Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nếu như lấy tiêu chuẩn “bách niên giai lão” làm thước đo, khi bước vào tuổi 25 – 30, nghĩa là bạn đã trải qua ¼ cuộc đời. Vậy bạn đã chuẩn bị gì khi không may rơi vào giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi 30 – cuộc khủng hoảng thứ hai trong cuộc đời mỗi người?
Từ lúc bước vào độ tuổi 25, công việc học hành, sách bút đã tạm được gác qua một bên, bạn bắt đầu con đường chinh phục ước mơ hoài bão với tất cả những kiến thức đã thu nạp trong suốt thời tuổi trẻ. Chắc hẳn có không ít người đã trải qua những lúc thăng trầm trong cảm xúc. Sáng mở mắt thấy tâm hồn phơi phới, tâm trạng lên cao chới với, nghĩ rằng mình có thể hái sao trên trời ngay lúc này. Nhưng chiều đến, sau khi trải qua một ngày lăn lộn ngược xuôi xin việc, tiếp xúc với nhiều kiểu người, tâm trạng như chiếc xe lao dốc khi mất thắng, cảm giác chán nản, mệt mỏi ập đến, bao nhiêu hy vọng ban sáng vụt bay như cơn lốc xoáy.
Tâm trạng lên xuống còn chưa chịu dừng lại ở đó. Thỉnh thoảng, vào một ngày đẹp trời phụ nữ tuổi 30 ngồi nhớ lại khoảng thời gian mà mình ấn tượng, đó là khoảng thời gian tuổi thơ tinh nghịch với bao trò quậy phá, trốn ngủ trưa, vượt rào đi chơi, hay tuổi trẻ yêu đương đắm say với bao bồi hồi, sao xuyến, rồi ngồi nuối tiếc những gì đã qua, thầm mong ước làm sao có thể làm thời gian quay lại…
Nếu ai may mắn hay đủ trưởng thành sẽ nhanh chóng vượt qua giai đoạn này với một công việc đúng như ước mơ và một người chồng cùng trí hướng và sở thích. Còn với những người kém lý trí, đây có thể xem là giai đoạn khủng hoảng vô cùng khó khăn và nếu đã vượt qua sẽ không mong gặp lại thêm một lần nào nữa trong đời.
Cho đến khi bước sang tuổi “tam thập”, nhìn xung quanh, bạn bè, có người đã lên chức quản lý, có đứa đã lấy chồng, sinh con trai gái đuề huề, nghĩ lại bản thân vẫn còn mải miết với hành trình tìm kiếm một công việc lý tưởng hay một gia đình viên mãn. Bản thân cảm thấy thua kém đã đành, những lời ra, tiếng vào của người thân càng khiến tâm trạng như không thể cất bước lên được.
Những ngày tháng liên tiếp với cùng một kiểu tâm trạng trồi sụt có thể khiến cho một người dù có vững vàng tâm trí đến mấy cũng khó thể kiểm soát được trạng thái chán nản, bi quan xảy đến với mình. Họ đã nhận ra rằng quả thật cuộc đời không giống như những gì mà họ đã tưởng tượng trước đó!
Nếu điều trên cũng xảy ra với bạn, chúc mừng bạn, bạn đã trải qua giai đoạn đầu và vẫn đứng vững. Bởi nghiên cứu cho thấy khủng hoảng tâm lý tuổi 25 – 30 bao gồm 4 giai đoạn:
Cũng theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Gumtree.com cho thấy 86% trên 1.100 người trẻ tuổi thừa nhận bị áp lực thành công trong các các mối quan hệ tình cảm, công việc, sự nghiệp và tài chính trước tuổi 30. Hai trong số 5 người lo lắng về tài chính, họ lo rằng mình sẽ không kiếm đủ tiền; 32% bị áp lực cưới xin và có con trước tuổi 30; 6% có ý định di cư và 21% có mong muốn thay đổi về sự nghiệp toàn diện.
Thật không dễ dàng chút nào với những ai không may rơi vào khủng hoảng tâm lý tuổi 30. Vậy phải làm gì để cân bằng tâm trạng và vượt qua giai đoạn khó khăn này? Bạn thử áp dụng 5 cách sau nhé!
Không nên nhìn những thành công của bạn bè rồi quay về tự vấn, trách cứ bản thân. Bởi điều này cũng không làm bạn thoát ra khỏi tâm trạng đang đè nặng. Bạn nên nghĩ rằng có thể họ chỉ biết về một lĩnh vực mà họ đang chuyên tâm, còn bạn, bạn có thêm thời gian để khám phá nhiều thứ mà khi ngồi ở giảng đường bạn chưa biết đến. Vượt qua áp lực vội vàng, chậm nhưng chắc chắn rằng bạn đã sở hữu trong mình một vốn hiểu biết khá sâu rộng.
Nếu bạn đang có một cuộc khủng hoảng tuổi 25, đây chính là thời gian hoàn hảo để bạn tìm thấy chính mình. Hãy dành một năm thư thái, hoặc một kỳ nghỉ hè để đi du lịch. Có thể chuyến đi này sẽ thay đổi suy nghĩ và cuộc sống của bạn. Trường hợp không thể đi du lịch, bạn nên dành thời gian đọc một vài cuốn sách, chính những giá trị cốt lõi của cuốn sách sẽ mở ra cho bạn một cơ hội mới cho sự nghiệp của mình đấy.
Có lẽ bạn đã từ chối một vài công việc, chuyển đến sống ở một nơi tồi tệ, hoặc nhận ra rằng công việc mà mình đang theo đuổi có gì đó không ổn, và bây giờ bạn đang cảm nhận rằng mình đã thất bại hoàn toàn? Dừng lại, nhưng đừng đánh bại chính mình! Hãy cho rằng tất cả những điều này giống như 1 lần làm nháp, nháp sai có thể xé bỏ. Điều tuyệt vời bạn có được sau những “lỗi lầm” này là bạn sẽ không bao giờ mắc phải những sai lầm tương tự một lần nào nữa. Hơn hết, bạn đã có thêm hàng tá kinh nghiệm từ những lần làm lại này đấy
Cách hữu hiệu nhất để tìm ra lối sống phù hợp với bạn là trải qua thật nhiều những thử thách mới mẻ. Tìm kiếm chúng thông qua nhóm bạn, công việc hay nơi ở khác và rút ra được những thứ bạn cần. Chỉ có cách trải qua nhiều thử nghiệm mới giúp bạn tìm ra cách sống và công việc hứng thú nhất với bạn.
Đôi khi bạn cảm thấy khó hiểu về cuộc sống mà mình đang hướng tới, nguyên nhân có thể là vì bạn đang cố gắng theo đuổi những mục tiêu không phù hợp với mình. Lúc trước, bạn đã tự nói với mình và tất cả bạn bè rằng bạn muốn trở thành một nhà văn, nhưng bây giờ bạn nhận ra rằng bạn đang thực sự ghét công việc đó? Bạn nên ngồi xuống, bình tĩnh suy xét và đánh giá lại. Một khi đã suy nghĩ thông suốt, bạn có thể sẽ tìm được đúng hướng đi của mình.
Cuộc sống còn rất nhiều điều lý thú đang chờ bạn khám phá, thế nên vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi 30 và tiến tới một tương lai với rất nhiều cơ hội đang chờ bạn phía trước.
Hữu Nhã
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.