, sót nhau hoặc băng huyết.
  • Nếu vết mổ sưng, nóng, đỏ, đau hoặc chảy dịch vàng là những dấu hiệu báo hiệu có thể bạn bị nhiễm trùng vết mổ. Bạn nên đi khám ngay để tránh bị nặng hơn.
  • Tránh các hoạt động gắng sức có thể làm căng, rạn thậm chí rách vết mổ.
  • Khi vết thương lành và lên da non hay gây ngứa khó chịu, tuyệt đối không gãi, cào hay chà xát lên vế thương.
  • Chọn những bộ quần áo rộng rãi để tránh dính vào vết mổ.

Trên đây là những cách chăm sóc vết mổ sau sinh, MarryBaby hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ vừa sinh con bằng phương pháp sinh mổ. Chúc các mẹ nhanh chóng hồi phục và em bé luôn khỏe mạnh nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Guidelines for postoperative care in cesarean delivery: Enhanced Recovery After Surgery (ERAS) Society recommendations (part 3)

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30995461/

Truy cập ngày 16/03/2022

2. Caring for the woman after a caesarean birth

https://pathways.nice.org.uk/pathways/caesarean-birth/caring-for-the-woman-after-a-caesarean-birth

Truy cập ngày 16/03/2022

3. Recovering at home after a c-section

https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/recovering-home-after-c-section

Truy cập ngày 16/03/2022

4. Cesarean After Care

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/cesarean-aftercare/

Truy cập ngày 16/03/2022

5. Cesarean After Care

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/cesarean-aftercare/
Truy cập ngày 16/03/2022

x