Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nước vối tươi hay khô có thể chế biến như lá trà, cho ra chất nước nâu đậm thơm ấm. Nước vối an lành cho sức khỏe hầu hết mọi người, tuy nhiên vẫn cần biết cách uống cho đúng cách để phát huy hết tính năng của lá vối.
Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Cây vối thường cao chừng 5 – 6m, cuống lá dài 1- 1,5cm.
Tất cả các bộ phận của cây vối: lá, hoa, nụ, rễ… đều có thể dùng làm thuốc. Đặc biệt, lá – cành non – nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc trưng của vối và đều có thể dùng nấu nước.
Theo ghi chép dược lý Đông y, trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu. Ngoài ra, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis…
Uống nước vối đẹp da thon dáng
Nước vối có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis. Nước vối cung cấp nước cho cơ thể, hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của da nhờ tinh chất từ lá vối.
Một số chất trong lá vối giúp sát khuẩn. Bà bầu sau sinh được khuyến khích uống nước này để cơ thể tiết sữa nhiều, giảm mỡ thừa, giúp hạn chế béo phì, săn chắc cơ bắp, giúp da giảm tiết dầu, mịn màng và tươi tắn.
Với người bị ghẻ chốc, da nổi mụn, lá vôi đun đặc tắm hoặc chà lên da giúp nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng mát mẻ.
Ngừa bệnh tiêu hóa
Chất tannin trong lá vối kích thích tiết dịch tiêu hỏa, bảo vệ niêm mạc ruột. Tinh chất dầu trong lá có tính kháng khuẩn, nhưng vẫn bảo vệ hệ vi khuẩn có ích. Nhờ vậy, bộ phận tiêu hóa được bảo vệ tốt hơn.
Người bệnh viêm đại tràng, bệnh tiêu hóa thường được cho uống nước lá vối, nhờ tính năng ức chế vi trùng.
Phòng và điều trị tiểu đường
Dùng nước nấu từ nụ vối thường xuyên giúp hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn, giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
Nụ vối có chứa hàm lượng polyphenol cao và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị chứng tiểu đường.
[remove_img id=42776]
Hỗ trợ bệnh Gout
Bệnh Gout do quá trình bài tiết uric của thận không tốt, chất độc ứ đọng tại các khớp gây sưng đỏ và đau đớn.
Nước vối giúp phân giải chất béo, đồng thời kích thích thận bài tiết, đào thải qua đường tiểu. Uống nước vối hàng ngày sẽ giúp giảm những khó chịu do bệnh gout mang lại.
Trong mùa Hè này, nước vối càng chứng tỏ công dụng của nó trong những ngày nóng nực, giúp giải nhiệt hiệu quả. Tuy tốt lành thế, uống nước vối đúng cách mới tốt chứ không phải càng uống nhiều càng hiệu quả, bạn nhé!
Cũng như lá trà xanh, nước vối có khả năng gây cồn cào, mệt mỏi khi uống lúc bụng đói. Do đó, chỉ nên uống sau khi ăn, uống vối khô tốt hơn vối tươi.
Uống nhiều hơn 1 ấm nước vối hàng ngày có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.
[remove_img id=39676]
Uống nước vối đúng cách, mỗi ngày hãm 1 ấm trà và chỉ dùng đúng lượng nước này trong ngày, bạn sẽ tận dụng được khả năng kháng bệnh – giải nhiệt – sát khuẩn của thứ nước uống truyền thống này.
Tổng hợp
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.