Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/03/2021

Tác dụng của mè đen tuyệt vời thế nào đối với mẹ bầu và sản phụ?

Tác dụng của mè đen tuyệt vời thế nào đối với mẹ bầu và sản phụ?
Vừng đen (hay còn gọi là mè đen) được xem là loại thực phẩm rất tốt cho bà bầu và cả mẹ sau sinh. Nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú, tác dụng của mè đen không chỉ giúp sinh dễ, lợi sữa mà còn làm đẹp, bồi bổ sức khỏe...

Bà bầu uống mè đen được không? Bầu ăn mè đen được không? Ăn mè đen có tác dụng gì cho bà bầu? Nếu đang thắc mắc việc này, MarryBaby sẽ giải đáp ngay sau đây!

Mè đen là nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa nhiều chất như đồng, sắt, canxi, magiê, sắt, phốt pho, kẽm và chất xơ. Trong loại hạt này có hai hợp chất sesamin và sesamolin có lợi cho sức khỏe. Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu tháng cuối thai kỳ, mẹ đang cho con bú đều có thể ăn vừng đen.

Mè đen có những thành phần dinh dưỡng nào?

Bà bầu ăn mè đen được không?
Bà bầu ăn mè đen được không? Ảnh: Malgorzata Haggu/Pixabay

Hạt mè đen rất giàu chất dinh dưỡng. Chỉ 2 thìa súp (14g) hạt mè đen chứa:

  • Lượng calo: 100
  • Chất đạm: 3g
  • Chất béo: 9g
  • Carb: 4g
  • Chất xơ: 2g
  • Canxi: 18% DV
  • Magiê: 16% DV
  • Phốt pho: 11% DV
  • Đồng: 83% DV
  • Mangan: 22% DV
  • Sắt: 15% DV
  • Kẽm: 9% DV
  • Chất béo bão hòa: 1g
  • Chất béo không bão hòa đơn: 3g
  • Chất béo không bão hòa đa: 4g

*DV: Giá trị dinh dưỡng hàng ngày

Trong hạt vừng (mè) đen có chứa nhiều dưỡng chất như protein (chất đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất đường bột), calo nhiệt lượng, canxi, phốt pho, sắt và các vitamin như B1, B2, niacin.

Ngoài ra còn có axit folic, saccharose, pentose, hắc sắc tố… Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm. Trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.

tác dụng của mè đen 1
Loại hạt quen thuộc này chứa nhiều lợi ích hơn chúng ta tưởng

Niacin (axit nicotinic, còi gọi là vitamin B3) trong thực phẩm này có tác dụng xúc tiến quá trình trao đổi chất trong tế bào, duy trì tính đàn hồi của huyết quản. Chúng tǎng cường chức nǎng vi tuần hoàn của máu, phòng trị bệnh sạm da, da khô và viêm khoang miệng.

Các axit béo chưa bão hòa trong dầu vừng như axit linoleic, axit palmitic và lecithin có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ được cơ thể hấp thụ và sử dụng. Đặc biệt chúng còn có tác dụng điều tiết lượng cholesterol trong máu.

Thực phẩm này giúp cơ thể tiêu trừ những chất trầm tích trên thành động mạch và duy trì tính đàn hồi của huyết quản.

Ăn mè đen có tác dụng gì cho bà bầu và sản phụ?

Không chỉ có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người già, trẻ nhỏ ăn dặm, loại hạt quen thuộc này còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và sau khi sinh.

1. Mè đen cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Trong hạt vừng đen có nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Khi dùng, mẹ sẽ tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa. Thực phẩm này thường được dùng để chữa chứng táo bón, tiêu chảy, khó tiêu.

2. Tăng cường sức khỏe hệ xương

Trong vừng đen cũng giàu canxi nên rất tốt cho xương. Cứ 100g hạt vừng đen thì có đến 800mg canxi.

3. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Hệ tim mạch của bà bầu cũng được củng cố khi dùng vừng đen. Trong loại hạt này chứa chất oxy hóa giúp ngăn được các bệnh liên quan đến tim như xơ vữa động mạch, đột quỵ, cao huyết áp, giảm cholesterol…

4. Tăng cường sức khỏe làn da và mái tóc

Tăng cường sức khỏe làn da và mái tóc

Mè đen cũng ngăn ngừa hiệu quả các nếp nhăn và cải thiện tác hại của tia UV lên làn da của bà bầu. Dùng thực phẩm này sẽ giúp thai phụ có làn da khỏe mạnh.

Dầu hạt mè thường có trong các sản phẩm dành cho tóc và da, chẳng hạn như xà phòng, dầu gội đầu và kem dưỡng ẩm. Do đó, bạn có thể thắc mắc rằng liệu ăn hạt mè đen có tốt cho sức khỏe của tóc và da hay không.

Loại hạt này có chứa nhiều chất dinh dưỡng khuyến khích tóc và da khỏe mạnh như:

  • Sắt
  • Kẽm
  • Axit béo
  • Chất chống oxy hóa

Các nghiên cứu khác đã khảo sát việc bôi dầu mè tại chỗ.

Ví dụ, một nghiên cứu năm 2011 cho thấy dầu mè có thể ngăn chặn tới 30% tia cực tím (UV) có hại. Tia UV không chỉ gây cháy nắng mà còn có thể dẫn đến nếp nhăn, lão hóa da sớm và thậm chí là ung thư.

Một nghiên cứu khác gần đây hơn ở 40 người đang điều trị tại phòng cấp cứu vì chấn thương tứ chi cho thấy rằng xoa bóp các chi bị thương với dầu hạt mè làm giảm đau đáng kể.

Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu này đều không sử dụng dầu làm từ hạt mè đen.

5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được ngăn chặn bởi vừng đen vì chúng điều tiết insulin trong cơ thể. Nên dùng nó thường xuyên là cách để bà bầu phòng ngừa tiểu đường thai kỳ nhé.

6. Ăn mè đen có tác dụng gì cho bà bầu? Dễ đẻ

Một trong những tác dụng của vừng đen đối với bà bầu được nhiều người biết đến nhất là dễ đẻ. Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, nếu mẹ dùng chè mè đen 3 lần/tuần sẽ giúp cho việc sinh con dễ dàng hơn.

7. Tác dụng của mè đen với bà bầu: Lợi sữa

Việc ăn vừng đen vào giai đoạn này cũng giúp cho mẹ sau sinh nhiều sữa. Chất lượng sữa cũng rất tốt vì được bổ sung các dưỡng chất trong thực phẩm này

tác dụng của mè đen 2
Vừng đen có nhiều lợi ích lớn cho sức khỏe mẹ bầu và sản phụ sau sinh

8. Giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa hoặc làm chậm các loại tổn thương tế bào khác nhau trong cơ thể bạn, ví dụ như stress oxy hóa. Việc căng thẳng kéo dài có thể góp phần vào sự phát triển của nhiều bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư.

Trái cây, rau, quả có vỏ cứng và ngũ cốc nguyên hạt là các nguồn chứa chất chống oxy hóa tốt nhất. Hạt vừng cũng vậy, đặc biệt là vừng đen. Có vẻ như hạt vừng đen đã nảy mầm chứa một số chất chống oxy hóa còn cao hơn so với hạt chưa nảy mầm.

9. Có thể có đặc tính chống ung thư

Hai trong số các hợp chất trong hạt mè đen – sesamol và sesamin – được cho là góp phần chống ung thư.

Sesamol đã chứng minh đặc tính chống ung thư trong nhiều nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm.

Những nghiên cứu này đã quan sát khả năng của hợp chất trong việc chống lại stress oxy hóa, điều chỉnh các giai đoạn khác nhau của vòng đời tế bào và các con đường truyền tín hiệu. Mỗi giai đoạn đều đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh ung thư.

Sesamin đóng một vai trò tương tự trong phòng chống ung thư. Hợp chất này cũng có khả năng thúc đẩy sự tiêu diệt các tế bào ung thư thông qua quá trình apoptosis (chết tế bào theo chương trình) và autophagy (loại bỏ các tế bào bị hư hỏng).

Các nghiên cứu trên người, cũng như các nghiên cứu được thực hiện với hạt mè đen nguyên hạt thay vì hạt mè cô đặc, vẫn còn thiếu. Do đó, hiện vẫn chưa rõ việc ăn hạt mè đen ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư như thế nào.

Một số cách chế biến món ăn bài thuốc từ mè đen

tác dụng của mè đen với bà bầu
Ảnh: Enotovyj/Pixabay

Loại hạt này dễ chế biến nên mẹ hãy áp dụng những công thức dưới đây để làm đa dạng thực đơn của mình. Qua đó có thể tận dụng các tác dụng của mè đen đối với bà bầu mẹ nhé.

  • Chè vừng đen: Đây là món ăn giúp mẹ dễ sinh và lợi sữa. Chế biến bằng cách nấu chín bột sắn và cho bột vừng đen đã rang chín vào, thêm 1 ít đường để dùng mẹ nhé. Mẹ chỉ nên ăn món này vào tam cá nguyệt thứ 3 và ăn khoảng 3 bữa/tuần.
  • Muối vừng đen: Giã vừa ăn vừng đen đã rang chín và trộn cùng với muối và đường hợp khẩu vị, có thể dùng để ăn cùng cơm trắng.
  • Canh chân giò vừng đen: Món ăn này thích hợp cho các mẹ sau sinh để lợi sữa. Cho 2 lạng vừng đen rang chín và giã nhuyễn vào chân giò hầm để dùng mẹ nhé.
  • Cháo gạo lứt vừng đen: Với món này, mẹ ngâm 50g gạo lứt trong khoảng 1 giờ đồng hồ và cho vào xay với 120ml nước. Sau đó rang chín và xay nhuyễn 1 lượng vừng đen vừa ăn. Cho gạo đã xay lên bếp, thêm 150ml nước đun khuấy đều tay. Gạo sôi thì ninh lửa nhỏ chừng 20 phút, sau đó cho thêm vừng đen vào đun thêm 5 phút. Cuối cùng thêm ít muối vừa miệng và bắc ra dùng.

Bà bầu uống mè đen được không?

Với những tác dụng như trên thì câu hỏi bầu uống mè đen được không thì có nhé mê. Cách làm sữa đậu nành vừng đen vô cùng đơn giản. Trước tiên, bạn đun sôi nước đậu tương đã xay và bột vừng đen chín xay nhuyễn. Sau đó bạn cho thêm đường, sữa vào để thưởng thức. Lưu ý không nên cho nhiều đường, uống quá ngọt vì không tốt cho thai kỳ mẹ nhé.

tác dụng của mè đen 3
Chè mè đen, món ăn được nhiều thai phụ ưa thích vì giúp đẹp da và dễ sinh

Theo khuyến cáo của bác sĩ, mẹ nên sử dụng vào tháng cuối thai kỳ để phát huy tác dụng của mè đen một cách tốt nhất. Mẹ cũng cần xem mình có dị ứng với mè đen hay không trước khi sử dụng nhé!

Hy vọng các thông tin trên giúp mẹ hiểu rõ bà bầu uống mè đen được không? Bầu ăn mè đen được không? Ăn mè đen có tác dụng gì cho bà bầu?

Hoàng An

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
 https://www.healthline.com/nutrition/black-sesame-seeds-benefits https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/food-news/the-lesser-known-benefits-of-black-sesame-seeds/photostory/77043597.cms https://parenting.firstcry.com/articles/sesame-seeds-in-pregnancy-nutrition-facts-health-benefits-more/ https://www.momjunction.com/articles/safe-consume-sesame-seeds-pregnancy_0010112/ https://www.babycenter.in/x1023103/is-it-safe-to-eat-sesame-itili-seeds-while-you-are-pregnant
x