Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sau khi sinh cơ thể phụ nữ cần cung cấp dinh dưỡng nhanh chóng hồi phục và có nguồn sữa dồi dào nuôi con. Vậy mẹ mới sinh nên ăn gì để vừa tốt cho mẹ mà lợi cho con? Bài viết này MarryBaby sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này để có một sức khỏe tốt để nuôi con.
Trước khi tìm hiểu mẹ sau sinh nên ăn gì, chúng ta cần tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ bỉm trước. So với người trưởng thành, nhu cầu năng lượng mỗi ngày của mẹ bỉm cao hơn 500kcal; tương đương 3 lưng chén cơm.
Về nhu cầu các chất dinh dưỡng thiết yếu, theo Viện dinh dưỡng Việt Nam mẹ bỉm nên đảm bảo bổ sung như sau:
>> Bạn có thể xem thêm: Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh đang cho con bú
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, dinh dưỡng của mẹ bỉm sẽ quyết định chất lượng và nguồn vi chất có trong sữa mẹ. Nếu chế độ ăn của mẹ thiếu vitamin (đặc biệt là B1, A và D…) thì sữa mẹ cũng sẽ thiếu vitamin.
Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu đời nguồn kháng thể của trẻ sơ sinh được cung cấp trực tiếp từ nguồn sữa mẹ. Và những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời sẽ phát triển toàn diện, có sức đề kháng tốt, ít bị nhiễm trùng và khi lớn lên ít mắc bệnh mạn tính.
Sau hành trình “vượt cạn” thành công, chắc chắn mẹ sẽ mất khá nhiều máu. Vậy mẹ mới sinh nên ăn gì để bổ sung máu? Thịt bò sẽ là giải pháp tối ưu nhất để bổ sung lượng máu cho cơ thể.
Thịt bò giúp cải thiện lượng Hemoglobin cho cơ thể rất tốt. Phần nạc của thịt bò thường sẽ giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chứa mỡ.
>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm thịt bò kho nghệ cho bà đẻ – Mẹ lưu ngay để bồi bổ sau sinh
Cá hồi cũng như các loại cá béo khác có chứa nhiều chất béo DHA cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ. Tất cả sữa mẹ đều có chứa DHA nhưng nếu mẹ bổ sung DHA trong các bữa ăn hàng ngày thì lượng chất bổ này còn nhiều hơn nữa.
Không chỉ vậy, theo các nhà nghiên cứu thì DHA trong cá hồi cũng giúp cải thiện tâm trạng và ngăn ngừa trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, FDA khuyên các bà mẹ đang cho con bú nên giới hạn lượng cá hồi ở mức khoảng 340 g/tuần để tránh việc con có thể tiếp xúc nhiều với thủy ngân.
Trong lòng đỏ trứng gà có chứa nhiều vitamin D cần thiết cho sự phát triển của bộ xương trẻ. Hơn thế nữa, trứng gà còn là nguồn cung cấp protein rất lý tưởng.
Mẹ mới sinh nên ăn gì? Phụ nữ sau khi sinh nên ăn từ 1 -2 trái trứng vào mỗi bữa sáng. Nhưng không nên ăn trứng khi chưa chín kỹ hay mới được trần qua. Vì bạn sẽ rất dễ bị những loại vi khuẩn sẵn có trong trứng “tấn công”.
>> Bạn có thể xem thêm: Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không?
Theo kinh nghiệm dân gian, bà đẻ ăn rau ngót sẽ nhanh chóng tống hết chất nhầy, sản dịch ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, rau ngót còn có rất nhiều công dụng đối với mẹ sau sinh như tăng tiết sữa mẹ, trị táo bón, tăng miễn dịch, giảm cân, làm đẹp…
Mẹ mới sinh nên ăn gì? Trong quả sung có nhiều nguyên tố vi lượng và giàu các loại vitamin như calo, kali, phốt pho, vitamin C, B. Những khoáng chất có trong quả sung sẽ giúp kích thích tia sữa mẹ hoạt động hiệu quả hơn; giúp mẹ tránh bị tắc tia sữa.
Nếu bị tắc tia sữa, mẹ có thể dùng nước ấm lâu khô phần ngực bị sưng. Sau đó dùng nhựa trái sung bôi trực tiếp lên phần bị sưng, tức. Hoặc bạn cũng có thể dùng nhựa quả sung kết hợp với lá sung non giã nhỏ rồi đắp trực tiếp lên phần ngực bị căng tức.
Những loại có màu lá xanh sẫm như rau bina, bông cải xanh hay súp lơ rất tốt cho mẹ bỉm sữa. Vì chúng chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt của bé. Bên cạnh đó, nó còn có vitamin C, sắt và các chất chống oxy hoá mà các loại rau củ khác ít có hoặc không có được.
>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn rau cải được không và những lưu ý cần biết
Mẹ mới sinh nên ăn gì? Các loại thực phẩm được chế biến từ sữa là sữa chua, sữa tươi và bơ. Đây là những loại thực phẩm không chỉ giàu protein mà còn có chứa một lượng lớn vitamin B, D và canxi.
Nếu như nguồn sữa mẹ được bổ sung thêm hàm lượng canxi sẽ giúp cho khung xương và hàm răng của bé luôn chắc khoẻ. Mỗi ngày bạn nên ăn 3 phần thực phẩm chế biến từ các loại bơ sữa ít chất béo hay đã gạn kem.
>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi sinh bao lâu thì được uống sữa tươi?
Trái cây có nhiều chất chống ôxy hóa, các vitamin và khoáng chất. Mẹ bỉm nên ăn nhiều trái cây để tránh suy nhược cơ thể, bồi bổ khí khuyết, tăng cường sức đề kháng, tái tạo năng lượng nuôi con.
Mẹ mới sinh nên ăn gì? Các loại bánh mì và ngũ cốc sẽ giúp bạn tăng cường thêm chất sắt và dinh dưỡng cần thiết cho em bé. Bên cạnh đó, mẹ sau sinh uống ngũ cốc nguyên hạt còn giúp bổ sung chất xơ, tốt cho sức khỏe tim mạch và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Gạo lứt vốn nổi tiếng là thực phẩm tốt cho da, tim mạch, giúp giảm cân và rất lợi sữa. Trong gạo lứt có chứa nhiều vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6. Mẹ bỉm uống nước gạo lứt rang hoặc ăn gạo lứt có tác dụng thanh lọc cũng như bổ sung năng lượng cho cơ thể mẹ sau sinh.
Mẹ sau sinh nên ăn gì? Cây họ đậu là một trong những thực phẩm rất giàu chất sắt, protein thực vật và vitamin. Đây là thực phẩm tuyệt vời không thể thiếu trong khẩu phần ăn của các mẹ bỉm đang cho con bú.
Sau sinh có được ăn bánh mì không? Bánh mì là thực phẩm rất giàu axit folic cần thiết cho sự phát triển của bé trong giai đoạn đầu của thai kỳ và trẻ sơ sinh. Bánh mì nguyên chất không chỉ tăng cường acit folic mà còn giàu chất xơ và sắt lành mạnh.
Mẹ mới sinh nên ăn gì? Cam không những giúp mẹ sau sinh tăng cường năng lượng mà nó còn cung cấp lượng vitamin C phong phú đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé.
Phụ nữ sau sinh nên ăn gì? Câu trả lời chắc chắn sẽ không thể thiếu “người bạn” đu đủ. Với nhiều chất khoáng và các vitamin, đu đủ sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn.
Khi kết hợp đu đủ cùng chân giò giàu dinh dưỡng và chứa nhiều collagen không chỉ bổ sung thêm dinh dưỡng mà còn giúp tăng tiết sữa cho mẹ, chữa suy nhược cơ thể, giảm căng thẳng đầu óc và là một thực đơn tăng cân cho mẹ sau khi sinh.
Với các mẹ bầu gặp tình trạng ăn không ngon sau sinh, dùng món cháo chim bồ câu chắc chắn sẽ đem lại cảm giác ngon miệng đặc biệt. Về chất lượng thì thịt chim bồ câu là món ăn rất cần thiết cho những ai băn khoăn về thực đơn bổ dưỡng cho mẹ bầu hay mẹ sau sinh.
Thịt chim bồ câu cho bà đẻ nấu cùng với gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, hạt sen là cách kết hợp hiệu quả để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất cho cơ thể mẹ bầu cũng như mẹ sau sinh.
Ngoài chân giò hầm đu đủ, thịt heo nạc kho nghệ sẽ là một lựa chọn hợp lí nếu bạn muốn thay đổi thực đơn bữa ăn hàng ngày của mình. Lượng đạm có trong thịt heo nạc sẽ cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh rất tốt.
Còn nghệ lại chứa curcumin giúp hồi phục vết thương nhanh chóng. Sự kết hợp hoàn hảo của hai nguyên liệu này sẽ tạo ra một món ăn không chỉ giúp bạn cải thiện được hệ tiêu hóa, cân bằng dinh dưỡng mà còn làm đẹp ngay từ bên trong.
>> Bạn có thể xem thêm: Cách uống tinh bột nghệ sau sinh để sản phụ lấy lại ‘thanh xuân rực rỡ’
Mẹ mới sinh không nên ăn gì? Chocolate chứa caffeine sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Nếu bé có dấu hiệu mất ngủ và quấy khóc khi mẹ ăn chocolate thì hãy tạm ngưng món này một thời gian nhé.
Ngoài chocolate mẹ mới sinh không nên ăn gì? Đó là cà phê, một thức uống cũng chứa nhiều caffeine. Thức uống này sẽ khiến bé khó ngủ, mệt mỏi và dễ quấy khóc. Mẹ lưu ý tránh dùng cà phê trong giai đoạn cho con bú nhé.
Mẹ mới sinh không nên ăn gì? Những đồ uống có cồn ncó thể ảnh hưởng tới quá trình cho con bú. Việc mẹ tiêu thụ đồ uống có thể làm giảm đáng kể lượng sữa và khiến bé thiếu tỉnh táo, mệt mỏi và tăng cân bất thường.
>> Bạn có thể xem thêm: Cho con bú có nên uống trà xanh? Có làm giảm lượng sữa và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?
Tỏi là gia vị ưa thích của nhiều người nhưng lại mùi vị hăng nồng. Nếu bạn ăn nhiều tỏi, mùi vị của sữa mẹ có thể cũng bị ảnh hưởng nên trẻ sẽ lười bú hơn. Vì thế, mẹ bỉm nên tránh hoặc hạn chế ăn tỏi trong giai đoạn cho con bú nhé.
Sau khi sinh không nên ăn gì? Việc tiêu thụ đồ ăn quá cay không hề tốt cho sức khỏe. Vì thực phẩm cay không những có thể kích ứng hệ tiêu hóa mà còn gây tác động xấu đến ruột và chất lượng máu của bé.
Đậu phộng là thực phẩm rất dễ gây dị ứng và thường rất nghiêm trọng như nổi mề đay, khó thở, tiêu chảy… Vậy nên phụ nữ sau sinh không nên ăn gì? Bạn hãy tránh những món có đậu phộng để phòng trường hợp bé bị dị ứng nhé.
Sau sinh không ăn gì? Bạn nên tránh xa những món ăn nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến cơ thể tích mỡ xấu. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới vóc dáng mà còn tác động không tốt lên chất lượng sữa. Vì thế, bạn hãy cố gắng ăn món luộc hay hấp và tránh những món chiên xào nhé.
Ngoài vấn đề mẹ sau sinh nên ăn gì, thì bạn cũng cần lưu ý thêm một điều khi xây dựng thực đơn sau sinh:
Hy vọng với những thông tin MarryBaby chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc phụ nữ sau sinh nên ăn gì; cũng như biết cách duy trì chế độ dinh dưỡng sau sinh hợp lý nhất.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Chế độ dinh dưỡng bà mẹ đang nuôi con bú
http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc/che-do-dinh-duong-ba-me-dang-nuoi-con-bu.html
Truy cập ngày 19/10/2022
2. Breastfeeding nutrition: Tips for moms
Truy cập ngày 19/10/2022
3. What’s In Breast Milk?
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/first-year-of-life/whats-in-breastmilk/
Truy cập ngày 19/10/2022
4. Advice on eating healthy food during pregnancy and after birth
Truy cập ngày 19/10/2022
5. Eating Right Before and After Pregnancy
https://www.ars.usda.gov/oc/utm/eating-right-before-and-after-pregnancy/
Truy cập ngày 19/10/2022