Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo quan niệm dân gian, Thần Tài giữ của cải cho mỗi gia đình, cai quản cả những việc liên quan đến tiền bạc, của cải, chuyện học hành sự nghiệp… Bài văn khấn Thần Tài vì thế cũng cần bài bản vì người ta tin rằng như thế chuyện làm ăn sẽ thuận lợi hơn.
Văn khấn Thần Tài Thổ Địa được khấn hàng ngày trong gia đình, doanh nghiệp,… với mong muốn có được nhiều tiền bạc, cuộc sống sung túc, dư dả tiền bạc.
Theo văn hóa dân gian Việt Nam và một số nước ở phương Đông; Thần Tài là một vị thần mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Nhất là những gia đình kinh doanh thì việc thờ cúng Thần Tài là việc rất quan trọng.
Từ việc thờ cúng cho đến bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa đều phải chỉnh chu, nghiêm trang. Vì thế, các bạn đừng bỏ qua những lưu ý trong bài viết này.
1. 3 bài văn khấn cúng Thần Tài cầu tài lộc và may mắn
Không chỉ dịp Tết, giỗ hay Sóc Vọng người ta mới cúng Thần Tài bằng văn khấn. Thực tế, người dân Việt Nam đều đọc văn khấn Thần Tài vào mỗi buổi sáng trước khi mở hàng hoặc lúc chiều tối.
Đối với những ngày thường bạn chỉ cần cúng đơn giản có trầu, trái cây, nước,… và đọc văn khấn Thần Tài đơn giản như sau:
1.1 Bài văn khấn Thần Tài số 1 – ‘Cúng mùng 1, mùng 10 và 15’
Bài văn khấn ông Thần Tài số 1
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là……….
Ngụ tại……….
Hôm nay là ngày……….tháng……….năm……….
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin: Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
1.2 Bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa số 2 – ‘Cúng hàng ngày’
Bài văn khấn Ông Thần Tài cầu bình an 'hàng ngày'
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Ông Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.
Con tên là……….niên canh………..; ……….tuổi.
Ở tại ngôi gia, số……….đường……….quận/ huyện……….tỉnh/ thành……….Việt Nam quốc.
Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được ……….(lời khấn để xin điều gì đó).
Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ……….(hứa hẹn tạ lễ).
Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ
Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.
Khấn xong, cuối lại 3 lần.
1.3 Bài văn khấn Thần Tài số 3 – ‘Cúng ngày khai trương’
Bài văn khấn ông Thần Tài cầu tài lộc 'ngày khai trương'
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị Tôn Thần. Quan đương niên hành khiển. Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương. Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản và cư ngụ trong khu vực này.
Hôm nay là ngày…..tháng…..năm…..
Con tên là (nói họ tên thật)…..Ngụ tại (nói địa chỉ hiện đang cư ngụ):…..
Thành tâm sửa biện hương, hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Kính cáo chư vị Linh Thần, cúi mong soi xét và cho phép được khai trương (khai trương việc gì nói rõ).
Con thành tâm cung thỉnh: Ngài đương niên hành khiển Thái tuế chí đức tôn Thần.
Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản và cư ngụ trong khu vực này.
Các chủ vị Tài Thần, Phúc Thần, Ông Chủ Đất, bà chủ Đất, tiền chủ, hậu chủ và các hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm ngưỡng tôn Thần, thụ hưởng lễ vật.
Đốt nén Tâm hương, cúi dâng lễ vật, một dạ chí thành chắp tay khấn nguyện, xin lượng cả bao dung. Thể đức hiếu sinh ra tay hộ độ cho con khai trương thuận lợi cùng Gia quyến, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc, tài thăng tiến, công việc hanh thông, giải vận, giải hạn, biến hung thành cát, như ý sở cầu, tòng tâm sở nguyện. Làm ăn phát đạt, mua may bán đắt, lợi lộc dồi dào.
Phù trì cho con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Người người được bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm, với tấm lòng thành.
Cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) – Cuối lạy 3 lần.
2. Mâm cúng tạ lễ Ông Thần Tài
Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo quay; vịt quay; gà luộc; hoa quả; nước uống hàng ngày hoặc rượu; tiền vàng; trầu cau. Tuy nhiên, dân gian truyền miệng, Thần Tài rất thích món Cua biển và heo quay, chuối chín vàng. Vì thế, người ta cũng hay cúng những thứ này cho Thần Tài.
Hằng ngày, gia chủ nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7 giờ. Mỗi lần đốt 5 cây nhang cho bàn thờ Thần Tài. Đừng quên thay nước uống khi đốt nhang; thay nước trong lọ hoa; và chưng thờ nải chuối chín vàng. Vì điều này thể hiện lòng thành của gia chủ với Thân Tài. Những vật cúng ở bàn thờ Thần Tài cũng không thể thiếu bạn nhé.
Việc cúng Thần Tài và đọc văn khấn Ông Thần Tài là dựa trên lòng thành của chủ nhà. Tùy thuộc vào mong muốn, mục đích của mình, chủ nhân có thể kêu cầu những điều cần thiết.
Những điều cần lưu ý
Bàn thờ Ông Thần Tài đặt ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, đặt ở dưới đất, gần cửa và tránh các lối đi lại. KHÔNG quay bàn thờ thần Tài về hướng Đông bắc, hướng Tây Nam. Bởi theo phong thủy đây là hướng không tốt, cần kiêng kị.
Thắp hương cho bàn thờ Thần Tài vào mỗi buổi sáng với 5 nén nhang, tượng trưng cho (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) và 5 phương trời.
Lau dọn bàn thờ Thần Tài mỗi tháng một lần, thường là ngày 14 âm lịch. Khi tắm cho tượng ông, phải lau bằng rượu pha loãng với nước, hoặc dùng lá bưởi. Khăn lau chỉ được dùng cho việc lau tượng, không làm việc khác.
Lưu ý khi cúng Thần Tài thì phải thắp bằng đèn dầu. Phải mặc trang phục lịch sự, thái độ thành tâm, trang nghiêm, không nói tục, chửi bậy, nói lời bất kính.
Nếu gia chủ có nuôi chó mèo phải lưu ý và cẩn thận tránh làm ô uế nơi thờ cúng.
Bánh và trái cây sau khi thụ lộc chỉ người trong nhà dùng, không cho người ngoài.
Vàng mã đốt ở ngoài, còn rượu và nước đứng ở cửa tưới vào nhà mang ý nghĩa đem nhiều lộc vào ngôi nhà của gia chủ.
4. Thắp nhang liên tục trong 100 ngày sau khi lập bàn thờ Thần Tài
Trường hợp gia chủ mới lập bàn thờ Thần Tài, gia chủ nên nhớ phải thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ khí. Và trong những ngày này mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang thơm là được.
Với những chia sẻ của MarryBaby về cách chuẩn bị và đọc văn khấn Thần Tài; hy vọng giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn cũng như gia đạo luôn bình an, thịnh vượng và nhiều sức khỏe.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.