Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/09/2020

Nhận diện viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nhận diện viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Viêm đường hô hấp trên rất dễ xảy ra với trẻ nhỏ. Trung bình, mỗi bé có thể gặp tình trạng này từ 5 đến 8 lần trong 1 năm và dễ mắc bệnh trong mùa lạnh hoặc khi thời tiết chuyển mùa

Viêm đường hô hấp trên là tập hợp của nhiều bệnh khác nhau ở trẻ nhỏ như viêm mũi, họng, viêm thanh quản, viêm VA, cảm lạnh… Những bệnh này thường không nghiêm trọng và bố mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Tuy vậy, không thiếu những trường hợp bệnh lan xuống đường hô hấp dưới hay chuyển sang mãn tính và bé cần được điều trị tại các trung tâm y tế.Viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên là gì?

Viêm đường hô hấp trên (URIs) là các bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm liên quan đến mũi, cổ họng, xoang, họng hoặc thanh quản, gây ra các chứng bệnh như cảm lạnh thông thường, tắc nghẽn mũi, đau họng, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang và viêm tai giữa.

Một người có thể có các triệu chứng khác nhau liên quan đến các tình trạng cụ thể. Tuy vậy, các triệu chứng thường gặp của URI thường là chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, ngứa cổ họng, nhức đầu, đau cơ, khó thở, sốt nhẹ và mệt mỏi.

Dấu hiệu bé bị viêm đường hô hấp trên

Một số biểu hiện dưới đây sẽ giúp bố mẹ nhận ra tình trạng viêm đường hô hấp trên của bé.

  • Sổ mũi hay nghẹt mũi
  • Ho và hắt hơi
  • Đau họng, khàn tiếng
  • Mắt đỏ, ngứa, mọng nước
  • Mệt mỏi và cáu kỉnh
  • Ớn lạnh và sốt từ 1-3 ngày
  • Đau đầu, đau mình, đau cơ

Những biểu hiện trên có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp. Ví dụ, nếu bé chỉ bị bệnh nhẹ, triệu chứng chỉ đơn thuần là sổ mũi, nghẹt mũi. Nếu bé đã bị sốt, đó thường là dấu hiệu bệnh đã nặng hơn và hệ miễn dịch đang tích cực làm việc để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.Viêm đường hô hấp trên

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên

1. Thời tiết

Thời tiết trở lạnh là điều kiện lý tưởng nhất để các bệnh đường hô hấp bùng phát. Nhưng thế không có nghĩa là bé không bị viêm đường hô hấp trên trong mùa nóng.

2. Không khí ô nhiễm

Bé sống trong vùng có bầu không khí ô nhiễm cũng có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cao hơn. Bởi vì đường hô hấp trên là bộ phận đầu tiên trực tiếp tiếp xúc và xử lý luồng không khí ô nhiễm này sẽ dễ bị viêm nhiễm.

3. Lạm dụng điều hòa nhiệt độ

Đôi khi, bệnh đến từ chính thói quen sinh hoạt của gia đình, chẳng hạn như mở điều hòa nhiệt độ quá lạnh, để quạt thổi thẳng vào mặt hay người bé. Những thói quen tưởng chừng vô hại này có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp của bé.

4. Tiếp xúc với người bệnh

Ngoài ra, bé cũng dễ bị viêm đường hô hấp trên nếu tiếp xúc với người bệnh. Bé có thể hít phải những giọt nước bọt, nước mũi li ti trong không khí sau khi người bệnh ho, hắt hơi hay cười lớn. Đó cũng là lý do các bé đã đi nhà trẻ, mẫu giáo dễ bị lây bệnh hơn những bé sơ sinh hay trẻ nhỏ đang còn chưa đi học.

5. Vệ sinh kém

Một sự thật khác là những bé chưa được tập thói quen rửa tay thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn, vì vi khuẩn gây bệnh có thể bám vào vật dụng trong nhà như chén đũa, tay nắm cửa, ghế ăn của bé.

Chăm sóc bé bị viêm đường hô hấp trên

Thông thường, sau 5-7 ngày, bệnh viêm đường hô hấp trên sẽ giảm dần và biến mất. Trong phần lớn trường hợp, các bé không cần phải dùng bất kỳ loại thuốc nào mà chỉ cần chăm sóc để bé giảm bớt các triệu chứng.

  • Hạ sốt: Khi bé bị sốt, bố mẹ cần nhớ cho bé uống nhiều nước, lau mát, mặc ít quần áo và có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt dành riêng cho trẻ em.
  • Ăn thức ăn lỏng: Khi bị bệnh đường hô hấp trên, bé cũng ăn không ngon, đờm dãi tích tụ nhiều trong họng và trôi xuống thực quản dễ khiến bé bị buồn nôn, nôn. Trong thời gian này, bố mẹ nên chuẩn bị cho con những món ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, súp.
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ: Mẹ nên cho bé ăn từng ít một. Nhiều bé hầu như không ăn gì trong những ngày bệnh nhưng vẫn uống sữa, song mẹ nên cố gắng kiên nhẫn và bình tĩnh. Tuy bé bị sụt cân nhiều nhưng sau khi khỏi bệnh, cơ thể sẽ tự có nhu cầu bù đắp năng lượng và bố mẹ sẽ thấy bé ăn nhiều hơn trước đây.
  • Không dùng máy lạnh: Trong thời gian bé bệnh, tránh để không khí trong phòng quá khô, mẹ nên hạn chế dùng máy lạnh. Đặc biệt, mẹ không nên để quạt thổi vào mũi, miệng, cổ bé.
  • Theo dõi các triệu chứng: Bố mẹ cần theo dõi các triệu chứng để kịp thời xử lý khi bệnh trở nặng. Ví dụ như bé có hiện tượng thở khò khè, thở rít, co rút lồng ngực, ho dữ dội. Đây là các dấu hiệu bé đã bị viêm đường hô hấp dưới, có thể đã bị viêm tiểu phế quản, phế quản hoặc phổi. Lúc này, bạn cần đưa con tới ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.Viêm đường hô hấp trên

Các loại thuốc dùng điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Một số loại thuốc có thể dùng để giảm đau, hạ sốt cho bé trong trường hợp cần thiết theo chỉ định của bác sĩ mẹ có thể tham khảo

  • Acetaminophen (paracetamol): Có mặt trong các loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến như efferalgan, hapacol. Bố mẹ cần mua đúng loại cho trẻ em và dùng liều đúng với cân nặng của bé.
  • Ibuprofen: Là một loại thuốc kháng viêm phổ biến, ngoài tác dụng kháng viêm còn giúp giảm đau, sưng và hạ sốt.

*Lưu ý: Bố mẹ chỉ dùng thuốc ho và kháng sinh kể cả các loại siro ho thảo dược để điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên cho bé theo chỉ định của bác sĩ thôi nhé.

Cách phòng tránh và điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em tại nhà

1. Xông mũi

Tăng cường bảo vệ niêm mạc mũi cho bé bằng cách xông mũi với nước nóng để giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi.

♦ Cách thực hiện

  • Thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu khuynh diệp vào bồn nước nóng nhỏ.
  • Che đầu bằng khăn và hít hơi nước trong vài phút.
  • Lặp lại một vài lần/ngày.

*Lưu ý: Trừ trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có huyết áp cao, ai cũng có thể áp dụng cách này.

2. Nước muối

Nước muối sát khuẩn, giúp làm loãng chất nhờn, thông mũi mang đến cảm thấy dễ chịu hơn cho bé.

♦ Cách thực hiện

  • Thêm 1/4 thìa cà phê muối vào một cốc nước ở nhiệt độ phòng, khuấy tan.
  • Bơm nước muối vào lỗ mũi của bé và rửa mũi 2-3 lần/ngày.
  • Ngoài ra, bạn có thể thêm 1 thìa cà phê muối vào 1 chén nước ấm và súc miệng với 2-3 lần/ngày để giảm đau và giảm sưng họng.

3. Gừng

Gừng có chứa các hợp chất kháng virus giúp chống lại nguyên nhân gây nhiễm trùng. Loại thảo mộc tính ấm này cũng giúp hạn chế việc đổ mồ hôi, đờm và chống viêm cho bé.

♦ Cách thực hiện

  • Nhai miếng gừng tươi nhỏ rắc muối nhiều lần trong ngày.
  • Hoặc cắt vài lát gừng mỏng, cho vào nước đun sôi 5-7 phút, hãm trà, thêm mật ong vào uống 3 lần mỗi ngày.bệnh viêm đường hô hấp trên

4. Tỏi

Tỏi là loại kháng sinh tự nhiên giúp sát khuẩn, tăng cường sức đề kháng, làm ấm cơ thể, từ đó có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên cho bé.

♦ Cách thực hiện

  • Giã vài tép tỏi rồi pha thêm nước ấm và 1 thìa đường khuấy đều cho bé uống
  • Hoặc mẹ có thể thêm vài tép tỏi giã nhỏ vào thức ăn của bé

5. Tạo độ ẩm trong không khí

Không khí khô sẽ làm mũi của bé càng bị viêm nặng, vì thế mẹ nên làm cho không khí trong nhà ẩm hơn để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên cho bé.

♦ Cách thực hiện

  • Dùng máy tạo độ ẩm (máy xông hơi) để tạo ẩm trong nhà
  • Hoặc đặt một bát nước nóng trong phòng ngủ của bé để giữ cho không khí ẩm, giúp làm giảm cường độ ho cho con.

6. Súp gà

Súp gà giàu chất dinh dưỡng thiết yếu và các vitamin giúp điều trị các triệu chứng cảm cúm và viêm đường hô hấp như đau họng, sổ mũi và nghẹt mũi. Điều này là do thịt gà có chứa một axit amin cysteine ​​có thể chuyển hóa thành glutathione, một chất chống oxy hóa rất mạnh giúp tăng tốc và rút ngắn thời gian chữa bệnh. Do đó, mẹ đừng quên cho bé ăn một ít súp gà 2-3 lần một ngày với gừng tỏi để đạt hiệu quả như ý.

Ngoài ra, mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn của bé để tăng khả năng miễn dịch cho con nhé.Viêm đường hô hấp trên

7. Mật ong

Mật ong là một phương thuốc an toàn cho người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên nhờ khả năng kháng khuẩn tự nhiên và giàu chất chống oxy hóa. Do đó, mẹ có thể dùng mật ong để điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên cho bé và giúp con tăng cường hệ miễn dịch.

Cách dùng như sau: Trộn nước ép 1 quả chanh vớt 1 thìa cà phê mật ong trong một cốc nước ấm. Uống 1-2 lần một ngày. Ngoài ra, bạn có thể uống một ly sữa ấm với 1 thìa mật ong theo cách trên.

8. Uống nhiều nước

Cho con uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, rau quả có hàm lượng nước cao giúp trẻ phục hồi nhanh hơn. Đặc biệt, mẹ không nên cho trẻ uống đồ uống có nhiều đường hoặc chứa cồn, caffeine như cà phê, trà bởi có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của trẻ.

9. Phơi nắng sáng sớm

Vitamin D đóng vai trò trong việc duy trì một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Trên thực tế, mức vitamin D thấp có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch của bé và tăng cơ hội gây ra nhiễm trùng đường hô hấp cho trẻ.

Để có được lượng vitamin D cần thiết một cách tự nhiên, mẹ đừng quên cho bé phơi nắng lúc sáng sớm khoảng 15 phút mỗi ngày. Nếu cần, mẹ hãy uống bổ sung vitamin D cho bé theo chỉ định của bác sĩ nhé.Viêm đường hô hấp trên

10. Nghỉ ngơi đúng cách

Cơ thể trẻ cần nhiều năng lượng để được chữa lành, do đó mẹ nên cho con nghỉ ngơi đúng cách để giúp cơ thể của bé phục hồi nhanh bằng cách như cho con ngủ nhiều hơn, cho bé vận động nhẹ nhàng trong nhà.

11. Giữ gìn vệ sinh

Giữ gìn vệ sinh thân thể cho bé và vệ sinh nhà cửa bằng cách thường xuyên làm sạch mũi của bé bằng dung dịch nước muối sinh lý, giữ độ ẩm cho mũi đều đặn. Khi cho bé ra ngoài, mẹ đừng quên cho con đeo khẩu trang y tế cũng như mặc thêm quần áo ấm cho con trong mùa lạnh nhé.

Với những thông tin được chia sẻ chi tiết trong bài viết này, MarryBaby hy vọng có thể giúp các mẹ hiểu rõ về bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, từ đó có thể phát hiện và điều trị cho con đúng cách.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x