Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tắc tia sữa nổi cục là tình trạng các mẹ hay gặp phải trong giai đoạn khi cho con bú. Hiện tượng này sẽ không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời.
Tại sao sau khi sinh lại có hiện tượng này? Mẹ có hiểu tường tận vấn đề như sau: Ống dẫn sữa là những ống nhỏ nang sữa từ các mô sâu trong vú, các ống này này tạo thành một mạng lưới dày đến núm vú. Tiếp đến các tế bào cơ bóp sữa dọc theo ống dẫn và cuối cùng tạo thành một dòng sữa chảy ra ngoài cho bé bú.
Mặc dù rất hiến khi các ống dẫn sữa bị chặn nhưng vì lý do nào đó ống dẫn bị tắc nghẽn, sữa không lưu thông được bên trong vú. Hậu quả là sữa bị ứ đọng gây nên tình trạng tắc tia sữa. Tại nơi sữa ứ đọng lâu dần sẽ hình thành nên những cục hình tròn nhỏ, đây gọi là tắc tia sữa nổi cục.
Giai đoạn trẻ từ 0-6 tháng tuổi là thời điểm người mẹ dễ bị tắc tia sữa nhất và cứ 10 mẹ thì có khoảng từ 1 đến 3 mẹ sẽ gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mỗi người mà có những mức độ khác nhau.
Thông thường trong những ngày đầu sau sinh, cơ thể người mẹ sản xuất khá nhiều sữa nên hai bầu vú luôn trong tình trạng căng tức, đôi khi cảm thấy đau đầu ti. Đây là mức độ nhẹ của tắc tia sữa và thường sẽ tự khỏi khi cho bé bú hoặc massage nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, nếu tình trạng trên không điều trị dứt điểm, để lâu ngày sẽ dẫn đến tắc tia sữa nổi cục. Lúc này, khi sờ quanh bầu vú của mẹ sẽ cảm nhận được các cục tròn nhỏ là do sữa bị ứ tạo nên.
Tắc tia sữa nổi cục không chỉ do nguyên nhân từ bên trong, nghĩa là dòng chảy của sữa bị ứ đọng gây nên mà còn do tác nhân từ bên ngoài. Theo đó, khi đầu ti xuất hiện một vết rách nhỏ hoặc bị nứt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Thường là vi khuẩn Staphylococcus aureust, thông qua vết thương vi khuẩn này sẽ xâm nhập và phá vỡ các mô tuyến vú. Điều này khiến cho sữa không thể lưu thông ra bên ngoài và cuối cùng dẫn đến tắc tia sữa.
Tắc tia sữa nổi cục không chỉ gây khó khăn cho cuộc sống của mẹ và còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền được bú của con.
Những cơn khó chiu với mẹ
Dường như tất cả những mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ khi bị tắc tia sữa đều chịu những ảnh hưởng tương đối giống nhau. Đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy hai bầu ngực luôn trong trạng thái căng, đau tức cho dù có nhiều sữa hoặc không. Tiếp đến là những cơn đau khó chịu bắt đầu lan toả ra những vùng lân cận, đặc biệt nhất là vùng dưới cánh tay, dường như bạn không thể nào nhấc nổi tay của mình lên.
Tại những nơi sữa bị ứ, sữa có thể thâm nhập vào dòng máu và hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng lại với điều này. Kết quả là người mẹ sẽ bị sốt, từ sốt nhẹ cho đến sốt cao. Nguy hiểm hơn là dấu hiệu sốt này thường khiến mẹ dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như cảm cúm, nóng sốt thông thường, hoặc sót nhau sau sinh…
Khi cho con bú, các cơn đau có thể tăng mạnh hơn do áp lực của sữa chảy về phía sau ống sữa bị tắc. Ngoài ra, ống dẫn sữa bị chặn có thể bị nhiễm trùng và phát triển thành viêm vú rất nguy hiểm.
Bé yêu “khát” sữa
Tắc tia sữa nổi cục chỉ làm gián đoạn một vài ống dẫn sữa nên bé vẫn có thể nhận được sữa mẹ khi bú. Nhưng lượng sữa chảy ra không đều đặn, có thể chậm hơn so với lúc bình thường. Điều này sẽ không làm thoả mãn được sự “khát” sữa của bé, khiến bé khó chịu, quấy khóc.
Nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp tục, lâu dần sẽ làm bé không còn hứng thú với việc bú mẹ. Có thể bé sẽ thích chuyển sang bú bình nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc thiếu sữa, chán ăn cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Mặc dù tắc tia sữa nổi cục mang lại khá nhiều phiền phức nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi khi phát hiện sớm việc điều trị sẽ rất đơn giản. Cho nên, bạn có thể áp dụng theo những cách sau:
Với những trường hợp tắc tia sữa nổi cục nặng thì bạn cần đi khám bác sĩ sớm để có hướng điều trị thích hợp, không nên để thời gian ủ bệnh quá lâu.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.