Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 08/06/2023

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để bé nhanh hết bệnh?

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để bé nhanh hết bệnh?
Trẻ sơ sinh bị vàng da có thể do các nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Lần đầu làm mẹ, lần đầu gặp phải tình trạng bệnh lý "khó ưa" này, mẹ hẳn sẽ có đôi chút lúng lúng.

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì là băn khoăn của rất nhiều mẹ bỉm. Vì chế độ ăn của mẹ sau khi sinh sẽ góp phần quan trọng cùng bác sĩ giúp bé cưng lấy lại làn da hồng hào đáng yêu như thiên thần.

1. Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?

1.1 Trái cây: dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo

Sau mỗi bữa ăn mẹ có thể ăn thêm các loại trái cây theo mùa như dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo, dưa leo… để tăng cường khả năng kích thích men gan, lọc thận, giải độc cơ thể.

Ngoài ra, những loại trái cây này còn giúp cân bằng độ pH trong cơ thể mẹ tạo điều kiện cho quá trình tiết sữa nuôi con diễn ra hiệu quả.

Trái cây là món không thể thiếu!
Trẻ sơ sinh vàng da mẹ nên ăn trái cây gì? Dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo, dưa leo,..

1.2 Bổ sung các loại rau xanh lá hoặc thực phẩm giàu chất xơ

Bé bị vàng da, mẹ nên bổ sung một số loại rau như cải xoăn, bắp cải, măng tây, cải xoong, bông cải xanh… Ngoài ra, ăn nhiều sả, rong biển cũng giúp nguồn sữa mẹ chất lượng hơn, đẩy lui căn bệnh vàng da ở bé.

Rau xanh giàu vitamin, khoáng chất và là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của phụ nữ mang thai và sau sinh. Nếu chẳng mau trẻ sơ sinh bị vàng da; mẹ cần đặc biệt ưu tiên ăn nhiều loại rau lá xanh trong thực đơn mỗi ngày.

>> Liên quan đến trẻ sơ sinh bị vàng da: Mẹ sau sinh nên ăn rau gì?

1.3 Bổ sung và uống nhiều nước

Duy trì việc uống 8 ly nước mỗi ngày (tương đương 2 – 2,5 lít nước) để thanh lọc cơ thể, giải độc gan, giúp sữa không nhiễm các chất độc hại. Trẻ bị vàng da cần tăng cường bú mẹ để cơ thể nhanh phát triển, phân giải được hết lượng bilirubin sản sinh ra trong quá trình thay mới hồng cầu.

1.4 Uống trà thảo dược

Trà thảo dược không chỉ giúp sản phụ thải hết sản dịch; mà còn giúp giải độc cơ thể, mát gan, giảm mỡ máu, tăng tiết sữa. Một số loại trà thảo dược thông dụng như trà hoa cúc, trà atisô, trà mật ong và chanh, trà gừng, trà cam thảo và táo gai

>> Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn uống gì? Các loại trà tốt cho sức khỏe của mẹ

Trà thảo mộc
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn uống gì? Trà thảo mộc

1.5 Rau sạch, bánh mì, đậu hũ và cá hồi

Ngoài những nhóm thực phẩm kể trên giúp mẹ trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì; mẹ ghi chú thêm những món ăn sau nhé:

  • Cá hồi.
  • Đậu hũ.
  • Rau sạch.
  • Bánh mì nhiều lớp.
  • Thực phẩm giàu chất xơ.

Thực phẩm lành mạnh như bông cải xanh và bột yến mạch có lợi cho mẹ và bé. Đảm bảo cả hai đều nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để gan hoạt động hiệu quả hơn.

Đến đây mẹ đã biết bé bị vàng da mẹ nên ăn gì rồi! Vậy mẹ có nên tránh ăn gì khi bé bị vàng da không?

>> Mẹ nên ăn gì tùy thuộc vào nguyên nhân: Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da?

2. Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên kiêng và tránh ăn gì?

Sau đây là một số món thực phẩm không lành mạnh mẹ cần hạn chế:

  • Đồ ăn vặt.
  • Nước sô-đa.
  • Thức ăn mặn.
  • Thực phẩm cay.
  • Đồ uống có cồn.
  • Đường tinh luyện.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Chất béo không bão hòa.
  • Thực phẩm đã qua chế biến.

Những thực phẩm này có hại cho cả mẹ và bé. Chúng có thể làm chậm quá trình khỏi bệnh vàng da của trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên tránh ăn gì?
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên tránh ăn gì? Những món ăn không lành mạnh như rượu bia, đồ ngọt,…

3. Mẹ nên lưu ý gì trong ăn uống khi trẻ sơ sinh bị vàng da?

3.1 Ăn đa dạng 4 nhóm thức ăn

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn nhóm thức ăn gì? Hầu hết các bác sĩ sản khoa đều khuyên sản phụ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh thường thuộc 4 nhóm chất:

Khi bé bị vàng da, mẹ nên ăn đầy đủ:

  • Nhóm chất bột đường.
  • Nhóm chất đạm.
  • Nhóm chất béo.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất.

Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ; chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh phải luôn đảm bảo đủ dưỡng chất cho con bú.

3.2 Không nên có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Nếu mẹ tuân thủ nghiêm ngặt kiêng cữ, chỉ ăn cơm với thịt ram mặn hoặc tôm rang khô không dám ăn thức ăn giàu đạm; chất béo các loại trái cây thì thật sự là sai lầm. Mẹ không đủ chất chứ chưa bàn đến việc trị bệnh vàng da cho con.

Chính chế độ ăn thiếu chất khiến vị giác của mẹ giảm dần, khó ăn, khó tiêu; dễ táo bón; thiếu năng lượng. Các bữa ăn phải đủ dinh dưỡng; ăn nhiều đồng nghĩa với việc tốt cho sức khỏe cả hai mẹ con, giúp phòng bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

4. Cách chữa trị và khắc phục tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh

Cách điều trị bé bị vàng da bệnh lý
Không chỉ biết trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì, mẹ cần lưu ý phương pháp điều trị cho bé

Với bé bị vàng da sinh lý, chỉ trong khoảng 7-10 ngày hiện tượng này sẽ “biến mất” không dấu viết nên các mẹ không cần quá lo lắng.

Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí khoa học Frontiers năm 2021 cho thấy; trẻ sơ sinh mất hơn 4,5% trọng lượng cơ thể so với ngày đầu sau sinh nên được bổ sung thêm sữa mẹ sớm. Điều này làm giảm đáng kể nồng độ bilirubin huyết thanh sau khi sinh 72 giờ. Và theo đó, bé cũng có thể giảm bị vàng da sinh lý hơn.

Với bé bị vàng da bệnh lý có hai phương pháp thường được sử dụng là: (1) chiếu đèn và (2) thay máu.

  • Chiếu đèn, bé sẽ được nằm trong lồng chiếu đèn giúp chuyển bilirubin thành một dạng dễ phân hủy; giúp gan dễ dàng xử lý.
  • Thay máu, nếu bé có nguy cơ bị nhiễm độc bilirubin cao; bác sĩ có thể xem xét biện pháp thay máu. Trong đó, một phần máu của bé sẽ được thay thế để giảm bớt nồng độ bilirubin. Hầu hết trẻ nhỏ đều đáp ứng rất tốt với việc chữa trị và có thể mau chóng trở về nhà.

>> Mẹ xem thêm: Cách điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Câu trả lời chính xác cho vấn đề trẻ bị vàng da mẹ nên ăn gì; đơn giản chỉ là mẹ ăn đủ chất hàng ngày là đủ. Chứng vàng da sinh lý của trẻ sẽ giảm dần trong vòng 24h sau sinh nếu mẹ kết hợp ăn đầy đủ các chất; uống đủ nước và bổ sung thêm trà thảo dược.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What Should Mother Eat When Baby Has Jaundice?
https://uncustomary.org/what-should-mother-eat-when-baby-has-jaundice/
Ngày truy cập: 03.03.2023

2. Eating saturated fat has immediate effect on your liver
https://www.diabetes.org.uk/research/research-round-up/eating-saturated-fat-has-immediate-effect-on-your-liver
Ngày truy cập: 03.03.2023

3. Oily fish, coffee and walnuts: Dietary treatment for nonalcoholic fatty liver disease
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4588084/
Ngày truy cập: 03.03.2023

4. The Role of Oxidative Stress and Antioxidants in Liver Diseases
https://www.mdpi.com/1422-0067/16/11/25942/htm
Ngày truy cập: 03.03.2023

5. Phenolics and polyphenolics in foods, beverages and spices: Antioxidant activity and health effects – A review
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1756464615003023
Ngày truy cập: 03.03.2023

x