Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dù sinh mổ hay sinh thường thì chườm muối là phương pháp dân gian hiệu quả mà nhiều mẹ áp dụng ngay trong tháng cữ để sớm lấy lại vòng eo thon gọn. Với mẹ sinh thường thì dễ dàng nhưng sau sinh mổ bao lâu thì chườm muối lại là vấn đề quan trọng.
Có những quan niệm cho rằng sinh mổ không nên chườm muối vì sẽ ảnh hưởng đến vết thương gây nhiễm trùng và xót dạ. Theo các chuyên gia làm đẹp, quan niệm này không thực sự chính xác. Muối có tác dụng rất tốt với phụ nữ sau sinh, chườm muối giúp tử cung nhanh chóng co hồi và giảm đau hiệu quả, thúc đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Sau sinh mổ hoàn toàn có thể chườm muối.
Khi mang thai, bụng to đồng nghĩa với việc phần da bụng bị căng ra nhanh chóng. Tùy theo cơ địa, mà có mẹ phục hồi nhanh hay chậm, bị rạn da nhiều hay ít. Giảm mỡ bụng có thể giúp các vết rạn nhạt dần và giống màu da hơn. Đó là lý do nhiều mẹ nôn nóng muốn giảm cân sau sinh.
Theo các bác sĩ sản khoa, mẹ sinh thường muốn tập luyện và chườm muối để “đánh tan mỡ bụng” bất cứ khi nào trong ngày. Số lần chườm trong ngày trung bình từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 30-45 phút. Riêng với mẹ sinh mổ, phải đợi khi vết thương lành, từ 2-3 tuần mới nên chườm muối. Khi chườm, cũng cần tránh trực tiếp đắp lên vết mổ và chà xát quá nhiều quanh khu vực này.
Dù chườm muối rang nóng, massage bụng, nịt bụng thảo dược đều có tác dụng giảm mỡ bụng sau sinh. Nếu kết hợp cả ba phương pháp này sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Để chườm muối hiệu quả, cần chọn loại muối sạch, có nguồn gốc rõ ràng để tránh gây dị ứng. Khi chườm cần tránh vết thương vì muối có thể gây đau rát. Những trường hợp mổ bắt con, nếu không cẩn trọng có thể gây nhiễm trùng vết mổ. Cách tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các biện pháp giảm cân.
Mẹ cũng không nên chườm muối quá nóng vì có thể gây bỏng ga. Nên lót hoặc quấn quanh bụng một lớp khăn bông dày.
Cùng với việc chườm muối thì mẹ nên kết hợp với các bài tập thể dục nhẹ nhàng:
Mẹ có thể mua túi chườm có sẵn hoặc tự làm tại nhà. Cách làm các loại muối này khá đơn giản và đa dạng:
Hơi nóng của muối sẽ giúp vòng bụng thêm săn chắc, gọn gàng, phù hợp với phụ nữ sau sinh hay bị lạnh bụng. Lưu ý tránh chườm trực tiếp vào vết thương.
Gừng có tác dụng cầm máu, làm nóng cơ thể nên khi đắp gừng trên da cùng muối hột giúp mạch tử cung co hồi nhanh, ra huyết ít, mạch máu vùng bụng cũng co lại, làm phần bụng rỗng sau khi sinh nhỏ dần.
Ngoài cách chườm túi muối, mẹ nên kết hợp massage với muối để loại bỏ tế bào chết trên da, giúp giải độc, loại bỏ lượng nước dư thừa để bụng thon gọn và phẳng mịn hơn. Như vậy, thắc mắc sau sinh mổ bao lâu thì chườm muối đã có câu trả lời. Đó là từ 2-3 tuần mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.