Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Giang Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/12/2023

Kiêng cữ sau sinh mổ như thế nào để giúp sản phụ mau phục hồi?

Kiêng cữ sau sinh mổ như thế nào để giúp sản phụ mau phục hồi?
Những ngày đầu sau sinh mổ, mẹ có thể gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, hồi phục nhanh và có nhiều sữa cho con, mẹ cần lưu ý một số điểm nhất định. Hãy cùng MarryBaby xem qua những chia sẻ dưới đây cho mẹ sinh mổ nhé!

Kiêng cữ sau sinh mổ như thế nào?

Hiện nay, các bác sĩ sản khoa hay khuyên mẹ sinh mổ nên nghỉ ngơi tầm 42 ngày (khoảng 6 tuần). Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng của từng người, nếu mẹ gặp phải một số vấn đề sức khỏe trong hoặc sau sinh mổ, mẹ sẽ cần thời gian hồi phục lâu hơn [1]. Bên cạnh đó, thời gian hồi phục của mẹ sinh mổ cũng sẽ lâu hơn so với khi sinh thường [2]. Trong lúc đó, mẹ bầu sẽ cần chú ý những vấn đề sau:

Những điều mẹ sinh mổ cần lưu ý để giữ gìn cho bản thân

Theo lời khuyên của bác sĩ, sản phụ nên nghỉ ngơi khoảng 6 giờ đồng hồ sau sinh mổ. Sau đó, hãy bắt đầu ăn thức ăn loãng như cháo hoặc súp. Sau khi xì hơi, mẹ có thể ăn uống như bình thường [3]. Ngoài ra, sau khi sinh, sản phụ cũng nên cố gắng vận động đi lại nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp các mẹ tránh nguy cơ đông máu và giúp máu được lưu thông [4].

Sau khi xuất viện về nhà, các mẹ cần lưu ý điều chỉnh các thói quen trong sinh hoạt hằng ngày để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

  • Tránh quan hệ sớm: Theo khuyến cáo của các chuyên gia, sản phụ sinh thường và sinh mổ nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất 6 tuần sau khi sinh. Quan hệ sớm không những khiến vết mổ lâu lành mà còn có thể gây nhiễm trùng âm đạo, dễ bị đau ở tử cung và vết mổ dẫn đến việc khó đạt khoái cảm [5].
  • Hạn chế làm việc nặng: Phụ nữ sau sinh cần kiêng những công việc nặng nhọc về thể chất và gây áp lực về tinh thần. Đặc biệt, nên lưu ý tránh những việc ngoài trời; tiếp xúc nhiều với hóa chất, nước lạnh, khói bụi, nắng, gió [6], [7].
  • Tránh vận động mạnh, nâng vật nặng: Sau sinh mổ, mẹ nên hạn chế vận động mạnh, leo cầu thang thường xuyên và tránh nâng những vật nặng hơn bé [8].

Lưu ý về dinh dưỡng để giúp mẹ có nhiều sữa cho bé bú

Mẹ sinh mổ sẽ có thể gặp nhiều khó khăn trong việc cho bé bú do một số nguyên nhân như sinh mổ làm chậm thời gian tạo sữa, ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc tê hoặc thuốc mê khi sinh… [9]. Vì vậy, sau sinh mổ, mẹ sẽ cần cho con bú càng sớm càng tốt, bú thường xuyên để kích thích cơ thể bài tiết sữa [10]. Đồng thời, mẹ cũng nên lưu ý chế độ dinh dưỡng, cố gắng ăn đa dạng các nhóm thực phẩm và uống nhiều nước [3].

Ngoài ra, mẹ cũng cần hạn chế một số món có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa như [11]:

  • Các loại rau gia vị gây mất sữa như lá lốt, rau mùi tây, mùi ta, bạc hà, rau răm, tỏi, ớt…
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ rán, chiên xào…
  • Các thực phẩm như mướp đắng, bắp cải, cá, cua, ốc…
  • Các loại thực phẩm như dưa muối, cà muối, măng
  • Các loại thức uống có chứa cồn và cafein như rượu, bia…bởi những thức uống này có thể gây ức chế quá trình sản sinh sữa mẹ

Chăm sóc bé sau sinh mổ: Mẹ cần lưu ý gì?

Một trong những thiệt thòi của trẻ sinh mổ là không được ra đời thông qua đường âm đạo (ống sinh) của mẹ. Đây tưởng chừng là một việc vô cùng bình thường, thế nhưng lại có thể khiến trẻ gánh chịu một số nguy cơ nếu không được chăm sóc tốt:

  • Đối với hệ miễn dịch: Việc trẻ sinh mổ có nguy cơ có hệ tiêu hoá kém sẽ kéo theo khả năng miễn dịch niêm mạc ruột cũng kém hơn, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến miễn dịch như dị ứng, chàm da, đái tháo đường… không chỉ trong giai đoạn đầu đời mà còn cả khi đã trưởng thành [18]. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, bé sinh mổ sẽ có nguy cơ miễn dịch kém hơn 1,5 lần so với bé sinh thường [19].
  • Đối với hệ hô hấp: Do không phải chịu áp lực khi chui qua ống sinh của mẹ, nước ối và dịch nhầy trong phổi có khả năng không được ép sạch ra bên ngoài. Điều này có thể khiến trẻ sinh mổ hay gặp tình trạng khó thở, thở khò khè hoặc có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp như hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp dưới… khi lớn lên [12], [13]. Không những vậy, nghiên cứu cũng cho thấy bé sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1.3 lần so với bé sinh thường [29].

  • Đối với hệ tiêu hoá: Thành âm đạo của mẹ chứa một hệ vi sinh vật vô cùng phong phú, chúng sẽ được truyền thụ động và cư ngụ lại trong đường ruột trẻ trong quá trình sinh thường. Những trẻ sinh mổ ngược lại hầu như không có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với những lợi khuẩn tại đây khiến cho giai đoạn đầu hệ tiêu hoá của bé kém phát triển, dễ bị tình trạng đầy bụng, táo bón, tiêu chảy hơn so với các trẻ khác [14], [15], [16]. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy bé sinh mổ có thể có hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường [17].

Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh mổ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp bé mau chóng phục hồi hàng rào đề kháng. Trong đó, việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ là biện pháp tốt nhất giúp bé cải thiện hệ tiêu hoá và tăng cường miễn dịch [20].

Trong sữa mẹ chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng, kích thích sự phát triển cũng như các thành phần hỗ trợ hệ miễn dịch giúp bảo vệ bé khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây hại. Thế nhưng, nếu mẹ ở trong tình trạng bất khả kháng không thể cho bú, bạn có thể lựa chọn công thức sữa phù hợp để bổ sung dinh dưỡng cho bé [20].

Hãy hỏi ý kiến chuyên gia để có thể lựa chọn được công thức sữa phù hợp nhất với nhu cầu dinh dưỡng của con. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý lựa chọn những công thức sữa có các dưỡng chất giúp bé sinh mổ tăng cường miễn dịch như:

  • HMO (Human Milk Oligosaccharides): Đây là một trong những dưỡng chất quan trọng, có hàm lượng cao thứ 3 trong sữa mẹ [21]. Có khoảng 15 cấu trúc HMO đã được các nhà khoa học tổng hợp thành công, trong đó có 5 loại HMOs nổi bật nhất là 2′-FL, 3-FL, 6′-SL, LNT, 3′-SL [22]. Theo nhiều nghiên cứu, HMO không chỉ giúp hạn chế khả năng bám dính của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh mà còn tạo điều kiện để thúc đẩy lợi khuẩn đường ruột làm việc tốt hơn [23]. Đặc biệt, 2’-FL HMO còn được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66%, ngăn ngừa mầm bệnh [24], [25].
  • Nucleotides: Đây là một trong những chất tham gia nhiều vào chức năng trao đổi chất và các hoạt động sống quan trọng trong cơ thể trẻ. Đặc biệt, nucleotides còn giúp hỗ trợ tăng khả năng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine HIB [26] (một loại vaccine có thể giúp bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc các bệnh viêm màng não, viêm phổi và một số loại bệnh viêm nhiễm nguy hiểm khác do vi khuẩn HIB gây ra [27]).
  • Lợi khuẩn BB12 – Một chủng lợi khuẩn thuộc giống Bifidobacterium. Loại vi khuẩn này được chứng minh giúp cải thiện chức năng ruột, giảm tiêu chảy cũng như tăng sức đề kháng của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp [28].

Nhìn chung việc kiêng cữ sau sinh mổ đúng cách không chỉ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục vóc dáng và sức khỏe mà còn giúp ích cho đến quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc bé cưng. Các mẹ cũng nên tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia để biết đâu là các phương pháp kiêng cữ và chăm sóc con khoa học mà mình nên áp dụng nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

* Dựa trên cơ sở dữ liệu GNPD của Mintel, thực hiện tháng 3/2023

1. How to recover from a c-section at home https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/recovering-home-after-c-section# Ngày truy cập: 05/07/2023

2. Caesarean section https://www.mountsinai.org/health-library/discharge-instructions/going-home-after-a-c-section Ngày truy cập: 05/07/2023

3. Một số câu sản phụ thường hỏi trong thời kỳ hậu sản https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/mot-so-cau-san-phu-thuong-hoi-trong-thoi-ky-hau-san/ Ngày truy cập: 05/07/2023

4. What happens after a c-section? https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/what-happens-after-c-section Ngày truy cập: 16/03/2022

5. What You Should Know About Postpartum Sex https://health.clevelandclinic.org/sex-after-birth/ Ngày truy cập: 05/07/2023

6. Recovering From Delivery https://kidshealth.org/en/parents/recovering-delivery.html Ngày truy cập: 05/07/2023

7. Climate Change and the Health of Pregnant, Breastfeeding, and Postpartum Women https://www.epa.gov/climateimpacts/climate-change-and-health-pregnant-breastfeeding-and-postpartum-women Ngày truy cập: 05/07/2023

8. Cesarean After Care https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/cesarean-aftercare/ Ngày truy cập: 05/07/2023

9. Breastfeeding after a Cesarean birth https://www.nct.org.uk/baby-toddler/feeding/early-days/breastfeeding-after-caesarean-birth Ngày truy cập: 26/4/2022

10. Hướng dẫn cách lấy lại sữa khi mẹ bị mất sữa https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/huong-dan-cach-lay-lai-sua-khi-me-bi-mat-sua-730 Ngày truy cập: 26/4/2022

11. Một số thực phẩm có thể làm mất sữa mẹ https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/mot-so-thuc-pham-co-the-lam-mat-sua-me-2517 Ngày truy cập: 26/4/2022

12. What to Know About Babies Born by C-section – And What You Can Do https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/what-to-know-about-babies-born-by-c-section-and-what-you-can-do Ngày truy cập: 02/07/2023

13. Delivery by Cesarean Section and Early Childhood Respiratory Symptoms and Disorders https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3254156/ Ngày truy cập: 02/07/2023

14. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Ngày truy cập: 05/07/2023

15. Functional Constipation and the Gut Microbiome in Children: Preclinical and Clinical Evidence https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7856458/ Ngày truy cập: 02/07/2023

16. Role of the Gut Microbiota of Children in Diarrhea Due to the Protozoan Parasite Entamoeba histolytica https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4837909/ Ngày truy cập: 02/07/2023

17. Korpela K et al (2018)

18. Intestinal barrier and gut microbiota: Shaping our immune responses throughout life https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5788425/ Ngày truy cập: 02/07/2023

19. Sevelsted et al. (2015)

20. Breastfeeding vs. Formula Feeding https://kidshealth.org/en/parents/breast-bottle-feeding.html Ngày truy cập: 02/07/2023

21. Human Milk Composition: Nutrients and Bioactive Factors https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3586783/ Ngày truy cập: 02/07/2023

22. Scientific rationale and benefits of nucleotide supplementation of infant formula https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12410863/ Truy cập ngày 03/07/2023

23. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/ Ngày truy cấp: 03/07/2023

24. Reverri et al (2018)

25. Rousseaux et al (2021)

26. Pickering et al (1998)

27. Haemophilus influenzae Disease (Including Hib) https://kidshealth.org/en/parents/hib-vaccine.html Ngày truy cập: 03/07/2023

28. The Science behind the Probiotic Strain Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12® https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5029483/ Ngày truy cập: 05/07/2023

29. Pediatrics Consequences of Caesarean Section-A Systematic Review and Meta-Analysis https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33142727/  Truy cập ngày 5/7/2023

x