Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sắp đón bé yêu từ viện về nhà và bạn phân vân phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà như thế nào? Những điều sau đây bố mẹ cần biết để tốt cho con.
Gia đình có thêm thành viên mới là một sự kiện quan trọng trong văn hóa của người Việt. Vì vậy, phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà cũng rất được coi trọng.
Dưới đây là những phong tục đón trẻ sơ sinh mà ông bà ngày xưa truyền lại cho con cháu, bạn đọc để áp dụng cho bé yêu nhé!
1. Khi đưa bé từ viện về cần làm gì? 10 phong tục khi đón trẻ sơ sinh về nhà
1.1 Phong tục làm con của Phật hay Thánh
Trong quan niệm dân gian, giờ sinh, năm sinh của trẻ rất quan trọng. Có một vài bé sinh ra gặp giờ xấu, tuổi không hợp với bố mẹ; cơ thể yếu ớt; bố mẹ thường phải làm theo phong tục cho bé làm con nuôi.
Con nuôi ở đây không phải là cho hẳn; mà là gửi bé ở cửa Phật, cửa Thánh. Ý nghĩa của phong tục này là nhờ vào uy danh, đức độ của thần thánh để tránh được những điềm xấu cho bé.
Ngoài ra, các Ngài sẽ che chở cho con luôn được an toàn và khỏe mạnh. Việc thực hiện tục đón trẻ sơ sinh về nhà làm con nuôi này chỉ được thực hiện tượng trưng; bởi bố mẹ ruột vẫn sẽ nuôi nấng trẻ như bình thường. Tới lúc khoảng 10 tuổi, bố mẹ phải tới nơi đã cho con làm con nuôi để chuộc về.
1.2 Tục nhờ người “mát tay” đón bé từ viện về nhà
Cách đây khoảng 20-30 năm, vẫn còn rất nhiều trường hợp tự sinh tại nhà. Ngày nay, hầu hết các mẹ đều sinh em bé ở bệnh viện rồi mới đưa về nhà. Theo một số quan niệm, việc chọn một người có uy tín; được cho là “mát tay” đưa bé về nhà sẽ tạo nhiều điều tốt.
Cụ thể, sau 72 giờ, những người có tiếng nói trong nhà sẽ nhờ các bà có uy tín, tính tình nhanh nhẹn, thạo việc bế bé về gia đình. Phong tục đón em bé từ viện về nhà này được hầu hết các mẹ áp dụng với mong muốn trẻ sau này lớn lên dễ nuôi, ít quấy khóc, hay ăn và chóng lớn.
1.3 Xua đuổi tà ma quanh trẻ sơ sinh
Theo dân gian, trẻ sơ sinh chính là đối tượng dễ bị tà ma quấy rối. Bởi vậy, cha mẹ phải có những biện pháp để phòng ngừa việc này khi đón em bé từ viện về nhà.
Thông thường, khi đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà; cha mẹ lưu ý chuẩn bị thật đầy đủ áo quần để che chắn cho bé (lưu ý không làm bé khó thở). Sau đó quệt một ít nhọ nồi hoặc vệt son lên trán bé (chỉ cần quẹt vừa phải, nhẹ nhàng). Cuối cùng là trang bị thêm dao, đũa bên cạnh mẹ và bé.
Để yên tâm hơn, bố mẹ cũng có thể chọn giờ ngày tốt rồi đưa trẻ về. Bởi nhiều quan niệm cho rằng có một số thời điểm trong ngày sẽ xuất hiện ma quỷ. Ngoài ra, lưu ý khi đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà quan trọng đó là phải chuẩn bị một bài khấn để xin ông bà phù hộ trước ngày đưa trẻ về nhà.
1.4 Phong tục bước qua đống lửa đón trẻ sơ sinh về nhà
Khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà cần làm gì? Lửa được cho là thứ có tác dụng thanh tẩy trong văn hóa Việt Nam. Do đó, bước qua đống lửa được cho là có thể giải thoát khỏi sự đeo bám của ma quỷ.
Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà bước qua đống lửa được thực hiện như sau:
Chuẩn bị một cái chổi mới sau đó đốt lên, có thể kèm ít vàng mã và rắc thêm muối.
Chờ lửa cháy cho bớt to rồi mẹ bế bé bước qua lửa, sau đó bế vào nhà.
Gia đình hết sức cẩn thận để không khiến mẹ bị bỏng nhé!
Khi đưa bé từ viện về cần làm gì? Có rất nhiều trẻ sơ sinh sau khi từ bệnh viện về nhà thì hay quấy khóc, dỗ mãi không chịu nín. Hiện tượng này được cho là trẻ đã bị ma quỷ, vía người âm quấy rầy.
Cách đốt vía để đuổi tà ma bám lấy khi đón trẻ sơ sinh về nhà như sau:
Dùng áo tơi (loại áo đan bằng lá cọ) hoặc chổi cùn.
Chuẩn bị muối và gỗ thơm.
Sau đó cho tất cả vào và đốt để đuổi bớt các vía đang ám lấy em bé.
Nếu trẻ nhỏ bị giật mình do bị ngã thì ông bà sẽ thực hiện một lễ cúng nhỏ gọi là hớt vía:
Chuẩn bị một quả trứng luộc. Chia trứng thành 7 miếng (con gái 9 miếng).
Đem trứng tới nơi trẻ bị ngã hoặc giường ngủ.
Hú gọi vía trẻ, sau đó tráo cơm và trứng 7 lượt (9 lượt đối với bé gái).
Cho trẻ ăn cơm trứng đó (ăn tượng trưng) thì vía sẽ trở lại như bình thường.
1.6 Phong tục đặt tên khi đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà
Phong tục khi đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà là gì? Dân gian rất kiêng kỵ gọi tên thật của trẻ, bởi như vậy sẽ làm tà ma chú ý. Do đó, hầu hết trẻ em đều sẽ được đặt một cái tên tục, tên được cho là không đẹp để tránh làm tà ma chú ý.
Một số tên tục thường gặp đó là Tí, Tèo, Cu… hoặc các tên hiện đại hơn như Bin, Bo… Ngày xưa thì các tên này sẽ theo con trai tới khi đủ tuổi ghi vào sổ đinh, còn con gái là khi lấy chồng.
Ngày nay, quan niệm đặt tên này đã không còn khắt khe nhưng hầu hết ai cũng sẽ đặt một tên ở nhà cho trẻ.
1.7 Phong tục Cúng Bà mụ sau đón trẻ sơ sinh về nhà 30 ngày
Theo quan niệm dân gian, mỗi đứa trẻ được sinh ra là do công của 12 bà mụ nhào nặn. Do đó, em bé sinh ra khỏe mạnh, gia đình phải làm lễ để cảm tạ những vị này.
Cụ thể, lễ cúng sẽ được thực hiện vào hôm thứ ba kể từ khi trẻ sinh ra. Gia đình sẽ tắm cho bé, sau đó chuẩn bị một mâm cỗ nhỏ. Mâm cỗ này còn gọi là đoàn du phạn và các lễ vật. Đó là 12 đôi hài, 12 miếng trầu, bánh trái chia 12 phần… Tất cả lễ vật trong phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà này sẽ đều dừng ở con số 12, để tượng trưng cho 12 bà mụ đã tạo nên em bé.
Phong tục đóng dấu son khi đón trẻ sơ sinh về nhà mang ý nghĩa là cầu phước đức, may mắn cho trẻ. Những dấu này thường được xin ở chùa, đền hoặc các lễ hội lớn. Dấu này không đóng trực tiếp vào da bé mà đóng vào vải. Miếng vải có dấu này sẽ dùng để may áo cho bé mặc.
Với việc dấu ấn của Phật, Thánh in trên áo, bé sẽ không sợ bị tà ma quấy phá, còn có thể thông minh và sáng dạ hơn. Để bảo quản những chiếc áo này, bạn cần giặt riêng, phơi riêng và chỉ sử dụng và lễ Tết mà thôi.
1.9 Treo tỏi đầu giường khi đón trẻ sơ sinh từ viện về
Tỏi từ lâu được xem là thứ có thể phòng trừ được ma quỷ. Thế nên trước khi đón trẻ sơ sinh về nhà, bạn cần chuẩn bị trước một chùm tỏi buộc ở đầu giường. Có một cách khác là cho một múi tỏi nhỏ vào túi thơm, sau đó để cạnh chỗ ngủ để kích thích trẻ ngủ ngon, không bị tà ma quấy rối.
1.10 Phong tục kiêng khen trẻ sau khi đón trẻ sơ sinh về nhà
Thấy trẻ sơ sinh, đa số chúng ta đều muốn cưng nựng và khen trẻ dễ thương, đẹp hoặc đáng yêu. Tuy vậy có 1 lưu ý khi đón trẻ sơ sinh từ viện về là theo quan niệm xưa, những lời khen này lại gây hại.
Đó được gọi là những lời quở, khiến cho người âm chú ý tới bé, làm bé lâu lớn, dễ bị bệnh. Bởi thế, bố mẹ hoặc người trong gia đình cần nhắc nhở người vào thăm không được khen trẻ đẹp, nặng cân, mập mạp…
Chuẩn bị hành trang khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà.
Có thể để thêm 1 cành dâu tằm trong phòng ngủ của bé.
Chọn người mát tay theo phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà.
Khi đón bé về đến nhà nên để bé nằm chiếu riêng để dễ nuôi.
Xông phòng để xua đuổi âm khí lạnh lẽo khi đón trẻ sơ sinh về nhà.
Kiêng không gọi tên khai sinh của trẻ khi ở nhà, đặc biệt là vào ban đêm.
Cúng bà mụ cho trẻ sau 7 ngày (bé trai) và 9 ngày (bé gái) từ khi sinh bé.
Không nên cho trẻ ra ngoài buổi tối hoặc giữa trưa khi trẻ còn nhỏ (dưới 1 tháng).
Cho trẻ mặc quần áo cũ của những em bé bụ bẫm, thông minh, khỏe mạnh để lấy vía.
Nhờ người thân đốt một đống lửa để bước qua ngay khi qua cửa vào nhà để tránh bé quấy khóc.
2. Lợi ích của các thủ tục đón trẻ về nhà từ bệnh viện
Từ xưa đã có quan niệm, phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà là một thủ tục không thể nào bỏ qua và thậm chí họ chuẩn bị rất kĩ càng. Đây được coi là một phong tục giúp nuôi trẻ được dễ hơn và trẻ lớn nhanh hơn.
Giúp cho trẻ mau lớn dễ nuôi dễ ăn và tránh các bệnh cho bé.
Xông nhà để đuổi tà ma để bé có được giấc ngủ yên mà không bị giật mình.
Cho những người mát tay dễ nuôi để bé cũng theo đó mà hay ăn và không khóc.
Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà để đảm bảo cho trẻ đuổi được tà ma và vía không lành.
Trẻ sinh ra mới được sinh ra nên cơ thể còn yếu vì thế mà tất cả để tránh được tà ma và những vía không tốt cho trẻ.
Tỏi và dao là 2 dụng cụ không chỉ dành riêng cho trẻ sơ sinh hay người lớn mà thay vào đó ai cũng nê dung khi đi xa hay đi tối. Nó giúp trẻ tránh được tà ma.
Những phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà đa số đều là kinh nghiệm dân gian, được tổ tiên truyền lại. Có thể xét về mặt khoa học, những phong tục này không có căn cứ.
Nhưng MarryBaby khuyên bố mẹ nên biết, áp dụng để không gây mâu thuẫn với những bậc ông bà trong nhà. Hơn nữa “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đây là những phong tục khi đón trẻ sơ sinh về nhà hoàn toàn không gây hại gì cho trẻ; cha mẹ có thể yên tâm nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.