Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật 05/09/2023

Kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai có nguy hiểm không?
Đa phần cục máu đông xuất hiện cùng máu kinh là tình trạng bình thường của chu kỳ kinh nguyệt, có vai trò hỗ trợ ngăn máu kinh thoát ra quá nhiều. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai hay có kinh ra cục thịt thì có nguy hiểm gì không?

Về mặt y khoa, thuật ngữ chuyên môn của bác sĩ thường gọi tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông và không hẳn là nhìn như bào thai.

Theo nghiên cứu từ American Society of Hematology (ASH – Hoa kỳ) cho biết; tình trạng kinh nguyệt ra máu đông hay kinh nguyệt ra nhiều có ảnh hưởng đến 90% phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt; và 70% phụ nữ đang dùng thuốc chống đông máu.

1. Vì sao kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai?

Vì sao kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai?
Vì sao kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai?

1.1 Tình trạng kinh nguyệt có cục máu đông bình thường

Kinh nguyệt có cục máu đông là do quá trình đông máu xảy ra; và làm thay đổi máu từ dạng lỏng dần chuyển sang dạng rắn.

Theo Bác sĩ Sandhya Pruthi – Bệnh viện MayoClinic cho biết; tình trạng máu kinh vón cục thường xuất hiện trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng hết sức bình thường. Kinh nguyệt xảy ra khi các lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc làm thay đổi dòng chảy kinh. Do đó, sẽ có những ngày kinh nguyệt máu sẽ ra nhiều; và có ngày lại ngược lại.

1.2 Kinh nguyệt có cục máu đông liên quan đến bệnh lý

Mặc dù tình trạng cục máu đông trong kinh nguyệt là hiện tượng khá bình thường. Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề bệnh lý như:

  • Polyp nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung: Tử cung bị tắc nghẽn; không co bóp như bình thường nên không thể đẩy máu kinh ra ngoài nhanh chóng; dẫn đến máu kinh thoát ra khỏi cơ thể chậm và đông thành cục.
  • Lạc nội mạc tử cung: Mô của niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài; gây ra tình trạng kinh nguyệt ra rất nhiều hoặc rong kinh; dẫn đến máu dễ tích tụ và tạo thành cục máu đông.
  • Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis): Ở những người bị u tuyến, niêm mạc tử cung phát triển thành cơ tử cung; làm cho nội mạc tử cung và thành tử cung dày hơn; dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều hơn. Do đó, nhiều khả năng xuất hiện các cục máu đông trong máu kinh.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Điều này dẫn đến tử cung không khỏe và gây ra nhiều vấn đề; trong đó có kinh nguyệt ra máu đông hoặc rong kinh.
  • Sảy thai: Trong quá trình sảy thai, tùy thuộc vào giai đoạn thai kỳ mà số lượng cục máu đông sẽ được bài tiết ra ngoài như chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hay muộn.

>> Chị em nên đọc thêm: Các loại ung thư cổ tử cung

2. Kinh nguyệt ra cục máu đông có phải là sảy thai không?

Kinh nguyệt ra cục máu đông nhìn như bào thai có phải là sảy thai không?
Kinh nguyệt ra cục máu đông nhìn như bào thai có phải là sảy thai không?

Sau đây là cách phân biệt điểm giống và khác nhau giữa chu kỳ kinh nguyệt và sảy thai; khi kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai.

2.1 Điểm giống nhau

Sảy thai là hiện tượng phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu mang thai); và đôi khi khó phát hiện được vì gần giống với chu kỳ kinh bình thường. Trong một số trường hợp, tình trạng sảy thai có thể xảy ra trước khi các bạn nữ biết có thai vì các biểu hiện sẽ tương tự như có kinh, bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo.
  • Đau bụng.
  • Âm đạo bài tiết các cục máu đông…

2.2 Điểm khác nhau

Chị em phụ nữ nên lưu ý khi có những dấu hiệu dưới đây để phân biệt nhé:

  • Chuột rút ở bụng dưới: Khi mất thai, các cơn co thắt mạnh sẽ gây đau ở lưng dưới và xương chậu, cường độ cao hơn và nặng hơn theo thời gian so với đau bụng kinh.
  • Chảy dịch: Điều này thường không xảy ra trong một kỳ kinh.
  • Xuất hiện máu đông: Các cục máu thường lớn bất thường, khá giống bào thai và có màu xám hoặc trắng.
  • Ra máu: Trong quá trình sảy thai, hiện tượng ra máu có thể bắt đầu khá đột ngột và sẽ bắt đầu thuyên giảm sau vài ngày hoặc vài tuần.
  • Giảm buồn nôn và căng tức ngực: Trường hợp bạn bị sảy thai thì một vài dấu hiệu mang thai sớm có thể biến mất đột ngột.
  • Nồng độ hormone thai kỳ thấp: Nếu bạn dùng que thử thai có thể cho kết quả âm tính giả nếu nồng độ hormone thai kỳ không cao, vì thế nhiều người không biết rằng mình đã mang thai.

>> Chị em đã biết 12 cách để nhanh hết kinh nguyệt chưa?

 

3. Cần làm gì khi kinh nguyệt ra máu đông?

Cần làm gì khi kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai?
Cần làm gì khi kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai?

Trường hợp trước đó bạn không sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục và nghi ngờ mình có thai. Sau đó tình trạng kinh nguyệt ra cục máu đông nhìn như bào thai xảy ra; lúc này chị em phụ nữ nên gặp bác sĩ để kiểm tra.

  • Kiểm tra tình trạng tử cung và âm đạo có xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng hay không?
  • Tình trạng ra máu; nhất là cục máu đông có kiểm soát được chưa?
  • Mô thai đã đào thải ra toàn bộ hay vẫn còn trong tử cung?

>>> Chị em nên xem thêm: Sau khi quan hệ nên làm gì? Đàn ông, phụ nữ đều nên biết

Kể từ lúc bắt đầu sảy thai đến khi đào thải mô hoàn toàn ra khỏi cơ thể; có thể sẽ mất gần 2 tuần. Nếu mô vẫn chưa được đào thải ra ngoài, các bác sĩ có thể sử dụng một vài cách sau:

  • Sử dụng thuốc: Một số loại được kê toa như misoprostol (Cytotec), giúp tăng co bóp tử cung và tống mô ra ngoài. Nhưng lưu ý, nếu nhóm máu là Rh âm tính thì cần phải tiêm globulin miễn dịch Rh, giúp ngăn ngừa các biến chứng trong lần mang thai sau này.
  • Hút thai: Dụng cụ hút bằng ống mỏng sẽ được đưa vào tử cũng để hút toàn bộ mô thai ra ngoài. Phương pháp này có sử dụng gây tê cục bộ.
  • Nạo thai: Cổ tử cung sẽ được làm giãn và sử dụng công cụ nạo để nạo nội mạc tử cung. Phương pháp này sử dụng gây tê vùng hoặc toàn thân.

Chị em lưu ý, những vấn đề liên quan đến sảy thai, thì rất cần thiết đến gặp bác sĩ cũng như hạn chế tự tìm đến bác sĩ Google và tự cho phép bản thân chẩn đoán bệnh trạng nhé!

4. Kinh nguyệt ra máu đông – Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi nào nên gặp bác sĩ?
Kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai khi nào nên gặp bác sĩ?

Như đã đề cập, nếu bạn lo lắng về tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông hoặc hiểu là nhìn như bào thai, thì bạn nên đi khám bác sĩ. Hoặc cụ thể là một số tình trạng dưới đây:

  • Máu kinh ra nhiều hơn và bạn phải thay băng vệ sinh chỉ sau 1-2 giờ.
  • Máu kinh nguyệt kéo dài 8 – 10 ngày.
  • Cục máu đông chiếm hơn một phần tư máu kinh dạng lỏng.
  • Cục máu đông xuất hiện ngày càng nhiều, hoặc to dần.
  • Triệu chứng đau bụng đi cùng với buồn nôn.
  • Trường hợp chị em phụ nữ đang mang thai và bị chảy máu hoặc có cục máu đông.

5. Cách giúp bạn có một kỳ kinh nguyệt bình thường và đều đặn

Kinh nguyệt khỏe mạnh và đều đặn là khi vòng kinh luôn lặp đi lặp lại đúng theo chu kỳ từ 28-35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt quá dài hay quá ngắn đều ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của chị em phụ nữ.

Chị em có thể áp dụng 5 cách sau đây để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh:

  • Khám phụ khoa định kỳ.
  • Tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và sự rụng trứng.
  • Chế độ ăn uống giàu vitamin khoáng chất là cách giúp kinh nguyệt đều đặn.
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
  • Tập thể dục thể thao.

Như đã đề cập ở trên, tình trạng kinh nguyệt ra cục máu đông không hẳn là nhìn như bào thai và có thể là bình thường. Một số ít trường hợp thì có thể liên quan đến bệnh lý hoặc trường hợp ngoài ý muốn khác là do sảy thai.

Cuối cùng, một điều mà MarrBaby muốn làm rõ với bạn là, kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai có thể là do cách mô tả của bạn. Nhưng theo góc nhìn của bác sĩ thì đó chỉ là hiện tượng đông máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Heavy menstrual bleeding: work-up and management (2016)
https://ashpublications.org/hematology/article/2016/1/236/21050/Heavy-menstrual-bleeding-work-up-and-management
Ngày truy cập: 30/08/2023

2. Is It Normal for Period Blood to Come Out in Clumps? (2020)
https://kidshealth.org/en/teens/clumps.html
Ngày truy cập: 30/08/2023

3. Blood clots during menstruation: A concern? (2021)
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/expert-answers/blood-clots-during-menstruation/faq-20058401
Ngày truy cập: 30/08/2023

4. Period Blood Clots: Are They Normal? (2021)
https://health.clevelandclinic.org/period-blood-clots-are-they-normal/
Ngày truy cập: 30/08/2023

5. What really happens during a miscarriage (2022)
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/what-really-happens-during-a-miscarriage
Ngày truy cập: 30/08/2023

x