Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hương hoa nhài không chỉ thu hút ong bướm mà còn gây nghiện đối với người sành uống trà. Ngửi hương nhài cũng tốt như uống thuốc giảm đau vậy. Mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về loại hoa này nhé.
Hoa nhài là nữ hoàng của các loài hoa, bởi vì mùi hương của nó rất được ưa chuộng để tẩm ướp trà, từ trà trắng, xanh, đen đến trà ô long. Hương nhài cũng là nguyên liệu không thể thiếu của 83% các loại nước hoa dành cho nữ và 33% nước hoa dành cho nam. Điều này chứng tỏ công dụng an thần của hương hoa nhài là rất đặc biệt.
Những loại trà hoa nhài mà bạn mua trên thị trường có thể chỉ là hương nhài được tẩm ướp vào, chứ không hề có chút hoa nhài nào trong đó cả.
Trà hoa nhài tinh khiết chỉ chứa hoa, búp hoặc cánh mà không bị trộn lẫn với các loại trà khác. Do đó nếu muốn thụ hưởng hết giá trị của hoa nhài, bạn nên mua (nụ) hoa nhài khô về hãm thành trà, hoặc có thể hái hoa và búp ngay từ trên cây.
Hoa nhài dồi dào các chất chống oxy hóa, glycosid trợ tim, các tinh dầu thiết yếu, hợp chất bảo vệ gan saponin, vitamin P… Nhóm hợp chất phenolic trong hoa nhài có tác dụng giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tim mạch, ngăn ngừa cục máu đông, thúc đẩy hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và tăng cường chức năng não bộ.
Trong Đông y, hoa nhài thường được sử dụng để trị tiêu chảy, sốt, viêm kết mạc (đau mắt đỏ), đau bụng, viêm da, hen suyễn, áp xe, ung thư vú, chảy máu tử cung và cả đau răng.
Hoa nhài có tác dụng gì? Đó là an thần rất tốt, hỗ trợ giảm cân và đôi khi còn được dùng như một loại thuốc kích thích ham muốn tình dục.
Hoa nhài có thể dùng tự nhiên dưới dạng trà, hoặc dưới dạng tinh dầu hoa nhài. Hoa nhài khi kết hợp với các loại trà khác sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Hoa nhài chứa polyphenol có khả năng chống lại các gốc tự do, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Jasmonate, một hợp chất tổng hợp chiết xuất từ hoa nhài cũng có tác dụng chống ung thư.
Khi uống hoa nhài kết hợp với trà xanh, cơ thể bạn sẽ được cung cấp EGCg, một chất chống oxy hóa giúp giảm căng thẳng và sưng viêm rất tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy EGCg có khả năng can thiệp vào quá trình nhân rộng tế bào ung thư, làm chậm quá trình hình thành mạch máu xung quanh khối u, giết chết tế bào ung thư.
Caffeine không phải lúc nào cũng xấu, đôi khi nó các tác dụng trị những cơn đau đầu cấp tính. Trà xanh chứa hàm lượng caffenine còn cao hơn cả cà phê. Do đó nếu bạn không muốn nạp chất này vào người thì có thể chọn trà hoa nhài. Bạn có thể uống trà nhài vào ban ngày hay buổi tối đều được, trà nhài rất tốt cho giấc ngủ.
Mùi thơm của hoa nhài có công dụng an thần tự nhiên, có thể thay thế cho thuốc an thần. Vì thế bạn có thể ngửi hương hoa nhài thay vì uống thuốc ngủ. Cả trà và tinh dầu hoa nhài đều là liệu pháp hương thơm có lợi cho tinh thần, giúp chống lại căn bệnh trầm cảm. Chưa kể, mùi hương hoa nhài còn có tác dụng kích thích ham muốn tình dục.
Hoa nhài có tác dụng ngăn chặn việc tích tụ chất béo trong cơ thể, đồng thời kích thích quá trình trao đổi chất. Trà hoa nhài kết hớp với ô long hay trà xanh đều có tác dụng kiểm soát cân nặng, tăng cường đốt cháy chất béo và giảm cholesterol xấu cũng như chất béo trung tính triglyceride.
Trong Đông y, hoa nhài được sử dụng để trị các bệnh liên quan đến lá lách, gan và dạ dày. Trà hoa nhài hoạt động như một loại thuốc giảm đau, khi kết hợp với trà xanh thì công dụng giảm đau bụng càng được gia tăng.
Hoa nhài có các thành phần kháng viêm và hạ sốt. Công dụng của nó không thua gì paracetamol.
Bệnh tim thường liên quan đến cân nặng và sự căng thẳng. Trà hoa nhài giúp giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Phụ nữ mang thai không nên uống các loại trà chứa caffeine vì có thể gây sảy thai. Riêng đối với trà hoa nhài, dù không chứa caffeine nhưng lại chứa catechin. Chất này có thể khiến mẹ bầu giảm khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm. Uống trà hoa nhài thường xuyên có thể dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu. Do đó, trẻ em cũng không nên uống trà hoa nhài. Nếu vẫn muốn uống, thì bạn chỉ nên uống sau khi ăn ít nhất là 1 giờ.
Phụ nữ đang trong cơn chuyển dạ có thể hít tinh dầu hoa nhài để giảm đau, đặc biệt là phụ nữ sinh con lầu đầu.
Mẹ cho con bú không nên uống trà hoa nhài, vì dễ gây mất sữa.
Nguyên liệu
Cách làm
Lưu ý: Bạn có thể cho thêm hoa nhài khô vào trong ấm trà để dậy mùi hương. Muốn có hoa nhài khô, bạn chỉ cần đem hoa nhài tươi đi phơi khô đến 70%, sau đó đem sấy từ 1-2 tiếng là được.
Nếu không có hoa nhài tươi thì bạn dùng nụ hoa nhài khô mua ở cửa hàng. Bạn cho 15-20 nụ hoa nhài vào ấm trà rồi chế vào 500ml nước sôi, hãm trong 5 phút. Đối với hoa nhài, bạn có thể không cần tráng sơ qua vì sẽ làm giảm bớt hương vị ban đầu của trà.
Trà này có vị ngọt thơm dịu mát. Bạn chỉ cần chuẩn bị 5-7 nụ hoa nhài khô, 100g trà xanh khô, thêm 3-4 lát cam thảo và 5-7 miếng long nhãn. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, đổ nước sôi ngập khoảng 30 giây thì bỏ nước này đi. Sau đó cho 500ml nước sôi vào, đậy nắp lại hãm trong 10 phút là có thể uống được rồi.
Trà hoa nhài rất thơm ngon bổ dưỡng. Vào những ngày nắng nóng, bạn chỉ cần thêm đá và 1 lát chanh vào trà là sẽ có ngay một ly trà chanh chính hiệu.
Nếu thích uống trà sữa hoa nhài thì bạn có thể làm theo cách rất đơn giản của người Anh. Hãm trà như bình thường, sau đó chế trà nóng vào ly rồi cho sữa tươi vào. Thêm một ít đường là bạn có ngay tách trà sữa thơm ngon như ngoài quán.
Xuân Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.