Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khổ qua (mướp đắng) là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người lại ngại dùng vì vị đắng tự nhiên của nó. Có rất nhiều cách để giảm vị đắng của khổ qua mà bạn có thể áp dụng. Hãy cùng Marry Baby tham khảo nhé!
Quả đúng như câu “Thuốc đắng dã tật”, khổ qua chính là loại rau ăn quả mang lại nhiều giá trị sức khỏe. Ngày nay đã có nhiều nghiên cứu chứng minh các công dụng của khổ qua từ giải cảm, tăng cường sức đề kháng, giảm mỡ máu… cho đến công dụng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường.
Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng khổ qua ít được nhiều người ưa chuộng vì vị đắng đặc trưng. Trong bài viết này, Marry Baby tổng hợp và chia sẻ đến bạn một vài thủ thuật nhỏ giúp giảm vị đắng của khổ qua để bạn có thể sử dụng loại quả này thường xuyên:
Với cách làm này, bạn cần bổ dọc quả khổ qua, sau đó loại bỏ hoàn toàn phần hạt và cùi trắng nằm sát tận cùng bên trong lớp thịt quả bằng thìa hoặc dao. Vị đắng lúc dùng sẽ giảm đi một cách rõ rệt.
Khổ qua sau khi cắt đem xóc với ít muối rồi ướp trong khoảng từ 20 – 30 phút. Muối có tác dụng hút phần dịch đắng bên trong thịt quả.
Hết thời gian ướp, bạn đem khổ qua xả lại dưới vòi nước và bóp nhẹ nhàng để giảm bớt vị đắng. Lưu ý là cách làm này chỉ áp dụng đối với món khổ qua xào và quả được thái lát mỏng.
Một cách khác là bạn có thể ngâm khổ qua với sữa chua đã pha loãng trong vòng 1 tiếng hoặc lâu hơn trước khi chế biến. Đây cũng là mẹo giúp món khổ qua ngon miệng hơn khi dùng đấy!
Sau khi đã làm sạch phần ruột trắng, thái miếng vừa ăn, bạn đem ngâm khổ qua trong nước ép me khoảng 30 phút. Tuy nhiên, biện pháp này đôi khi sẽ khiến khổ qua bị sũng nước.
Để thưởng thức trọn vẹn các món ăn từ khổ qua mà không sợ đắng, bạn có thể rắc đường thốt nốt vào trong giai đoạn cuối cùng khi chế biến. Cũng chính nhờ điều này mà món ăn của bạn sẽ có thêm vị ngọt dễ dùng hơn.
Ngoài ra, nếu không phải là người ăn chay, bạn có thể sử dụng thêm các nguyên liệu như thịt hoặc trứng (phụ thuộc vào khẩu vị từng gia đình). Điển hình là món canh khổ qua nhồi thịt khá phổ biến trong các bữa cơm của nhiều gia đình Việt.
Bằng cách trụng sôi khổ qua khoảng 2 – 3 phút, chất đắng bên trong phần thịt quả sẽ bị tiêu hủy ở nhiệt độ nóng trên 80°C.
Sau quá trình đun sôi, bạn thả khổ qua trong nước lạnh để loại bỏ hết vị đắng. Tuy vậy, cách xử lý bằng nhiệt độ sẽ vô tình làm mất nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm này.
Bạn có thể thái mỏng hoặc để nguyên trái đã bổ đôi ngâm trong thau nước đá viên. Chờ đến khi đá tan hết thì mới dùng để chế biến.
Lấy đường và giấm với tỷ lệ bằng nhau rồi đun sôi để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Đợi cho hỗn hợp nguội, bạn bỏ khổ qua đã thái vào ngâm để giảm bớt vị đắng.
Có thể nói, khổ qua là loại thực phẩm có ích và giúp phòng ngừa được nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó ăn thì bạn có thể thử ngay các mẹo giảm vị đắng cho khổ qua ở trên nhé!
Marry Baby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.