Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bên cạnh việc chăm sóc trẻ sơ sinh, sau sinh bao lâu thì có kinh là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề kế hoạch hóa gia đình, khi nào kinh nguyệt trở lại cũng liên quan ít nhiều đến đời sống vợ chồng.
Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu hàng tháng của phụ nữ do lớp niêm mạc bị bong tróc. Máu kinh nguyệt sẽ chảy từ tử cung thông qua các lỗ nhỏ ở cổ tử cung và đi ra ngoài cơ thể bằng đường âm đạo. Kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 3-5 ngày hoặc từ 2-7 ngày tùy vào mỗi người.
Thông thường khi trứng rụng, các nang trứng còn lại sẽ tạo thành thể vàng tiết ra hormone progesterone, oestrogen làm lớp niêm mạc tử cung dày lên và tích tụ nhiều máu. Trường hợp trứng chưa được thụ tinh thì thể vàng sẽ suy giảm, hormone progesterone không được tiết ra khiến cho các niêm mạc bị bong tróc gây chảy máu. Trường hợp trứng được thụ tinh sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung tạo thành nhau thai. Điều này lý giải vì sao khi mang thai lại không có kinh nguyệt.
Sự trở lại của kinh nguyệt sau sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, do đó người có sớm, người có trễ là điều hoàn toàn bình thường. Đối với trường hợp mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ, kỳ kinh sẽ sớm quay trở lại, thông thường là từ 6-8 tuần sau khi sinh.
Nếu nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian dài, kỳ kinh sẽ bị trì hoãn chậm hơn. Điều này được lý giải vì sự hành kinh liên quan đến nội tiết tố của cơ thể. Điển hình là hormone prolactin cần thiết để sản xuất sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 lần so với lúc bình thường.
Sau khi sinh mổ bao lâu thì có kinh trở lại cũng là thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm, liệu nó có khác so với sinh thường hay không? Cho dù là sinh thường hay sinh mổ thì thời gian có kinh trở lại cũng không xác định được một cách chính xác, nó phụ thuộc vào cơ thể của mỗi mẹ.
Trải qua quá trình sinh nở, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi cả về bên trong lẫn bên ngoài. Vì vậy, ngay sau khi có kinh trở lại ở những chu kỳ đầu tiên thì kinh nguyệt thường sẽ không đều đặn như lúc trước khi mang thai. Hay thậm chí các kiểu hành kinh như đau bụng, đau lưng, kinh nguyệt sau sinh ra nhiều hơn, ít hơn cũng sẽ thay đổi. Đây là điều hoàn toàn bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng khi thấy sau khi sinh kinh nguyệt không đều.
Trường hợp kinh nguyệt trở lại sớm sau khi sinh là điều không đáng lo ngại (cần phân biệt với tình trạng ra máu sản dịch sau khi sinh). Nhưng nếu kinh nguyệt trì hoãn quá lâu thường trên 12 tháng thì mẹ nên đi khám bác sĩ sớm, tránh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Đa phần nguyên nhân gây nên hiện tượng này có thể do bị sốt xuất huyết sau khi sinh, vô kinh sau sinh, rối loạn nội tiết tố… Hoặc, mẹ phải chịu áp lực quá lớn trong thời gian nuôi con.
Đa phần nhiều mẹ vẫn quan niệm rằng sau khi sinh nếu vẫn chưa có kinh nguyệt thì quá trình thụ thai sẽ không thành công. Mặc dù kỳ kinh chưa quay lại nhưng sự rụng trứng vẫn tiếp tục diễn ra nên người mẹ có thể mang thai lại bất cứ lúc nào nếu không dùng biện pháp tránh thai nào.
Việc cho con bú sữa mẹ sẽ kìm hãm sự rụng trứng nhưng đây không phải là biện pháp tránh thai an toàn nếu như mẹ chưa muốn có thêm em bé.
Theo nghiên cứu, cho con bú có thể là biện pháp tránh thai khá tốt (vẫn có khoảng 2% tỷ lệ thất bại) nếu mẹ áp dụng đúng các yêu cầu sau:
– Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn
– Bé ít hơn 6 tháng tuổi
– Người mẹ chưa có một chu kỳ kinh nguyệt nào kể từ lúc sinh
– Mỗi cữ bú của bé không quá 4-6 tiếng
– Không được sử dụng núm vú cao su để bảo vệ đầu ti
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.