Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 3 tuần trước

Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? 12 lợi ích sức khỏe

Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? 12 lợi ích sức khỏe
Nhiều người thường rủ tai nhau uống nước cây nhọ nồi để chữa bệnh, làm đẹp da, chăm sóc tóc... Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì thì hãy cùng điểm qua tất tần tật những lợi ích của thảo dược này nhé.

Cây nhọ nồi (false daisy) thuộc họ hoa hướng dương. Người ta còn đặt tên khác cho loại thảo dược này là cỏ mực. Cây cao chừng 90cm, thường sống ở những vùng khô hạn, đôi khi lại xuất hiện ở vùng bùn xốp tiếp giác nơi ao hồ. Vậy, uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì không?

Cây nhọ nồi không chỉ hỗ trợ chữa nhiều bệnh tật mà còn có công dụng trị bệnh ngoài da, kích thích tóc mọc và kháng khuẩn khá hiệu quả.

Bạn hãy cùng tìm hiểu rõ hơn uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé.

Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì?

Hàng ngàn năm qua, con người đã sử dụng loại thảo mộc này để chữa bệnh mà không gặp tác dụng phụ gì. Các thành phần hóa học nổi bật trong nhọ nồi phải kể đến là các axit hữu cơ, chất tannin, chất chống oxy hóa flavonoid, saponin, iso flavonoid, glycosides triterpene…

Vậy uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Dưới đây là 12 công dụng cùng cách dùng để bạn đừng bỏ lỡ loại thảo dược này nhé.

1. Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Giúp trị táo bón

Uống nước sắc từ lá nhọ nồi 2 lần mỗi ngày sẽ giúp tiêu diệt cảm giác khó chịu ở bụng, hỗ trợ nhu động ruột và trị táo bón. Ngoài ra, uống lá nhọ nồi còn giúp giảm đau ở người bị bệnh trĩ.

giúp trị táo bón
Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì – Chắc chắn là hỗ trợ trị táo bón

2. Tác dụng của cây nhọ nồi tốt cho gan và lá lách

Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì, và tốt không? Nghiên cứu cho thấy cây nhọ nồi có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư ở gan. Ngoài ra, nhọ nồi còn giúp thanh lọc gan, trị chứng vàng da do bệnh về gan gây ra.

  • Để tăng cường sức khỏe gan, bạn hòa 10ml nước ép cỏ mực với 20ml sữa chua và một ít tiêu đen để uống trong bữa ăn sáng.
  • Để trị các bệnh về lá lách, bạn vắt 1 tách nước ép cỏ mực; thêm nửa thìa cà phê bột quế và nửa thìa cà phê bột bạch đậu khấu (thảo quả). Hỗn hợp này uống 2 lần mỗi ngày.
  • 3. Cây nhọ nồi chữa bệnh gì? Trị nhiễm trùng đường tiết niệu

    Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Thành phần kháng khuẩn và kháng sinh trong nhọ nồi có tác dụng ngăn ngừa và trị viêm nhiễm, cân bằng vi khuẩn ở đường tiểu, phục hồi hoạt động bình thường của bàng quang.

    Để trị chứng tiểu ra máu, bạn uống 10ml nước ép cỏ mực (hòa với nước) vào 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, tiêu tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Do đó, bạn nên đi khám nếu tình trạng này kéo dài không hết.

    Để trị chứng khó tiểu, bạn hòa bột rễ cây cỏ mực với muối. Mỗi ngày hòa 1 thìa này với nước uống để giảm cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

    4. Trị các vấn đề về hô hấp, hen suyễn, viêm xoang

    uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì
    Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì – Giúp chữa nhiều bệnh

    Cỏ mực hữu dụng với những người bị bệnh hô hấp mãn tính và ho kinh niên. Nhọ nồi có tác dụng long đờm; giúp loại bỏ dịch nhầy đồng thời đẩy mầm bệnh ra ngoài.

    • Bạn pha nước ép cỏ mực với một chút mật ong, uống 3-4 lần mỗi ngày để giảm các triệu chứng hen suyễn như ho, thở khò khè, tắc nghẽn ngực…
    • Để dùng cây nhọ nồi chữa viêm xoang, bạn cho một ít lá cỏ mực vào chảo. Thêm một xíu tiêu giã nhỏ và bột nghệ rồi chế nước vào đun sôi. Sau đó, đun liu riu cho lá ra hết chất và đem chắt nước uống.

    Vì tiêu rất cay nên bạn đừng dùng bột tiêu mà đem hạt tiêu giã nhỏ là được. Phương thuốc này có thể áp dụng cho trẻ em; bạn nhớ cho ít tiêu lại nhé.

    5. Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Trị sốt, cảm mạo

    Để dùng cây nhọ nồi hạ sốt, bạn giã lá để lấy nước cốt và uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa. Nếu thấy đắng thì cho thêm đường.

    Một phần bã lá nhọ nồi bạn đem đắp lên trán; phần còn lại thì để trong vải xô rồi xoa lên nách, bẹn, gan lòng bàn tay, bàn chân để hạ sốt.

    Để trị cảm lạnh, bạn hòa nước ép cỏ mực với mật ong; sau đó xoa lên ngực và trán. Cách này có thể áp dụng với trẻ sơ sinh.

    6. Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Cỏ mực tốt cho bệnh nhân tiểu đường

    Cỏ mực có tác dụng giảm lượng đường glucose trong máu; giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

    Bạn đun lá nhọ nồi được 1 bát nước sắc; pha 1 thìa mật ong vào uống 2 lần mỗi ngày. Nếu muốn hạ cholesterol trong máu; bạn uống bột lá cỏ mực khô 2 lần mỗi ngày.

    7. Cây nhọ nồi chữa bệnh gì? Hỗ trợ chữa rong kinh

    Bạn có thể chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi khi uống nước ép lá cỏ mực tươi. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cỏ mực khô sắc lấy nước uống, 2 lần mỗi ngày. Khoảng vài ngày sau tình trạng rong kinh sẽ biến mất.

    Hỗ trợ chữa rong kinh

    8. Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Giúp cầm máu

    Giã nát lá cỏ mực đắp trực tiếp lên vết thương nhỏ để cầm máu. Với vết thương lớn, bạn phải tiến hành sát trùng và băng bó cẩn thận. Để chữa chảy máu cam, bạn lấy 20g lá nhọ nồi với 20g hoa hòe sao đen, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

    9. Công dụng của cây nhọ nồi giúp tiêu diệt giun đũa

    Bạn hòa nước ép nhọ nồi với dầu thầu dầu theo tỷ lệ 2:1. Uống 5ml hỗn hợp vào mỗi sáng khi bụng rỗng để tiêu diệt giun đũa.

    10. Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Trị đau răng

    Bạn giã lá cỏ mực rồi chà lên nướu trong vài phút để giảm đau răng. Chiết xuất ethanolic và alkaloid trong cỏ mực giúp giảm đau hiệu quả. Bạn uống nước ép cỏ mực cũng có tác dụng trị chứng tưa miệng (nấm miệng).

    11. Công dụng của cây nhọ nồi trị chứng thiếu máu

    Uống nước cây nhọ nồi có tốt không? Cỏ mực giàu chất sắt; do đó bạn có thể dùng lá cỏ mực nấu canh ăn để trị thiếu máu do thiếu sắt.

    12. Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Tốt cho mắt

    Hàm lượng carotene cao trong cỏ mực là thành phần chống oxy hóa cần thiết cho mắt. Carotene tiêu diệt các gốc tự do gây bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Vì thế, bổ sung cỏ mực vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của mắt.

    Công dụng của cây nhọ nồi khi dùng để đắp da

    Cây nhọ nồi không những được dùng để uống mà còn được dùng để đắp ngoài da giúp tóc chắc khỏe, làm giảm đau đầu, đau tai…

    1. Cây nhọ nồi giúp trị gàu, rụng tóc, hói

    công dụng của cây nhọ nồi giúp chăm sóc tóc
    Bạn vắt cỏ mực lấy nước để chăm sóc tóc

    Bạn có thể trộn nước ép lá cỏ mực với dầu gội rồi thoa lên da đầu để dưỡng ẩm, ngăn ngừa khô da đầu và trị gàu. Cỏ mực cũng giúp nang tóc chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc, hói đầu, giúp tóc sáng bóng.

    Để trị những chỗ hói, bạn đem một ít lá cỏ mực tươi giã nát với sữa tươi rồi thoa lên da đầu, chỗ bị hói. Để 15 phút rồi gội đầu như bình thường. Nếu không có lá cỏ mực tươi thì bạn dùng bột cỏ mực khô cũng được. Thực hiện ít nhất 1 lần mỗi tuần để nhìn thấy hiệu quả.

    Đối với tóc bạc sớm, bạn có thể hòa nước ép cỏ mực trong dầu dừa, hàm lượng bằng nhau. Sau đó massage hỗn hợp này lên da đầu, thực hiện thường xuyên để đem lại sắc đen cho mái tóc. Để trị rụng tóc, bạn đun lá cỏ mực với dầu mè rồi thoa lên da đầu. Thực hiện 2 lần mỗi tuần.

    2. Tác dụng của cây nhọ nồi trị các bệnh về da

    Cỏ mực có tác dụng trị vết thương ngoài ra, đồng thời loại bỏ các tạp chất trên da, cho làn da sáng khỏe, hỗ trợ trị một số bệnh ngoài da như vẩy nến, chàm eczema, nấm kẽ chân… Để trị eczema, cỏ nhọ nồi bạn sắc lấy nước, bôi chỗ đau ngứa 3 ngày sẽ thấy dịch rỉ giảm, chỗ da đóng vẩy và hết ngứa, khoảng một tuần là khỏi.

    Nếu bị nứt gót chân, bạn có thể massage nước ép cỏ mực lên gót chân. Hoặc bạn giã nhuyễn lá cỏ mực rồi đắp lên gót chân, băng lại để qua đêm.

    Tác dụng khác:

    • Cây nhọ nồi làm lành vết côn trùng cắn: Khi bị bò cạp hoặc rắn cắn, bạn giã nhuyễn lá cỏ mực, chà rồi đắp lên chỗ vết cắn và băng lại.
    • Cây nhọ nồi chữa bệnh gì? Giúp trị đau tai: Bạn hòa nước ép lá cỏ mực với dầu thầu dầu, nhỏ 2 giọt vào lỗ tai để trị bệnh.

    3. Cây nhọ nồi chữa bệnh gì? Giúp trị đau đầu

    Bạn hòa bột rễ cây nhọ nồi với một loại dầu nền (dầu dừa, dầu ô liu…) sau đó thoa lên đầu và trán sẽ làm giảm triệu chứng.

    Lưu ý khi dùng cây nhọ nồi chữa bệnh

    Sau khi biết uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì và quyết định tận dụng loại cây này. Khi sử dụng cây nhọ nồi, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để không làm ảnh hưởng sức khỏe:

    1. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng nhọ nồi

    Các nhà khoa học cho rằng nhọ nồi có thể gây tụt huyết áp và rối loạn đông máu nên có thể làm sinh non, sảy thai. Ngoài ra, tụt huyết áp còn có thể khiến mẹ bầu hoa mắt, ngất xỉu, thiếu máu và oxy lên não cũng như không đủ máu chứa oxy đến thai nhi.

    Trong khi đó, rối loạn đông máu sẽ kiềm hãm sự phát triển của thai nhi trong tử cung, khiến bé sinh ra nhẹ cân. Ngoài ra, rối loạn đông máu còn gây suy nhau thai, khiến thai nhi không nhận đủ dưỡng chất và dưỡng khí. Bà bầu sử dụng nhọ nồi còn đối diện nguy cơ tiền sản giật, có thể gây tử vong cho mẹ và bé.

    uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Cần lưu ý gì?

    2. Lưu ý khác khi dùng nhọ nồi

    • Nhọ nồi có thể gây ngứa và khô âm đạo.
    • Với các bệnh lá lách, gan, thận, tiểu đường… bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng.
    • Người bị tiêu chảy không nên dùng cỏ mực.
    • Sử dụng quá liều có thể gây kích ứng dạ dày, nôn mửa.

    Bạn uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Nhọ nồi từ lâu đời đã có trong các bài thuốc nam để chữa nhiều loại bệnh. Nhọ nồi hữu dụng với các bệnh nhẹ, trong trường hợp bệnh nặng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Antibacterial activity of Eclipta alba (L.) Hassk
    https://www.japsonline.com/admin/php/uploads/182_pdf.pdf
    Ngày truy cập: 29.07.2022

    2. Eclipta prostrata – L.
    https://pfaf.org/user/Plant.aspx?LatinName=Eclipta+prostrata
    Ngày truy cập: 29.07.2022

    3. Cutting down on lung cancer: Ecliptasaponin A is a novel therapeutic agent
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7396755/
    Ngày truy cập: 29.07.2022

    4. Ethnopharmacological Significance of Eclipta alba (L.) Hassk. (Asteraceae)
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4897414/
    Ngày truy cập: 29.07.2022

    5. Eclipta prostrata
    https://en.wikipedia.org/wiki/Eclipta_prostrata
    Ngày truy cập: 29.07.2022

    x