Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/01/2021

Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì? Những căn bệnh nguy hiểm bạn có thể bị

Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì? Những căn bệnh nguy hiểm bạn có thể bị
Bạn đang gặp phiền toái với vấn để tiểu buốt và thắc mắc đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu, bệnh nguy hiểm hay không và cách điều trị ra sao?
Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì
Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì?

Tiểu buốt là tình trạng có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ gặp phải rắc rối này nhiều hơn do cấu tạo của niệu đạo ngắn, thẳng và gần hậu môn. Ở bài viết này, MarryBaby chia sẻ cùng bạn tất cả những vấn đề liên quan đến tiểu buốt. Nếu bạn đang mắc chứng này, chú ý để biết mình có bị bệnh gì nghiêm trọng không nhé.

Đi tiểu buốt ở phụ nữ và những biểu hiện thường gặp

Tiểu buốt theo cách gọi dân gian là đái buốt. Đây là hiện tượng bị nhói như ong đốt tại niệu đạo khi đi tiểu. Càng đến những dòng nước tiểu cuối cùng thì tình trạng buốt rát càng tăng lên.

Một số chị em đi tiểu buốt kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Nước tiểu có màu đục
  • Nước tiểu có mủ hoặc có máu
  • Thường xuyên cảm thấy buồn tiểu
  • Đau bụng dưới và có thể đau khi quan hệ tình dục
  • Có thể sốt từ 38–40ºC
  • Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì?

    Tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì?

    Tình trạng tiểu buốt ở phụ nữ có thể là do việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, uống bia rượu, ăn nhiều đồ cay nóng, căng thẳng hoặc do mang thai. Đây không phải là do bệnh lý gây ra nên không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiểu buốt kéo dài thì bạn cần đi kiểm tra sớm, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý như:

    1. Đi tiểu buốt ở phụ nữ do viêm bàng quang

    Đi tiểu buốt ở phụ nữ có thể do viêm bàng quang. Chị em có nguy cơ bị viêm bàng quan khi vệ sinh cô bé không sạch sẽ, quan hệ tình dục thiếu lành mạnh hoặc do nội tiết tố thay đổi.

    Bệnh không chỉ làm cho chị em tiểu buốt mà còn tiểu ra máu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm vì có thể lây lan sang các khu vực khác như âm đạo, cổ tử cung.

    Bạn có thể dễ dàng nhận biết mình có bị viêm bàng quang hay không với các dấu hiệu dưới đây:

    • Buồn tiểu liên tục, mới đi xong vẫn có có giảm buồn.
    • Nước tiểu có màu và mùi lạ, có lẫn mủ hoặc máu
    • Đau bụng dưới
    • Người khó chịu, cáu gắt
    • Sốt nhẹ.

    2. Tiểu buốt do viêm đường tiết niệu

    Do cấu tạo đường tiết niệu của chị em phụ nữ gần hậu môn nên vi khuẩn e.coli dễ dàng xâm nhập gây ra viêm đường tiết niệu. Đây là căn bệnh phổ biến ở nữ giới, chiếm 70% và làm cho chị em bị tiểu buốt.

    Khi bị viêm đường tiết niệu, bạn bị tiểu buốt, tiểu rắt kèm các dấu hiệu sau:

    • Cơ thể mệt mỏi, uể oải
    • Ra nhiều khí hư bất thường
    • Ngứa rát, sưng tấy vùng kín
    • Đau bụng dưới và đau mạnh khi quan hệ tình dục
    • Sốt nhẹ.

    3. Tiểu buốt tiểu rắt do sỏi đường tiết niệu

    Các căn bệnh về sỏi đường tiết niệu như sỏi bàng quang, sỏi thận, niệu đạo đều có thể làm cho chị em gặp tình trạng tiểu buốt. Vì các viên sỏi cọ xát gây kích thích niêm mạc đường tiết niệu.

    Dấu hiệu nhận biết tiểu buốt do sỏi đường tiết niệu như sau:

    • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó
    • Nước tiểu có màu đục, có mủ hoặc màu hồng và có lẫn máu
    • Đau ở thận hoặc đau khi gắng sức
    • Nếu thận bị viêm nhiễm có thể gây buồn nôn, sốt
    • Còn nếu viêm ở bàng quang sẽ gây bí tiểu, tiểu rắt, đau ở bàng quang khi ấn vào.

    4. Đi tiểu buốt ở phụ nữ do nhiễm lậu

    Đi tiểu buốt ở phụ nữ do nhiễm lậu

    Tiểu buốt do nhiễm lậu sẽ kèm theo một số dấu hiệu sau để chị em có thể nhận biết:

    • Nước tiểu kèm mủ đặc màu vàng
    • Khí hư có màu vàng hoặc xanh và có mùi hôi khó chịu
    • Đau bụng dưới lâm râm, đau vùng hố chậu hoặc hạ vị
    • Cô bé ngứa rát
    • Buồn nôn, nôn có thể kèm sốt

    5. Viêm âm đạo gây tiểu buốt ở nữ

    Âm đạo viêm nhiễm có thể loét ra và khi các vết loét tiếp xúc với nước tiểu thường gây tình trạng tiểu rát buốt ở nữ giới.

    Viêm âm đạo, ngoài gặp các vấn đề khi đi tiểu, bạn còn xuất hiện thêm các triệu chứng như:

    • Ra nhiều khí hư bất thường và có màu lạ
    • Đau bụng dưới, đau khi quan hệ
    • Ngứa ngày hoặc xuất huyết âm đạo

    6. Viêm nội mạc tử cung

    Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì? Viêm nội mạc tử cung cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tiểu rát buốt cho chị em.

    Triệu chứng của viêm nội mạc tử cung, ngoài dấu hiệu tiểu buốt, bạn có thể bị:

    • Khí hư ra nhiều, đặc biệt là 2 ngày trước khi hành kinh
    • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu
    • Tiểu ra máu
    • Cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu
    • Đau bụng dưới và đau khi “lâm trận”

    Cách điều trị tiểu buốt ở nữ giới

    Dùng bí xanh trị tiểu buốt

    Có rất nhiều cách để điều trị tiểu buốt ở phụ nữ như dùng phương pháp dân gian, Tây y, Đông y. Chị em cần căn cứ vào mức độ của bệnh mà lựa chọn hình thức phù hợp.

    Phương pháp dân gian chữa đi tiểu buốt

    Nếu như bạn không mang thai mà gặp các vấn đề về tiểu buốt kéo dài thì nên tìm đến các phương pháp chữa tiểu buốt. Một trong những cách sau có thể phù hợp nếu bệnh mới chớm như:

    ♦ Dùng bí xanh trị tiểu buốt

    Bí xanh hay còn gọi là bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

    Cách làm như sau:

    • Cách 1: Bổ sung bí xanh luộc vào thực đơn hàng ngày.
    • Cách 2: Lấy 250g bí xanh, gọt bỏ vỏ và ruột, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ. Xay nhuyễn bí xanh cùng 150ml nước đun sôi để nguội. Mỗi ngày bạn nên uống nước này 2 lần vào sáng và tối để trị tiểu buốt.

    ♦ Trị tiểu buốt ở phụ nữ bằng râu ngô

    Nước râu ngô không những mát, thanh nhiệt, giải độc mà còn chữa tiểu buốt một cách hiệu quả.

    Chị em bị tiểu buốt có thể áp dụng bài thuốc chữa bằng râu ngô kết hợp với một số nguyên liệu sau:

    • Chuẩn bị mỗi thứ một ít gồm: râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh, đậu đen và vài ba nhánh sả.
    • Rửa sạch và phơi khô tất cả nguyên liệu trên.
    • Chia tỷ lệ các nguyên liệu bằng nhau và sắc lấy nước uống hàng ngày. Mỗi ngày bạn nên uống nước râu ngô 2-3 lần. Kiên trì sử dụng trong vòng 1-2 tuần sẽ thấy hiệu quả.

    ♦ Dùng bột sắn dây trị tiểu buốt

    Bột sắn dây có vị ngọt mát, bổ kinh phế, tỳ, bàng quang; dùng để giải rượu, thanh nhiệt, thông đường tiết niệu… Dùng bột sắn dây trị tiểu buốt ở phụ nữ như sau:

    Bạn lấy 10g bột sắn dây nguyên chất, sau đó pha nước uống hàng ngày. Uống liên tục trong vòng 10 ngày bạn sẽ thấy chứng tiểu buốt được cải thiện.

    Ngoài 3 phương pháp dân gian trị tiểu buốt ở trên, một số cách khác mà bạn có thể áp dụng như dùng bèo cái, cây mã đề, da vàng mề gà, mật ong và giấm táo.​

    Phòng ngừa đi tiểu buốt ở phụ nữ

    Phòng ngừa đi tiểu buốt ở phụ nữ

    Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, chị em cần chú ý một số vấn đề để không gặp phải tình trạng tiểu buốt khó chịu:

    • Cần có chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên hoa quả và rau xanh; hạn chế thức ăn cay nóng hoặc đồ chiên rán.
    • Xây dựng thói quen uống đủ nước (2-2,5 lít nước) mỗi ngày.
    • Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ khô thoáng, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục.
    • Thay băng vệ sinh thường xuyên khi tới chu kỳ, tuyệt đối không dùng đồ lót ẩm ướt.
    • Tuyệt đối không được nhịn tiểu.
    • Có đời sống tình dục lành mạnh, an toàn.

    Chị em đã biết đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao. Nếu áp dụng những phương pháp dân gian trên không thấy thuyên giảm, bạn cần đi khám để được điều trị đúng cách nhé.

    Hương Hoa

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x