Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bình quân trẻ có thể mất hơn 100 sợi tóc mỗi ngày. Tại sao tóc lại rụng nhiều như thế? Điều này khiến mẹ và trẻ đều hoang mang. Nguyên nhân dẫn đến rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì rất đa dạng, từ thói quen chăm sóc tóc thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng bất hợp lý cho đến cả những nguyên do bệnh lý. Điều quan trọng là bạn nên tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì để có biện pháp giúp con thoát khỏi “cơn ác mộng” mang tên rụng tóc nhé!
Có phải trước tình hình rụng tóc ở trẻ em 7 tuổi, rụng tóc ở trẻ em 10 tuổi và cả triệu chứng rụng tóc nhiều ở nữ giới, nam giới tuổi dậy thì, bạn luôn thắc mắc rụng tóc nhiều là bệnh gì? Tóc rụng nhiều nguyên nhân là gì?
Tóc rụng nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Rụng tóc từng mảng là một bệnh tự miễn và cũng là nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì. Bệnh xảy ra do hệ miễn dịch nhận “nhầm” nang tóc là “kẻ thù” của cơ thể nên đã tấn công. Trẻ mắc bệnh thường có những mảng hói nhỏ trên đầu, kích thước to nhỏ khác nhau ở dạng hình tròn hoặc bầu dục; móng tay có đốm trắng, bị rỗ hoặc nổi mề đay và đôi khi trẻ có thể than phiền vì bị ngứa hay đau nhức ở vùng da đầu không có tóc.
Cho đến nay, y học vẫn chưa có cách điều trị rụng tóc từng mảng triệt để. Người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc mỡ, tiêm hoặc thoa kem dưỡng có thành phần corticoid theo chỉ định của bác sĩ. Nếu điều trị đúng tiến độ, hầu hết triệu chứng rụng tóc nhiều ở nữ giới, nam giới tuổi dậy thì sẽ được khắc phục. Trẻ bị rụng tóc tuổi dậy thì từng mảng sẽ mọc tóc lại trong vòng 1 năm.
Sở dĩ trẻ bị nhiễm nấm là do sức đề kháng của con không tốt, cộng với những yếu tố khác như thời tiết thay đổi, trẻ đi học dùng chung đồ cá nhân với các bạn (đặc biệt là lược, mũ).
Đặc điểm nhận dạng trẻ bị nấm da đầu là con có biểu hiện ngứa, thường xuyên gãi đầu, da dầu sưng đỏ đôi khi trông như có vảy, tóc rụng quá nhiều hoặc trên tóc xuất hiện những hạt tròn cỡ hạt kê màu nâu sẫm hoặc đen có thể dùng tay tuốt ra như trứng chấy. Một số trường hợp trẻ còn có thể bị sốt hoặc nổi hạch bạch huyết.
Cách khắc phục rụng tóc trong trường hợp này như sau: Vì có nhiều chủng nấm tóc gây bệnh khác nhau nên bác sĩ sẽ phải lấy mẫu phân lập để chẩn đoán. Cách chữa rụng tóc ở tuổi dậy thì đối với trường hợp này thông thường sẽ là uống thuốc kháng nấm trong vòng 8 tuần kèm theo kết hợp dùng một số loại dầu gội đặc trị.
“Thủ phạm” thường gặp của chứng rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì là do hormone Dihydrotestosterone (DHT) tăng lên đột ngột ở cả nam và nữ. Nguyên nhân khiến hormone này tăng lên là do sự mất cân bằng của hormone testosterone. Bởi dưới sự trợ giúp của một loại enzyme nằm trong tuyến dầu của tóc, testosterone sẽ chuyển thành DHT. Sau đó, DHT sẽ thu nhỏ các nang tóc, khiến tóc rụng.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Ngực của con gái phát triển như thế nào ở tuổi dậy thì?
Nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới hay nguyên nhân rụng tóc ở nam tuổi dậy thì không loại trừ chứng nghiện nhổ lông, tóc.
Đây là một dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là độ tuổi vị thành niên, dậy thì. Do vậy mà nó được xếp vào một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì. Bệnh đặc trưng bởi việc trẻ thường xuyên tự bứt tóc khỏi da đầu dù biết là rất đau nhưng vẫn không thể kìm chế lại được.
Hội chứng này để lại một số hậu quả như nhiễm trùng, tổn thương da đầu vĩnh viễn. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, bệnh sẽ tiến triển thành chứng nghiện ăn tóc (trichotillophagia) gây tích tụ tóc ở dạ dày dẫn đến đau bụng. Nhổ tóc có mọc lại không? Thật may vì trẻ mắc bệnh có thể chữa khỏi nhờ áp dụng liệu pháp thay đổi tâm lý hành vi kết hợp cùng các bài tập hỗ trợ cảm xúc nếu bạn phát hiện sớm không để bé gây tổn thương da đầu vĩnh viễn.
Về lý thuyết, telogen là một phần trong chu kỳ phát triển bình thường của tóc. Vào giai đoạn telogen, tóc sẽ bước vào trạng thái nghỉ và ngưng phát triển, sau đó những sợi tóc cũ rụng đi để tạo điều kiện cho tóc mới mọc thay thế. Thông thường, chỉ có 10–15% số nang tóc bước vào giai đoạn này.
Ở trẻ tóc bị rụng nhiều kiểu telogen, nhiều nang tóc sẽ chuyển sang giai đoạn telogen hơn. Điều này đồng nghĩa thay vì chỉ rụng 100 sợi tóc mỗi ngày, trẻ em bị rụng tóc nhiều gấp đôi, gấp ba số đó. Hệ quả là tóc mỏng dần rồi dẫn đến hói. Tóc rụng nhiều kiểu telogen thường xảy ra sau một biến cố, chẳng hạn sốt rất cao, phẫu thuật, tổn thương về tinh thần… Sau khi phục hồi khỏi những vấn đề này, tóc của trẻ sẽ mọc lại (kéo dài khoảng 6 tháng đến 1 năm).
Vì sao bị rụng tóc? Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo cơ thể khỏe mạnh toàn diện. Việc thiếu hụt các vitamin và khoáng chất là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì. Rụng tóc còn là biểu hiện của chứng rối loạn ăn uống hoặc phản ánh trẻ bị thiếu chất do phải ăn chay trường.
Theo đó, nếu thiếu hụt các dưỡng chất như sắt, kẽm, niacin (vitamin B3), biotin (vitamin B7, protein cùng các axit amin thiết yếu, tóc sẽ rất dễ bị khô, giòn, thậm chí các nang tóc có thể bị viêm đến mức không thể mọc tóc mới. Điều quan trọng cần làm lúc này là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối dinh dưỡng cho trẻ.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 12- 13 tuổi
Tuyến giáp ở phần cổ đảm nhiệm vai trò giải phóng hormone giúp kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể. Ở trẻ bị suy giáp, tuyến giáp không sản sinh đủ hormone cần để duy trì các hoạt động bình thường.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm: tăng cân, táo bón, mệt mỏi và cả khô và rụng tóc nữa. Tình trạng rụng tóc sẽ chấm dứt khi trẻ được điều trị bằng liệu pháp hormone. Nhưng sẽ mất ít nhất vài tháng để trẻ mọc tóc trở lại.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ em bị tóc bạc sớm là bệnh gì? Cách điều trị tận gốc cho trẻ
Ngoài những nguyên do thuộc bệnh lý, trẻ bị rụng tóc còn có thể bắt nguồn bởi những vấn đề sau:
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Dậy thì thành công là gì? Bì quyết gì giúp con dậy thì thành công không lo rụng tóc?
Vậy là bạn đã biết rõ nguyên nhân rụng tóc nhiều ở nữ giới và nam giới tuổi dậy thì. Vậy tóc rụng nhiều phải làm thế nào? Làm sao để hết rụng tóc ở tuổi dậy thì? Cách ngăn ngừa rụng tóc ra sao? Để con có mái tóc đẹp, suôn mượt tự nhiên, bạn nên chú ý những vấn đề này nhé!
>> Xem thêm: Dấu hiệu bắt đầu và kết thúc tuổi dậy thì nữ là gì? Mẹ cập nhật ngay nhé!
Mong rằng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì và có các biện pháp phòng ngừa để con thoát khỏi “nỗi ám ảnh” này!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Hair Loss
https://www.hopkinsallchildrens.org/patients-families/health-library/healthdocnew/hair-loss
Ngày truy cập: 28/11/2022
2. Hair loss or alopecia
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/hair-loss
Ngày truy cập: 28/11/2022
3. Adolescent hair loss
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18622199/
Ngày truy cập: 28/11/2022
4. A Practical Approach to the Diagnosis and Management of Hair Loss in Children and Adolescents
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fmed.2017.00112/full
Ngày truy cập: 28/11/2022
5. Hair loss
https://www.nhs.uk/conditions/hair-loss/
Ngày truy cập: 28/11/2022