Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/10/2020

Nỗi lòng chăm con ốm

Nỗi lòng chăm con ốm
Một trong những “đầu việc” khó khăn khi làm mẹ là chăm sóc sức khỏe cho con. Nhất là khi bé bị ốm, bé đau một nhưng mẹ lại xót đến mười. Những lúc đứa trẻ nằm thiêm thiếp trên giường bệnh cũng là lúc người mẹ tìm mọi cách để con mình khỏe hơn.

Con ốm – Mỗi mẹ một cảnh

Thời tiết thay đổi, con lăn ra ốm; Gặp bạn bị bệnh, con cũng bị lây; Ăn trúng món lạ, bụng con đau nhói. Thời tiết bình thường, bệnh cũng không tha….Thật vậy, trẻ con với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thường dễ mắc phải các bệnh từ nhẹ đến nặng. Những lúc như thế, mỗi mẹ sẽ có những giải pháp chăm con riêng nhưng đều gặp nhau ở một điểm là nỗi lo lắng khôn xiết cho bé con của mình.

Nhớ lại những ngày tháng chăm bé Ti lúc mới sinh cho đến bây giờ vừa tròn 11 tuổi, chị Ngân Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ, “Lúc mới đẻ, Ti rất hay ốm. Khổ nhất là những lúc Ti còn bé quá mà cứ khóc ngằn ngặt và chưa thể bảo cho mẹ biết là con đau ở đâu làm mình cứ nhặng cả lên.”

Hay như chị Thảo Lan (Quận 1, TP.HCM) đang có hai bé 2 và 4 tuổi trải lòng cho biết, “Những lúc con sốt cao hay trớ sữa liên tục là tôi luôn dặn lòng phải bình tĩnh xử lý. Những lần đầu hoảng quá tôi còn gắt gỏng và nóng nảy cả với chồng. Sợ nhất là con sặc sữa và bị ngạt vì tôi có một chị bạn có con bị ngạt sữa không đưa bé đến bệnh viện kịp nên làm tổn thương đến não. Sợ lắm chị ạ!”

Cũng đã nhiều phen vượt qua ải chăm con ốm, chị Lệ Quyên (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) tâm sự: “Những khi con lên cơn sốt cao, tôi ôm con vào lòng và chỉ ước gì cơn sốt có thể truyền hết sang mình. Lúc ấy tôi thật sự chẳng thiết tha gì khác và sẵn sàng đánh đổi mọi thứ chỉ để mong con mau khoẻ lại.”

Và giá trị gia đình

Không chỉ có những phút giây vui vẻ, hạnh phúc bên nhau, những khi chăm con ốm, các mẹ còn cảm nhận tình mẫu tử thật rõ rệt. “Khi con ốm, nhà cửa vắng lặng, không nghe tiếng tíu tít của con như thường lệ, mình vừa xót, vừa thương con. Khi đó, mình chỉ muốn con khỏe lại, mọi thứ khác trên đời này trở nên không còn quan trọng nữa”. Đó là nỗi lòng của chị Hồng Nhiên, một người mẹ chia sẻ.

Và hơn ai hết, người có thể chia sẻ những phút giây khó khăn này chính là người bạn đời – cha của bé, Không ít nam giới còn cho rằng sinh con và nuôi con là nhiệm vụ của phụ nữ. Và khi con ốm, người cha chỉ ghé qua hỏi han một chút rồi lại bắt đầu công việc thường nhật trong khi mẹ sẵn sàng bỏ tất cả công việc để ở nhà chăm con. Người mẹ cần lắm sự sẻ chia, sát cánh của chồng để không chỉ giúp chăm sóc con khỏe hơn mà còn xua tan đi nỗi lo lắng và nuôi dưỡng tình cảm gia đình. Nếu không may, con bị ốm lâu ngày, các mẹ nên thảo luận cùng chồng thay phiên nhau cùng chăm con để mẹ không bị kiệt sức và công việc không bị ảnh hưởng. Bên nhau, cả gia đình sẽ có thể vượt qua được những lúc khó khăn.

Nhưng chỉ có tình yêu thương thôi chưa đủ, trên hết, các gia đình cần trang bị những kiến thức y tế cơ bản để kịp thời sơ cứu, xử lý và ứng phó với những sự cố xảy ra cho sức khỏe của con.

Chăm con: Nỗi lòng con ốm
Con ốm, mẹ thường có cảm giác lo lắng nhiều hơn

Những lời khuyên khi chăm con ốm

Có vô số lý do để trẻ nhỏ nhiễm bệnh. Tuỳ vào bệnh trạng cụ thể mà bác sỹ sẽ có phác đồ chăm sóc và điều trị khác nhau. Tuy nhiên, sau đây là vài điểm đặc biệt lưu ý mà các mẹ nên làm khi có con nhỏ hay ốm vặt.

Cho con uống nhiều nước: Khi trẻ ốm cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Ngoài ra, súp, nước cháo muối, dung dịch Oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Không ép ăn: Khi trẻ bị ốm sẽ hay mè nheo và biếng ăn. Do đó, mẹ nên cho bé ăn những món ưa thích. Mẹ cũng nên nghiền thức ăn thành chất lỏng để bé dễ nuốt. Lúc này những vật dụng phục vụ ăn uống thu hút sự quan tâm và hiếu kỳ của trẻ nên được tận dụng tối đa như ống hút lạ mắt, chén bột hình ngộ nghĩnh,….

Chiều con hơn ngày thường: Cơ thể bé lúc này rất mệt mỏi nên bạn có chiều bé hơn ngày thường một chút cũng không sao. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không chiều con những việc không hợp lý như ăn kem lạnh hay phải nghiêm khắc khi trẻ khỏi bệnh nhằm tránh tạo thói quen vòi vĩnh của trẻ sau này.

Chia nhỏ bữa ăn: với người lớn chúng ta khi bệnh cũng không muốn ăn do vị giác bị ảnh hưởng. Trẻ nhỏ cũng vậy. Do đó, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ cho con mau lành bệnh và lại sức.

Chia nhỏ khẩu phần ăn trong thời gian con ốm cũng là một cách giúp con duy trì đủ dưỡng chất để cơ thể chống lại bệnh tật

Tăng cường đề kháng: Nếu mẹ để ý ủ ấm hay chườm khăn thì đó cũng chỉ là giải pháp bên ngoài. Quan trọng hơn, mẹ nên cho con uống nhiều nước cam, chanh,… hoặc vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng cho bé.

Chuẩn bị đủ các loại thuốc sốt, tiêu chảy, ho,…: Đây không chỉ là điều nên làm trong lúc bé bệnh mà bố mẹ nên thực hiện từ khi bé còn khoẻ mạnh vì nhiều khi bé trở bệnh trong đêm thì bố mẹ sẽ trở tay không kịp.

Trong nhà luôn trang bị nhiệt kế, các loại thuốc sốt, ho,… thông thường để khi con có dấu hiệu ốm là mẹ “xử lý” ngay

Chế độ nghỉ việc chăm con ốm dành cho phụ nữ

Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động có con dưới bảy tuổi ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế được hưởng chế độ khi con ốm đau khi thuộc một trong các trường hợp sau:- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.

  • Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.

Người lao động đủ điều kiện nêu trên, được hưởng chế độ khi con ốm đau gồm:

  • Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.
  • Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia sẽ được hưởng chế độ như trên.

Trong thời gian hưởng chế độ khi con ốm, người lao động được hưởng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Hồ sơ hưởng chế độ nghỉ việc chăm sóc con ốm gồm: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Sổ y bạ của con (bản chính hoặc bản sao)

Tiểu Phương

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x