Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
“Chất tạo ngọt” làm từ ong này là nguyên liệu chính trong mọi nhà bếp. Thế nhưng mật ong để được bao lâu và phải bảo quản như thế nào? Bạn đã biết chưa?
Trước khi đi tìm đáp án cho câu hỏi mật ong để được bao lâu?, chúng ta cùng kiểm tra xem “chất tạo ngọt” được rất nhiều người yêu thích này thực sự là gì và nó được tạo ra như thế nào nhé.
Nói một cách đơn giản, mật ong chính là thức ăn mà ong dự trữ cho mùa đông. Khi nguồn mật từ hoa không còn nhiều, và điều kiện để ong di chuyển khó khăn, chúng sẽ làm no bụng bằng bữa ăn tự làm này.
Giống như hầu hết các chất tạo ngọt khác, mật ong phần lớn được tạo thành từ carbohydrate. Khoảng 82% mật ong là carbs, và hầu hết trong số đó có nguồn gốc từ fructose và glucose.
Ngoài ra, trong mật ong còn có nước, chất chống oxy hóa, enzyme cùng rất nhiều loại vitamin và khoáng chất có giá trị khác như: Kali, clo, lưu huỳnh, canxi, natri, phốt pho, magiê, silica, sắt, mangan, đồng, B6, thiamin, riboflavin, axit pantothenic và niacin,…
Từ xưa đến nay, mật ong luôn được coi là một món quà kỳ diệu mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Nước ấm pha mật ong không chỉ giúp giảm cân hiệu quả mà còn mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe như thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe, chữa đau họng, đầy hơi, trị ho, hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch…
Mật ong tự nhiên, được bảo quản đúng cách sẽ không bao giờ bị hết hạn sử dụng. Bạn không nghe lầm đâu! Trên thực tế, các nhà khảo cổ đã tìm thấy mật ong hàng nghìn năm tuổi trong các ngôi mộ Ai Cập cổ đại, và nó vẫn tốt.
Khám phá của họ chứng minh rằng nếu được chứa đựng đúng cách, mật ong có thể tồn tại trong một thời gian rất dài.
Vì sao mật ong để được lâu? Lý do cho tuổi thọ kỳ diệu của mật ong nằm ở cấu tạo sinh học của nó. Do hàm lượng đường thấp, độ pH thấp cũng như quá trình tạo mật của ong, các sinh vật có thể làm hỏng thức ăn sẽ không tồn tại được trong mật ong.
Nhưng mật ong phải là mật ong tự nhiên và được bảo quản đúng cách thì mới có thể giữ được tuổi thọ lâu dài. Như vậy, nếu bạn thắc mắc mật ong để được bao lâu thì câu trả lời là mật ong có tuổi thọ rất dài, nếu như bạn biết cách bảo quản.
Hầu hết các sản phẩm mật ong đóng chai đều có ngày hết hạn trong khoảng hai năm. Hạn sử dụng này là thời hạn “trừ hao” cho một số trường hợp bảo quản kém có thể làm cho mật ong dễ bị biến đổi.
Nếu mật ong được đóng gói và bảo quản đúng cách, nó có thể giữ được độ tươi lâu hơn như thế rất nhiều. Dưới đây là một số mẹo bảo quản mật ong hữu ích cho bạn:
Nhiều bà nội trợ thắc mắc mật ong để một thời gian bị đóng đường và trở nên vẩn đục. Vậy mật ong đó có còn sử dụng được không? Mật ong thật có đóng đường không?
Câu trả lời là có. Ngay cả khi được bảo quản hoàn hảo, mật ong vẫn có thể kết tinh (đóng đường) nếu để lâu hoặc để ở nhiệt độ lạnh. Nhưng bạn đừng lo lắng.
Mật ong đóng đường là điều hoàn toàn bình thường. Hiện tượng này thực chất còn là một dấu hiệu của mật ong nguyên chất. Nó không khiến cho mật ong của bạn bị giảm chất lượng đâu. Hãy yên tâm nhé!
Nếu không thích mật ong bị đóng đường, bạn có thể để mật ong dưới ánh nắng hoặc ngâm hũ mật ong trong ánh nắng để hóa lỏng mật ong mà không làm hỏng các enzym được khóa bên trong.
Tuy nhiên, bạn lưu ý đừng để quá lâu hoặc nhiệt độ quá nóng nhé! Bạn có thể vô tình tiệt trùng mật ong và giết chết các chất dinh dưỡng bên trong đấy.
Mặc dù mật ong không có ngày hết hạn nhưng nó vẫn có thể trải qua những thay đổi tự nhiên. National Honey Board cho biết theo thời gian, mật ong có thể “sẫm màu và mất mùi thơm và hương vị hoặc kết tinh,” tùy thuộc vào sự thay đổi của nhiệt độ. Vậy mật ong để lâu bị đen có dùng được không?
Thực tế, hiện tượng mật ong bị đen hoặc sạm màu dần so với lúc mới mua là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên dù là mật ong rừng nguyên chất, hay là mật ong nuôi nguyên chất. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do nhiệt độ bảo quản, nơi bảo quản không phù hợp hoặc mật ong giả (mật ong đã bị pha đường) nên dễ bị hỏng
Nếu mật ong có màu đen kèm theo vị đắng, chua, cay nồng, khi ngửi nghe thấy mùi khó chịu thì nên bỏ đi vì đó là mật ong đã bị hỏng.
Uống mật ong mỗi ngày giúp tăng miễn dịch, làm đẹp da, giảm cân và thanh lọc cơ thể. Dùng mật ong để đắp mặt nạ dưỡng da còn giúp trị mụn và làm trắng da. Vì vậy, mật ong chính là nguyên liệu không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình.
Để mật ong sử dụng được lâu, bạn nên chọn mua mật ong ở nơi uy tín, đảm bảo mật ong nguyên chất và bảo quản mật ong đúng cách, tránh để lẫn tạp chất và tránh để ở nơi nhiệt độ quá cao.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
How to Store Raw Honey and Prevent Crystallization
https://blog.publicgoods.com/how-to-store-raw-honey-prevent-crystallization/
Truy cập ngày 7/12/2021
DOES HONEY EXPIRE?
https://www.naturenates.com/does-honey-expire/
Truy cập ngày 7/12/2021
If my honey has darkened, is it still safe to eat?
Truy cập ngày 7/12/2021
Effect of honey, dextromethorphan, and no treatment on nocturnal cough and sleep quality for coughing children and their parents
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18056558/
Truy cập ngày 7/12/2021
Antiviral Activities of Honey, Royal Jelly, and Acyclovir Against HSV-1
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25860226/
Truy cập ngày 7/12/2021
Honey: A Potential Therapeutic Agent for Managing Diabetic Wounds
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4216698/
Truy cập ngày 7/12/2021
Identification and quantification of antioxidant components of honeys from various floral sources
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12358452/
Truy cập ngày 7/12/2021