Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đến nay trong dân gian vẫn truyền tụng nhau câu nói “chớ đi mùng 7 chớ về mùng 3”, đặc biệt kiêng cữ vào những ngày đầu năm mới để cả năm không rước họa vào thân. Tuy nhiên, nguồn gốc cũng như thực hư câu nói này không phải ai cũng biết.
Có câu nói này là do ông cha ta quan niệm đó là ngày Tam nương, không mang lại may mắn trong công việc.
Theo sự tích về ngày Tam nương thì trong mỗi tháng (tính theo lịch âm) có đến 6 ngày Tam nương, cụ thể là ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27.
Dân gian còn làm ra các câu thơ, câu vè để ghi nhớ những ngày xấu:
Mùng ba, mùng bảy tránh xa
Mười ba, mười tám cũng là không hay
Hăm hai, hăm bảy sáu ngày
Là Tam nương sát họa tai khôn lường.
Bên cạnh đó còn kiêng 3 ngày Nguyệt kỵ:
Mùng năm, mười bốn, hai ba
Là ngày Nguyệt kỵ chớ nên xuất hành
Mùng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn
Mùng năm, mười bốn, hai ba
Lấy vợ thì tránh, làm nhà thì kiêng
Số 3, số 7 trong câu Chớ đi mùng 7 chớ về mùng 3 ám chỉ các ngày lẻ, bởi người ta thường coi số lẻ là những con số đơn độc, còn số chẵn mới là số tốt đẹp, có đôi có cặp. Do đó, khi làm việc gì cũng nên tránh sự đơn độc thì sẽ dễ dàng hơn.
Phong thủy cho rằng phải cẩn trọng trong 6 ngày Tam nương 3,7, 13, 18, 22, 27 bởi đó là những ngày khởi sự vất vả, không được việc.
Ngoài ra, người Việt cũng tương truyền rằng vào những ngày đó, Ngọc Hoàng sai 3 cô gái xinh đẹp (Tam nương) xuống hạ giới để làm mê muội và thử lòng người trần. Nếu ai gặp phải sẽ bị 3 cô khiến cho bỏ bê công việc, cờ bạc, đam mê tửu sắc… Đồng thời, đó cũng là một lời nhắc nhở con người phải làm chủ bản thân trong mọi hoàn cảnh, chịu khó, cần cù trong công việc.
Ở một góc độ khác, việc chọn ngày giờ tốt đã có từ thời xa xưa, khi ông bà ta gặp những chuyện không hay như xây nhà bị sập, tai nạn chết người hoặc làm việc hệ trọng như cưới hỏi, đi xa nhưng không thành. Từ đó có quan niệm về ngày tốt, ngày xấu truyền từ đời này qua đời khác.
Ngày nguyệt kỵ có từ quan điểm của người Tây phương, còn ngày Tam nương là theo quan điểm của người Đông phương.
Phong tục tập quán của người Việt có nhiều nét tương đồng với người Trung Hoa. Theo sách lịch người Trung Hoa thì 3 ngày mùng 5, 14, 23 là ngày không may mắn trong mỗi tháng nên được gọi với cái tên “Ngày nguyệt kỵ”.
Luôn có 3 ngày nguyệt kỵ trong mỗi tháng, khi cộng vào bằng 5, đó là ngày 5 (0+5), 14 (1+4), ngày 23 (2+3). Người xưa thường gọi đây là ngày nửa đời nửa đoạn, xuất hành, đi đâu, làm gì cũng khó, vất vả, mất tiền, mất việc, mất công, mất sức.
Đặc biệt nhất là vào ngày mùng 5 tháng 5 (Ngũ hoàng thổ trùng lặp), ngày này được coi là ngày xấu nhất. Ngày xưa ông bà ta cũng có câu nói về ngày này: “Nen nét như rắn mùng 5”. Do vào ngày này rắn sợ sẽ không ra khỏi hang, cho nên mới có quan niệm nếu vào ngày này đi đường thấy rắn là may mắn.
Sở dĩ rắn không ra ngoài vào ngày 5 tháng 5 là do phương lực ly tâm từ trái đất sẽ kết hợp với lực hấp dẫn từ mặt trăng và hướng tâm từ mặt trời nên vũ trụ không được bình thường như mọi ngày. Rắn cảm nhận được điều đó nên run sợ, ù tai, hoa mắt và không dám ra ngoài.
Những ngày nguyệt kỵ còn được coi là ngày “con nước” cần chú ý cho những người làm nghề biển. Đó là ngày có hiện tượng triều cường, thường sinh ra các dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè, đem lại xui xẻo cho những người đi xa, đi tàu bè.
Mặc dù có những lý giải như trên để bàn về những ngày tam nương, nguyệt kỵ, song vẫn chưa có ai kiểm chứng đây là những ngày xui xẻo, đó đơn thuần chỉ xuất phát từ quan niệm của dân gian từ xưa mà ra.
Bên cạnh việc kiêng chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3, người Phương Đông và Phương Tây cho rằng con số 13 đem lại những chuyện không hay, nhất là ngày 13 (Dương lịch) lại trùng với thứ 6 thì càng dễ xảy ra nhiều chuyện xui xẻo hơn nữa. Tuy nhiên, sự trùng hợp tai hại này chỉ xảy ra tối đa ba lần “Thứ 6 ngày 13” trong cùng một năm.
Do sợ con số 13 cho nên khi xây chung cư, cao ốc, khách sạn, một số nơi kiêng không để phòng số 13 vì tin rằng nó sẽ mang đến điềm gở.
Theo sự tích trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu tổ chức họp mặt lần cuối cùng với 12 môn đồ (tức là có 13 người) vào buổi tối ngày thứ 6. Sau đó thì Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Thánh giá. Từ đó người ta tin rằng cuộc họp mặt có 13 người thì thế nào cũng có 1 người gặp tai họa!
Theo các nhà khoa học, thiên văn học trên thế giới đã ước tính rằng: Thứ sáu ngày 13-4-2029 sẽ có một thiên thạch khổng lồ nặng 25 triệu tấn, rộng 300-400 mét, di chuyển hướng về Trái đất với tốc độ 48.000km/giờ. Thiên thạch này mang nguồn năng lượng khoảng 58.000-65.000 bằng quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima – Nhật Bản năm 1945. Nó sẽ cách Trái đất khoảng 30.800-32.128 km.
Đây được xem là ngày hủy diệt của nhân loại, bởi nếu tình huống xấu nhất xảy ra, “Hòn đá trời” này va vào Trái đất sẽ gây ra một trận sóng thần cao đến 256m với sức hủy diệt có thể làm xóa sổ một số quốc gia trên bản đồ thế giới.
Tuy vậy, không phải tất cả quốc gia trên thế giới đều sợ thứ 6 ngày 13, đơn cử là:
Tháng 2
Tháng 5
Tháng 9
Tháng 12
MarryBaby đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chớ đi mùng 7 chớ về mùng 3, ngày tốt xấu trong phong thủy, quan niệm có từ lâu đời. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, nên hãy lựa chọn những ngày đẹp, hợp với bạn để thuận lợi cho những công việc lớn nhé.
Hương Hoa
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.