Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/10/2021

Chăm sóc vùng kín sau sinh đúng cách tránh viêm nhiễm, tổn thương

Chăm sóc vùng kín sau sinh đúng cách tránh viêm nhiễm, tổn thương
Chăm sóc vùng kín sau sinh rất quan trọng vì việc này ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ về lâu dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc đúng và an toàn, nhất là những mẹ lần đầu sinh con. 
chăm sóc vùng kín sau sinh
Chăm sóc vùng kín sau sinh thường và sinh mổ cần khoa học để ngừa viêm nhiễm cho mẹ.

Vùng kín sau sinh thường lẫn sinh mổ đều khá nhạy cảm, cần được chăm sóc đúng cách để luôn được bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Chăm sóc vùng kín sau sinh cũng quan trọng như việc chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn hồi phục sau sinh.

Nhiều mẹ thường thắc mắc sau sinh bao lâu thì vùng kín phục hồi. Thông thường quá trình này sẽ mất khoảng 6-8 tuần.

Cách chăm sóc vùng kín sau sinh thường

Sinh thường khiến âm đạo của phụ nữ ít nhiều chịu tổn thương, nhất là khi mẹ bị rạch tầng sinh môn. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp mẹ chăm sóc vùng kín sau sinh thường đúng cách và khoa học nhất.

1. Vệ sinh vùng kín sau sinh

Vài tuần sau sinh, âm đạo thường ra máu và tiết dịch. Vài ngày đầu sẽ có màu đỏ tươi, dần chuyển sang màu hơi hồng đến nâu, sau đó chuyển sang vàng hoặc kem trước khi biến mất. Trong một số trường hợp có thể ra cục máu đông. Nhưng nếu cục máu đông lớn, mẹ nên đi khám bác sĩ.

Khi chăm sóc vùng kín sau sinh, những ngày đầu, do sản dịch ra nhiều nên mẹ cần dùng loại băng chuyên dụng cho bà đẻ. Lưu ý cần thay bằng nhiều lần trong ngày để tránh gây viêm nhiễm vùng kín. Mẹ có thể tham khảo hướng dẫn vệ sinh “cô bé” sau sinh để nắm rõ các bước cũng như những điều nên, không nên khi vệ sinh vùng kín cho sản phụ.

2. Chườm đá nếu vùng kín bị sưng

Vùng kín sau sinh thường có thể bị sưng tấy. Chườm đá là cách đơn giản, đem lại hiệu quả giảm đau, giảm sưng. Mẹ đừng chườm trực tiếp âm đạo mà nên bọc đá vào một lớp vải sạch và cho vào trong quần lót với thời gian không quá 20 phút/ lần.

3. Giảm đau khu vực xung quanh vùng kín

Khi chăm sóc vùng kín sau sinh, khu vực xung quanh cũng cần được chăm sóc đặc biệt. Lý do là các hoạt động chuyển dạ kèm rạch tầng sinh môn chắc chắn gây đau, sưng khu vực giữa âm đạo và hậu môn. Để giảm bớt sự khó chịu, mẹ có thể:

– Làm mát khu vực này bằng nước đá, tương tự như hướng dẫn ở trên là bọc đá vào khăn sạch và đặt vào trong quần lót tại nơi cần giảm đau, sưng.

– Dùng nước ấm rửa hoặc ngâm mình trong nước ấm để làm sạch đáy chậu.

– Sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết và theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Ngồi trên đệm mềm để giảm áp lực lên mông.

4. Bổ sung chất xơ, uống nhiều nước

Chắc mẹ sẽ ngạc nhiên vì ăn uống thì liên quan gì đến chăm sóc vùng kín sau sinh. Thật ra, chăm sóc vết rạch tầng sinh môn cũng là một phần quan trọng trong chăm sóc vùng kín sau sinh thường. Nếu mẹ bị táo bón, rặn nhiều sẽ gây bục chỉ vết may tầng sinh môn, khiến vết thương lâu hồi phục. Vì vậy, mẹ cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để nhuận trường, không gặp khó khăn khi đi ngoài.

Bổ sung chất xơ, uống nhiều nước

Cách chăm sóc vùng kín sau sinh mổ

Ảnh hưởng sau mổ khiến mẹ đau nhiều nên mẹ thường lười vận động, ít đi lại. Việc này có thể làm sản dịch ứ đọng. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên không chỉ mẹ sinh thường mà cả mẹ sinh mổ nên cố gắng vận động nhẹ nhàng, tránh nằm một chỗ để nhanh hết sản dịch.

Mặt khác, tuy không phải chịu đựng vết thương tầng sinh môn, mẹ sinh con bằng phương pháp mổ vẫn cần chú trọng vệ sinh vùng kín sau sinh mổ để tránh viêm nhiễm.

Cách vệ sinh vùng kín sau sinh mổ tương tự như cách vệ sinh vùng kín sau sinh thường, cụ thể:

– Thay băng thường xuyên, khoảng 3 giờ/ lần.

– Vậy rửa vùng kín bằng gì là tốt nhất? Mẹ nên dùng nước ấm vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau mỗi lần đi tiểu tiện hoặc thay băng. Rửa theo chiều từ trước ra sau, nên rửa âm đạo, sau đó mới đến hậu môn. Tránh việc thụt sâu gây nhiễm khuẩn, tổn thương vùng kín.

Nếu muốn dùng dung dịch vệ sinh cho mẹ sau sinh, nên chọn loại dịu nhẹ, có độ PH phù hợp và tránh lạm dụng.

Những lưu ý chung khi chăm sóc “cô bé” sau sinh

Tập các bài tập tăng cường sàn chậu: Trong quá trình chăm sóc vùng kín sau sinh, mẹ có thể kết hợp tập các bài tập sàn khung chậu (như bài tập Kegels, bài tập Glute bridge…) để đẩy nhanh sản dịch và quá trình hồi phục. Thêm nữa, các bài tập này còn cải thiện khả năng tình dục cho mẹ sau sinh rất hiệu quả.

Cân nhắc dùng dầu bôi trơn âm đạo: Sau sinh, âm đạo “khô hạn” là điều bình thường. Sự thay đổi này liên quan đến nồng độ estrogen trong cơ thể thấp hơn so với khi mang thai. Nếu sản dịch sạch hẳn và vùng kín hồi phục, khoảng 6 tuần sau sinh thường mẹ đã có thể bắt đầu chuyện chăn gối trở lại. Với mẹ sinh mổ, việc quan hệ còn tùy thuộc vào thời gian lành vết thương. Dù trong trường hợp nào thì mẹ cũng nên cân nhắc dùng dầu bôi trơn âm đạo để tránh tình trạng khô rát, đau khi gần gũi chồng. Đây cũng là một trong những lưu ý khi chăm sóc vùng kín sau sinh mẹ cần nhớ.

Xông hơ vùng kín: Nếu sinh thường, mẹ có thể bắt đầu xông hơ “cô bé” bằng lá trầu không sau khi sinh khoảng 3 ngày. Nếu sinh mổ, mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp này khi vết thương đã khô miệng.

Nên thực hiện 2 lần trong tuần và liên tục trong thời gian ở cữ (3 tháng 10 ngày) để “cô bé” thơm tho, nhanh lành và sớm se khít trở lại.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Hướng dẫn cách xông vùng kín sau sinh bằng lá trầu không

Chọn quần lót chất liệu thông thoáng: Mẹ nên chọn những dạng quần có chất liệu cotton thoáng khí, dễ thấm hút để giữ cho vùng kín luôn khô ráo, cũng là cách ngừa viêm nhiễm sau sinh.

Hạn chế ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc chứa chất kích thích: Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh rất quan trọng với mẹ sau sinh. Điều này giúp hệ thống miễn dịch ổn định. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín.

Không lạm dụng thuốc kháng sinh: Những cơn đau sau sinh mổ hoặc sinh thường có thể khiến mẹ phải dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ vì bất kỳ sự lạm dụng nào đều có thể làm thay đổi môi trường axit của âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái: Tinh thần vui vẻ góp phần duy trì sức đề kháng để cơ thể chống lại các vi khuẩn tấn công. Đồng thời, hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp quá trình hồi phục sau sinh của mẹ nhanh hơn.

Duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái sau sinh

Tóm lại, “vùng tam giác” sẽ trải qua ít nhiều sự thay đổi và trở nên nhạy cảm hơn sau sinh. Từ đó làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương nếu chăm sóc vùng kín sau sinh không đúng cách. Mẹ lưu ý những hướng dẫn trên để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Postpartum care: What to expect after a vaginal birth https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/postpartum-care/art-20047233 Ngày truy cập: 22/10/2021.

2. Vagina changes after childbirth https://www.nhs.uk/live-well/sexual-health/vagina-changes-after-childbirth/ Ngày truy cập: 22/10/2021.

3. First days after birth https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/servicesandsupport/first-days-after-birth Ngày truy cập: 22/10/2021.

4. Recovering from Delivery (Postpartum Recovery) https://familydoctor.org/recovering-from-delivery/ Ngày truy cập: 22/10/2021.

5. First days after birth https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/servicesandsupport/first-days-after-birth#physical-recovery-after-birth Ngày truy cập: 22/10/2021.

x