Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 03/01/2021

Tắc tia sữa phải làm sao? Nỗi khổ của mẹ cho con bú

Tắc tia sữa phải làm sao? Nỗi khổ của mẹ cho con bú
Tắc tia sữa quả là nỗi khổ của bất cứ mẹ nào nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy mẹ bị tắc tia sữa phải làm sao để con không bị đói hay bị thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu?

Khi bị tắc tuyến sữa vấn đề gặp phải không chỉ là những cơn đau nhức, khó chịu mà còn là nguy cơ ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe sau khi sinh. Không những thế, bé cưng cũng chịu nhiều thiệt thòi khi phải rời xa bầu sữa mát lành sớm! Vậy mẹ bị tắc tia sữa phải làm sao để thuận cả mẹ lẫn con?

Bị tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là hiện tượng khá phổ biến ở các bà mẹ sinh con lần đầu. Tắc tia sữa là tia sữa bị ứ lại ở ống dẫn sữa và không chảy ra ngoài được. Sau khoảng 1 ngày sau tích tụ thành hòn và cục gây đau cho mẹ sau sinh.

Mỗi ngày cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều sữa hơn, tới chỗ tắc bị ứ đọng lại, cục sữa ngày càng tăng kích thước và chèn ép các tia sữa lại gây đau đớn cho mẹ có thể dẫn đến viêm tuyến vú có mủ.

tắc tia sữa
Mẹ bị tắc tia sữa phải làm sao để chữa dứt điểm?

Nguyên nhân bị tắc tia sữa sau khi sinh

Dưới kích thích khi trẻ bú mút vú mẹ, sữa sản xuất từ các nang sữa, theo các ống dẫn về xoang chứa sữa ở quầng vú, chảy ra ngoài. Nếu xảy ra bất thường làm hẹp ống dẫn sữa, mẹ bất đắc dĩ phải đau khổ đối mặt với chứng tắc tia sữa khó chịu.

Tại chỗ tắc, hiện tượng sữa đông kết tạo cục, cản trở dòng chảy của lượng sữa khác, làm căng giãn ống dẫn trước chỗ tắc, gây chèn ép các ống dẫn sữa còn lại khiến tình trạng tắc sữa đã tệ còn trầm trọng hơn.

Ngoài nguyên nhân mang tính lý thuyết cơ bản trên, đôi khi tình trạng tắc tia sữa nổi cục xảy ra do một số lý do sau:

  • Sau khi sinh, mẹ không biết cách day đều bầu vú để thông tia sữa.
  • Sữa thừa ứ đọng do trẻ không bú hết, lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ.
  • Cảm hàn ảnh hưởng đến sự lưu thông của sữa.
  • Tinh thần không thoải mái, buồn bã, căng thẳng cũng ảnh hưởng đến dòng chảy của sữa.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, thất thường, gây sưng đau vú, làm trì trệ việc sản xuất sữa.
  • Mẹ không vệ sinh bầu vú sạch sau khi cho con bú.

Dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa sau sinh

Bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ, chính là những dấu hiệu “tố cáo” mẹ đang gặp vấn đề về tia sữa. Nếu không tìm cách cải thiện kịp thời, tình trạng bệnh và hậu quả sẽ nghiêm trọng, điển hình là viêm tuyến sữa. Mẹ khi thấy dấu hiệu tắc tia sữa phải làm sao?

Ngay khi phát hiện bầu vú căng to hơn bình thường, mẹ nên để ý quan sát xem bề mặt vú có bị ửng đỏ, có đau khi chạm vào hay không. Nếu tình trạng này đi kèm sốt nhẹ, mẹ phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa vón kết, khơi thông dòng sữa khác.

Mẹ bị tắc tia sữa phải làm sao?

Mẹo trị tắc tia sữa theo dân gian

  • Dùng lá mít: Dùng lá mít tươi hơ nóng, sau đó đặt lên phần sờ thấy cứng nhất trên bầu ngực rồi mát-xa nhẹ nhàng, từ từ dùng tay ấn mạnh theo chiều từ trên xuống dưới.
  • Đắp hành tím: Lấy vài củ hành tím, bỏ vỏ, cắt lát mỏng rồi đắp lên hai bầu ngực. Dùng khăn mềm bọc lại rồi dán băng dính cố định để hành không bị rơi ra ngoài.
  • Đắp lá bắp cải: Tách riêng từng lá bắp cải, cắt bỏ phần sống lá rồi rửa sạch, lau khô. Hơ lá bắp cải trên lửa cho nóng rồi dùng khăn mỏng bọc lại, đắp lên bầu ngực và mát-xa đến khi tia sữa được thông hoàn toàn.

Ngoài những phương pháp dân gian thì dưới đây là những cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất mà mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà của mình:

  • Ép ngực bằng tay: Dùng tay ép bầu vú lên thành ngực, vừa ép vừa day để tạo lực làm tan sữa đông kết, vón cục bên trong. Ép nhẹ nhàng trong mức đau mẹ có thể chịu được, day từ từ theo chiều kim đồng hồ, khoảng 20-30 lần, sau đó làm ngược lại. Thực hiện nhiều lần cho đến khi cảm thấy dễ chịu, bớt căng tức ngực.
  • Chườm nóng: Sau khi day và ép ngực, mẹ có thể tiếp tục giảm đau bằng cách chườm nóng. Dưới sức nóng của nhiệt, sữa vón cục tan dần, tạo điều kiện thuận lợi cho các tia sữa lưu thông.
  • Hút sữa dư thừa: Chỉ dùng khi tình trạng tắc tia sữa mới ở giai đoạn “chớm nở”. Để lâu, sữa vón cục đặc, dày và nhiều, dụng cụ hút sữa không có tác dụng, đôi khi còn làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn.

Tắc tia sữa phải làm sao? Mẹ nên ăn gì?

Dưới dây là gợi ý MarryBaby chia sẻ với mẹ về những thực phẩm tốt cho phụ nữ sau khi sinh vướng pahri tình trạng tắt tuyết sữa:

  • Uống nước lá đinh lăng: Lấy một nắm lá đinh lăng, rửa sạch, sao vàng rồi đun nước uống. Nước lá đinh lăng dễ uống, giúp sữa mẹ thơm hơn, đồng thời còn giúp thông tắc tia sữa nhanh chóng.
  • Nước xơ mướp khô: Uống nước xơ mướp khô, cùng gai bồ kết và củ hành tươi hoặc khô, mỗi ngày một lần trong 2-3 ngày, tình trạng tắc tia sữa được cải thiện thấy rõ. Sau khi uống, dùng lược thưa chải từ bầu ngực theo chiều từ trên xuống nhiều lần, sau đó nhờ anh xã mút mạnh đầu vú, sữa sẽ lưu thông bình thường.
  • Hành tím: Cắt nhỏ hành tìm dày khoảng 1,5mm. Đặt lên hai bầu ngực, phủ khăn mềm, giữ nguyên khoảng 10-15 phút. Sau khi đắp, kết hợp massage ngực, khoảng 4 ngày tia sữa sẽ được thông.
  • Xôi nếp: Bọc xôi nóng và khăn mềm, chườm hai bên bầu ngực cho đến khi xôi nguội hẳn. Cách này giúp sữa về đều cả hai bên.
  • Men rượu: Giã nhỏ viên men rượu, cho thêm chút rượu vàng, thoa lên hai bầu ngực, ủ khăn kết hợp massage nhẹ nhàng. Mấy tiếng sau dùng phương pháp chườm nóng, kiên trì khoảng 2 ngày sẽ có hiệu quả.
  • Lá bắp cải: Tách từng lá bắp cải, hơ nóng, sau đó đắp lên chỗ bị tắc tia sữa. Lá bớt nóng, lại thay lá khác, kết hợp dùng tay day mạnh để làm tan phần sữa bị vón kết.

Kinh nghiệm phòng tránh tắc tia sữa mẹ nên biết

Ngoài việc quan tâm tới tắc tia sữa phải làm sao cho hiệu quả và an toàn thì mẹ cũng cần ngăn chặn tình trạng này xảy ra bằng cách:

  • Cho bé bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh và bú liên tục theo nhu cầu
  • Nghỉ ngơi theo bé và đảm bảo giờ giấc cho bé bú hay hút sữa
  • Uống nhiều nước, gấp đôi lượng nước hằng ngày
  • Ăn đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng
  • Hạn chế ăn chất béo bão hòa ..

Bị tắc tia sữa phải làm sao là nỗi lo phổ biến của các bà mẹ sau sinh. Nếu phát hiện sớm các triệu chứng mẹ có thể nhanh chóng sử dụng các biện pháp dân gian để thông tuyến sữa. Nặng cần tới các phòng khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x