Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thực tế, triệu chứng người nóng ran có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kì thời điểm nào với nhiều nguyên do khác nhau. Nếu bị nặng, bạn có thể phải đối mặt với không chỉ 1-2 cơn mà có thể tăng lên 10-20 cơn một ngày.
Để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến cảm giác nóng ran trong người, bạn cần ghi chú thời gian và những việc bạn làm trước khi cơn khô nóng bắt đầu diễn ra. Ghi lại triệu chứng dưới dạng nhật ký sẽ giúp bạn dễ dàng khám phá ra nguyên nhân thật sự ẩn giấu, giúp bác sĩ và chính bản thân bạn có hướng điều trị thích hợp.
Trong học thuyết của Đông Y thì cảm giác nóng ran trong người chỉ là biểu hiện bên ngoài, còn nguyên nhân sâu xa là do những tổn thương từ gốc bên trong cơ thể gây ra.
Do đó, để hết bốc hỏa theo nguyên lý Đông Y cần phải hiểu được nguyên nhân căn nguyên gây ra triệu chứng, cùng với sự phối hợp của các vị dược liệu sẽ giúp hồi phục ngũ tạng, giảm tổn thương ngũ tạng do những tác nhân gây ra tổn thương đó.
Xem xét 6 nguyên nhân gây nóng ran trong người thường gặp:
Biểu hiện nóng trong người là tác dụng phụ đi kèm của một vài loại thuốc điều trị thông dụng như thuốc giảm đau nhóm Opioid, thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc điều trị loãng xương. Khi bắt đầu bất kì đợt điều trị với thuốc dài kì nào, bạn cũng nên theo dõi tình trạng sức khỏe mình để nắm bắt những bất thường có thể xảy ra.
Một khi đã xác định được nguyên nhân người nóng ran là do thuốc điều trị, bạn cần báo ngay với bác sĩ kê đơn để được hỗ trợ chuyển sang phương án sử dụng thuốc khác không gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Có thể tác dụng phụ này chỉ xảy ra trong thời gian đầu khi sử dụng thuốc và sẽ biến mất sau một thời gian nhưng bạn vẫn cần kiểm tra kĩ lưỡng với bác sĩ.
Khi bạn đang trong thời gian tăng cân, quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng trở nên rối loạn và có khả năng cao hiện tượng này là nguồn cơn của cảm giác nóng ran trong người bạn đang mắc phải. Tập thể dục và ăn kiêng là hai phương pháp hiệu quả để điều trị dứt điểm triệu chứng này.
Nghiên cứu về căn bệnh nóng trong người của Đại học California đã cho thấy những người béo phì sau khi nỗ lực tập thể dục giảm cân với thời gian trung bình 200 phút mỗi tuần đã có thể giảm cường độ những cơn nóng trong người đi một nửa so với người không cố gắng luyện tập.
Hầu hết những người bị triệu chứng nóng cơ thể đều đã ăn hoặc thường xuyên ăn những món cay. Nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ việc bạn dị ứng với một vài loại thực phẩm nào đó mà bạn chưa biết rõ để chủ động phòng tránh.
Những món đồ uống có cồn, cà phê là những tác nhân thường thấy. Vì vậy, nếu nghi ngờ là do thực phẩm, hãy ghi chú phản ứng cơ thể sau vài giờ tiêu hóa những món có khả năng cao gây nóng người.
Nếu vẫn không tìm ra nguyên nhân, bạn sẽ cần sự trợ giúp của chuyên gia dinh dưỡng để tiến hành một chế độ ăn kiêng giúp loại bỏ và xác định thực phẩm gây phản ứng trên cơ thể bạn.
Tim đập nhanh, cử chỉ bồn chồn, đứng ngồi không yên là những dấu hiệu vật lý khi bạn đang trải qua bất ổn về tinh thần như stress, lo lắng hay sợ hãi. Sự căng thẳng đột ngột có thể khiến cơ thể bạn phản ứng bằng cảm giác nóng bừng, vã mồ hôi, ớn lạnh.
Những lúc này hãy hít thở thật sâu và tập thêm những bài tập về thiền định hay yoga để ổn định tinh thần. Khi tinh thần thoải mái, bạn sẽ thấy cơn nóng ran trong cơ thể cũng nhanh chóng biến mất.
Các căn bệnh về tuyến giáp, như cường giáp trạng có thể là nguyên nhân gây nóng trong cơ thể. Ngoài ra, nhiễm trùng hay virus cũng có thể gây nên triệu chứng này. Nếu loại bỏ cả 5 nguyên nhân trên, có khả năng cao bạn đang mắc chứng bệnh nguy hiểm, cần sự kiểm tra sức khỏe toàn diện.
Nhiệt độ cơ thể của bạn về đêm khi ngủ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Tình trạng thức giấc giữa đêm do thân nhiệt tăng khi ngủ, đổ mồ hôi nhiều khá phổ biến ở các nước nhiệt đới, đặc biệt khi thời tiết thay đổi thất thường.
Nếu bạn hay nóng về đêm, phòng ngủ không được thoáng mát, sử dụng nhiều chăn gối, bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng ga trải giường bằng những chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi hiệu quả hơn.
Xem xét những nguyên nhân khiến người nóng ran trên nếu chúng thường đến với bạn. Trường hợp bạn đã loại trừ hầu hết những nguyên nhân này, hãy đi thăm khám để tìm nguyên nhân và sớm có cách khắc phục nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.