Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chắc bạn đã từng nghe qua câu: “Có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Đó là lý do nhiều gia đình thường thờ cúng Ông Địa Thần Tài để cầu bình an và may mắn về tài lộc. Tuy nhiên, bạn phải xem giờ, xem ngày thỉnh Ông Địa Thần Tài về nhà. Đồng thời, bạn cũng lưu ý thêm một số việc khác liên quan đến việc thờ cúng.
Tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông cho rằng ngày mùng 10 âm lịch tháng Giêng hàng năm là ngày vía Thần Tài. Theo truyền thuyết, đó cũng là ngày Thần Tài bay về trời.
Không chỉ thế, với những người làm ăn, cứ vào mùng 10 âm lịch hàng tháng, họ đều sắm sửa lễ cúng rất trang trọng. Đặc biệt, đây cũng được xem là ngày tốt để thỉnh Ông Địa Thần Tài về nhà. Vậy nên nhiều người không cần xem ngày thỉnh Ông Địa Thần Tài, họ cứ chọn ngày mùng 10 âm lịch để rước hai ông về thờ.
Bạn nhớ là không nên thỉnh Ông Địa Thần Tài vào tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch).
Tuy nhiên, trước khi rước Ông Địa Thần Tài về nhà thì bạn phải thỉnh hai ông vào chùa khai quang điểm nhãn. Tức là bạn đưa các ông vào chùa, nhờ sư thầy chú nguyện nhập thần, sau đó mới thỉnh về nhà thờ được.
Khi đưa hai ông lên chùa, bạn nhớ bọc Ông Địa Thần Tài trong hộp sạch sẽ hoặc bọc giấy đỏ, tránh để lộ thiên.
Không chỉ xem ngày thỉnh Ông Địa Thần Tài, bạn cũng cần lưu ý giờ tốt để rước hai ông về nhà. Theo chuyên gia phong thủy, các khung giờ tốt để thỉnh Ông Địa Thần Tài là tốc hỷ, đại an và tiểu cát.
Tốc hỷ: Khung giờ từ 9-11h và 21-23h. Đây là những khung giờ tốt cho công việc làm ăn, kinh doanh, gặp nhiều niềm vui, điềm lành.
Đại an: Thời gian từ 5-7h và 17-19h. Đây là những khung giờ mang đến bình an, may mắn.
Tiểu cát: Thời gian từ 1-3h, 13-15h. Đây là những khung giờ tốt cho gia đạo, người nhà đều khỏe mạnh và gặp may mắn.
Cùng với việc xem ngày thỉnh Ông Địa Thần Tài, khi mua tượng Ông Địa Thần Tài, bạn cần phải chọn kỹ. Tượng phải còn nguyên và mới, không bị nứt hoặc bể, mắt tượng nhìn thẳng hoặc nhìn lên không nhìn xuống dưới.
Tượng Thần Tài phải có nét mặt vui tươi, thoải mái, toàn tượng toát lên vẻ phú quý.
Tượng Ông Địa phải có khuôn mặt vui vẻ, nước da hồng hào, thần thái tràn đầy phúc khí.
Bên cạnh việc phải xem ngày tốt thỉnh Thần Tài Thổ Địa, bạn lưu ý bàn thờ hai ông phải đặt dưới đất và ở nơi trang nghiêm. Tuyệt đối không đặt bàn thờ ở các nơi có nguồn năng lượng xấu như nhà vệ sinh, khu vực dơ bẩn. Bạn cũng không được đặt hai ông ở bếp vì đó là khu vực trấn giữ của ông Táo.
Bàn thờ Ông Địa Thần Tài nên được đặt ở góc, dựa lưng vào vách tường tạo sự chắc chắn, hướng bàn thờ quay ra hướng cửa.
Nếu là người kinh doanh, bạn nên bố trí bàn thờ ở những nơi có thể quan sát được tất cả khách hàng ra vào. Để tránh hao hụt tài lộc, bạn không chỉ xem ngày thỉnh Ông Địa Thần Tài mà còn nên xem hướng đặt bàn thờ phù hợp với tuổi và mệnh.
Khi thỉnh Ông Địa Thần Tài về nhà, trước khi đặt lên bàn thờ, bạn cần tẩy trần hai ông bằng nước ngũ vị hương. Đó là loại nước đun lên từ 5 loại lá hương liệu gồm hồi khô, quế khô, hương nhu, lá sả, lá mùi (hoặc lá bưởi).
Bát hương nên được dính chặt bằng keo 502 vì khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát hương (gọi là động bát hương) thì công việc sẽ trở nên trục trặc ngay sau đó.
Ngày vía chính của Thần Tài (mùng 10 Tết), bạn cúng lễ gồm: 1 lọ hoa, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu.
Ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng cũng nên cúng Thần Tài để cầu xin may mắn về tài lộc trong tháng đó. Đồ cúng thường là heo quay, vịt quay, gà luộc ngậm hoa hồng, hoa quả, nước sạch, cua biển, bánh bao nhân thịt trứng, chuối chín vàng…
Việc thờ cúng Ông Địa Thần Tài mỗi ngày theo nguyên tắc mỗi lần đốt 5 cây nhang. Thời gian thắp tốt nhất là 6-7h sáng, 6-7h chiều mỗi ngày.
Đồ cúng từ bánh trái, thịt, tôm, trứng, gạo, muối, rượu… thì chia trong nhà ăn hoặc để dùng dần, không cho bên ngoài để tránh mất lộc. Nước thì đứng từ ngoài cửa tưới vào nhà nhằm mục đích đẩy tài lộc vào nhà.
Mặc dù đã xem ngày thỉnh Ông Địa Thần Tài nhưng không phải lúc nào Ông Địa Thần Tài cũng hợp với mệnh của bạn. Trường hợp công việc làm ăn không xuôi chèo mát mái, gia đạo gặp trắc trở, bạn cũng không nên vứt hoặc cho Ông Địa Thần Tài. Nên hỏi ý kiến sư thầy trong chùa về việc nên gửi hai ông ở đâu.
Bạn nhớ là phải xem giờ, xem ngày thỉnh Ông Địa Thần Tài và làm theo các hướng dẫn trên thì Thần Tài, Thổ Địa trong nhà mới có linh khí nhé.
Hương Lê
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.