Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo kinh nghiệm dân gian, rau càng cua có nhiều tác dụng tích cực đối với cơ thể như giải nhiệt, bổ máu, giảm cân… Do đó, nhiều chị em ưa chuộng đưa món ăn này vào thực đơn hàng ngày.
Người ta thường chế biến rau càng cua thành các món trộn dầu giấm ăn kèm với thịt bò xào, cá mòi, trứng luộc…
Bên cạnh là một món ăn ngon, rau càng cua còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu rau càng cua là gì và tác dụng của rau càng cua để bạn không bỏ lỡ món ăn ngon này trong bữa cơm hàng ngày nhé.
Rau càng cua là loài rau dại, thân thảo dài khoảng 20-40cm, bò lan trên mặt đất khi lớn và chia thành nhiều nhánh nhỏ. Thân và lá nhẵn, có nhiều nước, màu xanh nhạt. Lá có hình trái tim mọc so le và bông mọc thành từng chùm dài có nhiều hạt nhỏ.
Rau càng cua là loại rau thích hợp với môi trường nhiệt đới, ẩm ướt, mát mẻ. Hạt càng cua rất nhẹ và nhỏ nên dễ phát tán và nảy mầm ở những nơi có điều kiện thích hợp như gốc cây, bờ ruộng, mé mương… Vì vậy, thường sau những cơn mưa rau càng cua mọc rất nhiều và tươi tốt.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau càng cua có 92% nước, 34mg phốt pho, 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magie, 3,2mg sắt, 0,004mg carotenoid, 5,2mg vitamin C và 24 calo.
Rau càng cua có tính mát và mang nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt để bồi bổ cơ thể và trị một số bệnh thông dụng. Sau đây là 6 tác dụng của rau càng cua với sức khỏe của bạn.
Rau càng cua có tính mát, vị chua nhẹ với rất nhiều nước và một lượng vitamin C nhất định. Do đó, tác dụng của rau càng cua có thể giúp thanh nhiệt và thông tiểu trong mùa hè nóng bức. Người ta thường chế biến rau càng cua thành món gỏi hoặc ăn sống nhưng để đổi vị, bạn cũng có thể nấu canh rau càng cua với thịt heo và nấm cho những ngày hè oi ả.
Cách làm món canh rau càng cua nấu nấm như sau:
– Chuẩn bị: 300g rau càng cua, 100g thịt nạc heo, nấm (rơm, kim châm), tỏi băm, hành, ngò, gia vị nêm. Bạn cũng có thể kết hợp thêm tôm tươi cho món canh ngọt hơn. Các nguyên liệu có thể thêm hoặc bớt tùy theo khẩu vị gia đình.
– Rau càng cua nhặt sạch bông, lá úa rồi đem rửa sạch với ít muối, để ráo. Rửa thịt cùng với muối cho sạch và không tanh, để ráo rồi bằm nhuyễn thịt, cho nửa thìa bột nêm vào thịt. Gọt chân nấm rồi rửa sạch, để ráo.
– Đầu tiên cho dầu vào nồi, phi tỏi thơm rồi cho thịt băm vào xào với lửa lớn để thịt nhanh săn lại và không ra nước ngọt. Cho nước vào nồi và tiếp tục cho nấm. Chờ đến khi nước sôi, bạn nêm nếm vừa ăn rồi cuối cùng cho rau càng cua vào đảo qua một lần, tắt bếp, thêm hành ngò và tiêu vào cho món canh thơm hơn.
– Món canh này nên ăn nóng ngay khi vừa nấu xong để cảm nhận được vị tươi mát của rau càng cua.
Mụn, nhọt xuất hiện là do cơ thể bị nóng và thiếu nước lâu ngày. Giã nhuyễn rau càng cua đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn, nhọt và kết hợp ăn rau càng cua thường xuyên sẽ giúp bạn cấp nước làm mát da. Rau càng cua là thảo dược tự nhiên nên sẽ có kết quả chậm, nhưng có hiệu quả lâu dài nếu bạn kiên trì áp dụng trong nhiều ngày.
Ngoài ra, việc uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ giúp thanh lọc cơ thể và tránh được các triệu chứng viêm do mụn nhọt lâu ngày.
Món thịt bò xào tái trộn rau càng cua giúp bổ sung chất sắt đối với những người thường xuyên thiếu máu, nhức đầu… Thịt bò cung cấp nhiều chất sắt giúp cải thiện lượng hồng cầu trong cơ thể, cùng với lượng sắt tự nhiên có trong rau càng cua sẽ giúp thuyên giảm tình trạng thiếu máu. Bạn có thể ăn món này 2-3 lần/tuần để nhận được tác dụng của rau càng cua trong việc giúp làm tăng lượng hồng cầu trong máu.
Rau càng cua có nhiều nước, các loại vitamin, khoáng chất và không chứa chất béo. Đặc biệt rau càng cua chỉ cung cấp 24calo/100g tương đương với lượng calo của các loại rau giúp giảm cân hiệu quả như cải bó xôi, bông cải xanh…
Ngoài ra, ăn nhiều rau càng cua sẽ giúp no lâu, tăng cường trao đổi chất để đốt cháy lượng mỡ dư thừa.
Do rau càng cua có nhiều nước và vitamin nên bổ sung món ăn này vào thực đơn 2-3 lần mỗi tuần sẽ giúp người bệnh tiểu đường tăng cường chất xơ và giảm bớt lượng tinh bột.
Người bệnh tiểu đường có thể làm rau càng cua xào tỏi ăn kèm trứng gà luộc, vừa thanh đạm vừa giàu chất xơ để hỗ trợ ổn định đường huyết.
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng khó đi đại tiện hoặc táo bón là do uống ít nước, nóng trong người và ít ăn rau xanh, trái cây. Rau càng cua có thành phần chính là nước (92%) và giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận trường giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
Vì vậy nếu có dấu hiệu khó đại tiện thì bạn nên bổ sung rau càng cua vào thực đơn hàng ngày. Nếu tình trạng này chuyển biến nặng hơn thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.
Tác dụng của rau càng cua là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bạn không nên vì vậy mà tiêu thụ quá nhiều, sẽ rất dễ gây ngộ độc và dư thừa chất. Đối với những trường hợp dễ mẫn cảm như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người già yếu thì không nên ăn quá nhiều rau càng cua.
Ngoài ra, rau càng cua có tính hàn nên những người bị tiêu chảy cũng không nên ăn để tránh tình trạng nặng hơn.
Nếu không thể tự trồng rau càng cua sạch tại nhà thì bạn có thể mua về dùng. Nhưng lưu ý cần phải rửa kỹ rau với muối trước khi chế biến để loại bỏ được các hóa chất độc hại.
>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Khám phá công dụng của rau bina – Thần dược của thủy thủ Popeye
Tác dụng của rau càng cua có khả năng làm thuyên giảm một số bệnh lý thông thường. Tuy nhiên bạn nên ăn rau càng cua với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều để tránh “lợi bất cập hại” nhé.
Ngọc Trân
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.