Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/01/2021

Hiểu về tầng sinh môn để bảo vệ "cửa ngõ" hạnh phúc của mẹ

Hiểu về tầng sinh môn để bảo vệ "cửa ngõ" hạnh phúc của mẹ
Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ chọn sinh mổ - vì sợ phải rạch tầng sinh môn, sợ đau đớn tột cùng, sợ những cảm xúc "thăng hoa" vợ chồng sẽ không còn được như xưa, sợ biến chứng...

Tầng sinh môn rõ ràng là bộ phận quan trọng cần được nâng niu và bảo vệ mỗi ngày, nhưng vì nằm ngay khu vực nhạy cảm mà nhiều chị em rất ngại khi nhắc đến. Đó cũng là lý do chỉ đến khi mang thai và sau khi sinh phụ nữ mới tìm hiểu kỹ càng để chăm sóc cho đúng cách.

Tầng sinh môn là gì?

Giải thích theo thuật ngữ y khoa, tầng sinh môn là một hệ thống sinh lý trong cơ thể phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi. Đồng thời, đây cũng là bộ phận bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang.

tầng sinh môn 2
Trong một ca sinh thường, gần như 100% sản phụ bị rạch tầng sinh môn

Trong quá trình sinh con, tầng sinh môn sẽ giãn nở đưa thai nhi ra ngoài an toàn. Trường hợp tầng sinh môn không giãn nở tốt, bác sĩ sẽ phải rạch tầng sinh môn. Điều này vừa gây mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng sau đó. Đã có nhiều trường hợp rơi vào tình trạng muộn phiền vị bị lãnh cảm, hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ.

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn là điều khó tránh khỏi. Vậy nếu lựa chọn sinh mổ thì sao, liệu âm đạo có hoàn toàn không bị ảnh hưởng, vẫn sẽ khít như xưa? Thực tế thì cả hai phương pháp sinh đẻ này để có thể khiến tầng sinh môn bị tổn thương nghiên trọng và nhanh chóng bị lão hóa theo thời gian.

Ai đẻ thường cũng phải rạch tầng sinh môn?

Khi lựa chọn sinh con thuận tự nhiên, mẹ chắc chắn đã nghĩ đến trường hợp sẽ bị rạch tầng sinh môn. Và thực tế cũng sẽ diễn ra gần như đúng 100% những gì mẹ tưởng tượng.

Để việc sinh nở diễn ra suôn sẻ, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên tầng sinh môn để thai nhi chào đời an toàn. Một số ít trường hợp, chị em dễ đẻ, thậm chí còn chẳng cần phải động đến dao kéo. Nhưng cũng có những trường hợp chắc chắn cần thủ thuật này, đó là:

  • Sản phụ có độ co giãn của tầng sinh môn kém, âm đạo hẹp, phù nề…
  • Thai nhi có đường kính đầu to đồng thời số cơn gò của mẹ không mạnh có thể khiến bé bị chặn lại ở đáy chậu.
  • Bà bầu trên 35 tuổi hoặc mắc bệnh tim khi mang thai, hoặc có nguy cơ cao bị huyết áp thai kỳ…
  • Cổ tử cung mở rộng, đầu thai nhi đã thấp, nhưng thai nhi bắt đầu có hiện tượng thiếu oxy máu, nhịp tim bất thường, ối đục hoặc bị trộn với phân su thì cần rạch tầng sinh môn rộng để lấy con gấp.

Các biến chứng khi rạch tầng sinh môn

Nếu thực hiện thủ thuật không đúng cách, có thể khiến sản phụ mất máu nhiều, nguy cơ nhiễm trùng cao, rò rỉ âm đạo, hậu môn. Hậu quả là tiểu không tự chủ, sự vẹn toàn của đáy chậu bị ảnh hưởng do các cơ không về đúng vị trí ban đầu.

Nếu sau 10 ngày vết khâu tầng sinh môn không biến mất mà có dấu hiệu nhiễm trùng, xuất hiện mùi khó chịu, mẹ cần tìm đến bác sĩ ngay lập tức. Các nguy cơ có thể xảy ra:

  • Mô sẹo phát triển xung quanh vết cắt và có thể cảm thấy ngứa. Mô sẹo đôi khi có thể làm cho việc sinh hoạt tình dục cảm thấy đau đớn.
  • Vết thương và khu vực xung quanh trở nên đỏ, sưng, có mủ hoặc vết thương có mùi báo hiệu khả năng vết cắt bị viêm nhiễm.
  • Vết thương không thể chữa lành và có thể bung ra, bạn cần phẫu thuật để sửa lại.
  • Rạch tầng sinh môn có thể ảnh hưởng đến đường ruột.
  • tầng sinh môn 1
    Khâu thẩm mỹ vùng kín là nhu cầu rất thực tế của chị em sau sinh

    Làm đẹp vùng kín ngay khi đẻ xong, có nên chăng?

    Sau khi sinh, có thể âm đạo bị lão hóa và thay đổi rất nhiều so với hồi con gái, ảnh hưởng đến đời sống gối chăn. Đó là lý do nhiều chị em muốn thẩm mỹ vùng kín song song với tầng sinh môn, điều này nên hay không?

    Theo nhiều chuyên gia, đây là nhu cầu thực tế, thiết thực, song cùng lúc làm đẹp và khâu tầng sinh môn có thể khiến nhiều chị em không hài lòng, chưa kể chi phí khá cao. Bởi vì việc phục hồi vùng kín như thời con gái là rất khó.

    Có những trường hợp mẹ sinh khó, thai nhi to, sản phụ băng huyết, bác sĩ cần phải lo bảo toàn tính mạng cho cả hai mẹ con trước khi nghĩ đến vấn đề thẩm mỹ.

    Chắc chắn một điều tất cả sự can thiệp dao kéo đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm chết người. Ví dụ một mũi thuốc tiêm gây tê có thể gây sốc phản vệ. Nếu muốn thẩm mỹ vùng kín, bạn phải chọn địa chỉ uy tín.

    Mẹ cũng cần biết rằng mỗi ca phẫu thuật vùng kín kéo dài từ 30-45 phút. Sau phẫu thuật, bạn cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, nên kiêng quan hệ ít nhất một tháng rưỡi, giữ sạch vùng kín, dùng đồ lót thông thoáng, không bó sát và vệ sinh thường xuyên. Đồng thời kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn. Nếu vết thương có dấu hiệu đau nhức, sưng, cần đến bệnh viện kiểm tra lại.

    Tầng sinh môn là bộ phận quan trọng đối với chị em phụ nữ và hạnh phúc của mỗi gia đình. Có những kiến thức về chăm sóc bộ phận này sẽ giúp chị em hạn chế những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x