Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình, bạn có thể tham khảo lịch tiêm chủng năm 2022 sau đây để cân nhắc và sắp xếp.
Trong bài viết, MarryBaby sẽ chia sẻ những loại vắc-xin khác nhau cho từng nhóm tuổi cụ thể. Từ đó, bạn có thể theo dõi lịch tiêm chủng và bổ sung những mũi tiêm còn thiếu cho các thành viên trong gia đình nhé.
Giai đoạn 6 tháng đầu đời là thời điểm trẻ cần được tiêm chủng nhiều mũi vắc xin để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong nhiều năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nghiên cứu và thiết lập lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh sao cho an toàn và hiệu quả nhất.
WHO cũng tạo điều kiện hỗ trợ tiêm chủng miễn phí các mũi vắc xin thiết yếu nhất cho các nước đang phát triển để trẻ em không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Thông tin lịch tiêm chủng 2022 và những lưu ý cụ thể về từng loại vắc xin được chia sẻ trong bảng dưới đây.
Lưu ý: Bạn nên lưu ý màu sắc của tên vắc xin.
>> Bạn có thể xem thêm 12 loại vắc xin cho trẻ
Ở giai đoạn 6 tháng – 9 tuổi, trẻ sẽ tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn do đi trẻ, đi học. Lịch tiêm chủng 2022 và những lưu ý cụ thể về từng loại vắc xin cho độ tuổi này như sau:
Lưu ý: Bạn nên lưu ý màu sắc của tên vắc xin.
Lịch tiêm chủng 2022 cho trẻ đủ 24 tháng tuổi:
Lịch tiêm chủng 2022 cho trẻ từ 3 tuổi trở lên:
>> Bạn có thể xem thêm 10 cách giảm đau, hạ sốt cho bé sau khi tiêm phòng hiệu quả
Ở độ tuổi 9 – 18, trẻ đã được tiêm chủng các loại vắc xin thiết yếu. Tuy nhiên, cha mẹ nên kiểm tra lịch tiêm chủng 2022 và thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh cũng như các loại vắc xin mới để tiêm bổ sung nếu cần.
Ở độ tuổi này, phụ huynh nên xem xét và lưu ý tiêm chủng trẻ còn chưa tiêm hoặc chưa hoàn thành do trẻ ốm.
Lịch tiêm chủng 2022 cho thanh thiếu niên cụ thể là:
Độ tuổi 18 – 64 là giai đoạn cả nam và nữ trong độ tuổi sinh sản, lập gia đình và chăm sóc con, cháu nhỏ. Vì vậy, bạn cần lưu tâm tới vấn đề tiêm chủng trước; trong thời gian mang thai và chăm sóc con nhỏ để bảo vệ sức khỏe cho bé, tránh bị lây lan bệnh từ các thành viên trong gia đình.
Hơn 20 năm trước, y tế chưa phát triển như bây giờ nên rất nhiều người ở độ tuổi trưởng thành chưa được tiêm chủng vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vì vậy, người ở độ tuổi này nên tìm hiểu để tiêm bổ sung, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Sức khỏe của mẹ là yếu tố tiên quyết để con phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Bạn nên tìm hiểu về các mũi tiêm phòng trước khi cưới, các mũi tiêm phòng trước khi mang thai và trong khi mang thai để đảm bảo sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ và sau sinh.
Lịch tiêm chủng 2022 cho phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành bao gồm:
Các mũi tiêm phòng trước khi cưới:
Nếu bạn dưới 26 tuổi và chưa tiêm vắc xin, chưa có quan hệ tình dục thì nên tiêm vắc xin để ngăn ngừa lây nhiễm HPV.
>> Bạn có thể xem thêm Tiêm phòng trước khi cưới cho vợ chồng gồm những mũi tiêm quan trọng nào?
Lịch tiêm chủng 2022 cho mẹ mang thai
>> Bạn có thể xem thêm Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu giá bao nhiêu mẹ biết chưa?
Nam giới không trải qua thời kỳ mang thai nhưng khi làm bố cũng là người gần gũi trẻ sơ sinh. Trong 1 năm đầu đời trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu và chưa được tiêm chủng ngừa bệnh.
Vì vậy, người bố cũng nên xem xét để theo lịch tiêm phòng 2022 trước khi có con:
Cũng giống như trẻ nhỏ, người cao tuổi trên 65 tuổi có hệ miễn dịch yếu nên dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Bạn nên lưu ý chăm sóc và theo dõi lịch tiêm chủng 2022 cho người thân trên 65 tuổi bao gồm:
Ngoài ra nếu người trên 65 tuổi thường xuyên nằm viện hoặc có tình trạng sức khỏe, lối sống không tốt nên được tiêm ngừa các bệnh:
Ngoài lịch tiêm chủng 2022 cần thiết cho mỗi độ tuổi nêu trên; bạn cần lưu ý tiêm phòng khẩn cấp cho bản thân và người thân trong gia đình để phòng ngừa bệnh dại và bệnh uốn ván.
Nếu bị chó, mèo cắn, bạn cần theo dõi xem chúng có các biểu hiện lạ giống bệnh dại hay không. Trong trường hợp bị chó mèo lạ cắn, không thể theo dõi, bạn cần làm sạch vết thương và tiêm phòng dại ngay sau khi phơi nhiễm theo hướng dẫn cho từng độ tuổi. Vắc xin dại thường được sử dụng chung với globulin miễn dịch bệnh dại để nhanh chóng phát triển kháng thể đặc trị.
Liều tiêm vắc xin phòng dại tùy thuộc vào từng độ tuổi, thường tiêm 3 mũi vào ngày 0, 7, 28. Ngoài ra có thể tiêm mũi 3 vào ngày 21 hoặc tiêm liều tăng cường nếu cần.
Nếu bị vết thương hở như đạp đinh, ngã gây trầy xước, bị thương… bạn cần đến cơ sở y tế xử lý vết thương để tránh nhiễm trùng. Nếu đã tiêm uốn ván quá 10 năm trước hoặc không nhớ tiêm uốn ván chưa, bạn cần đến cơ sở y tế xin tư vấn và tiêm ngừa uốn ván kịp thời theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Uốn ván do vết thương hở là bệnh có nhiều người mắc phải ở nước ta và có tỷ lệ tử vong, biến chứng cao.
Để đảm bảo an toàn khi tuân theo lịch tiêm chủng 2022, khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ cần lưu ý:
1. Mang theo phiếu/sổ tiêm chủng.
2. Thông báo cho các nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của trẻ như:
3. Đề nghị các nhân viên y tế thông báo về loại vắc xin trong lịch tiêm chủng 2022; những phản ứng có thể gặp và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng.
4. Trong khi tiêm chủng giữ trẻ đúng tư thế theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
5. Cho trẻ ở lại 30 phút tại trung tâm tiêm chủng sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có phản ứng bất thường xảy ra.
6. Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng về toàn trạng, tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm… Không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
7. Đưa trẻ tới ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như:
8. Nếu bố mẹ không yên tâm về sức khỏe của con sau khi tiêm chủng hãy đến gặp cán bộ y tế để được khám tư vấn.
Để đảm bảo an toàn khi theo lịch tiêm chủng 2022; người đi tiêm chủng cần thực hiện:
1. Mang theo sổ tiêm chủng (nếu có).
2. Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và sức khỏe hiện tại, gồm: Các bệnh đã mắc, đang mắc, những loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng; Các loại thuốc, vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm thuốc, tiêm chủng trước đây hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp do các nguyên nhân khác.
3. Với phụ nữ, ngoài các thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không, hoặc thời gian dự định có thai.
4. Nên có người đi cùng nếu người tiêm vắc xin có sức khỏe kém.
5. Ở lại trung tâm tiêm chủng 30 phút sau tiêm để được nhân viên y tế theo dõi phản ứng sau tiêm. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nôn ói, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.
6. Tiếp tục theo dõi tại nhà 48 giờ sau tiêm; nếu có sưng đau vết tiêm hoặc phản ứng khác cần liên hệ trung tâm tiêm chủng hoặc tới cơ sở y tế gần nhất.
7. Người trưởng thành có thể tiêm nhiều mũi trong 1 lần đi tiêm để tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển…, đồng thời có hiệu quả miễn dịch sớm với nhiều bệnh cùng lúc.
Tiêm chủng là một trong những việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và người thân. Vì thế, bạn hãy cập nhật thông tin về lịch tiêm chủng 2022 thường xuyên để luôn cảm thấy an tâm nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Summary of WHO Position Papers – Recommendations for Routine Immunization
https://cdn.who.int/media/docs/default-source/immunization/immunization_schedules/immunization-routine-table1.pdf?sfvrsn=c7de0e97_9&download=true
Ngày truy cập: 19.04.2022
2. Child and Adolescent Immunization Schedule
https://www.cdc.gov/vaccines/schedules/hcp/imz/child-adolescent.html
Ngày truy cập: 19.04.2022
3. Adult Immunization Schedule
https://www.cdc.gov/vaccines/schedules/hcp/imz/adult.html
Ngày truy cập: 19.04.2022
4. Childhood Vaccination Schedule
https://www.msdmanuals.com/home/children-s-health-issues/vaccination-of-children/childhood-vaccination-schedule
Ngày truy cập: 19.04.2022
5. Vaccination and Pregnancy
https://www.marchofdimes.org/pregnancy/vaccinations-and-pregnancy.aspx
Ngày truy cập: 19.04.2022
6. Adults Age 65 and Older
https://www.hhs.gov/immunization/who-and-when/adults/seniors/index.html
Ngày truy cập: 19.04.2022