Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chính vì lý do đó, hãy theo dõi bài viết này ngay để biết được các triệu chứng mình mắc có phải ngộ độc thực phẩm hay không. Nếu phải thì nên làm gì tiếp theo, sơ cứu và chữa trị như thế nào.
Ngộ độc thực phẩm (Food poisoning) là tình trạng người bệnh ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm bẩn; ôi thiu; nhiễm vi khuẩn chẳng hạn như salmonella hoặc Escherichia coli (E. coli); hoặc virus chẳng hạn như norovirus.
Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể không quá nghiêm trọng chỉ hành người bệnh khó chịu trong nhiều giờ liên tục. Bệnh có thể khỏi nếu người bệnh được sơ cứu và chăm sóc đúng cách.
Ngộ độc thực phẩm bao lâu thì khỏi? Ngộ độc nhẹ có thể tự khỏi hoặc điều trị tại nhà thì sau 2 – 3 ngày bệnh sẽ khỏi. Ngộ độc trung bình phải điều trị bằng thuốc kê đơn thì người bệnh khỏi sau 3 – 7 ngày.
Các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường bắt đầu trong vòng một đến hai ngày sau khi ăn phải thức ăn bị ô nhiễm. Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm còn tùy vào nguyên nhân gây bệnh.
Các trường hợp ngộ độc thông thường sẽ có các triệu chứng như sau:
Một số trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể gây ra triệu chứng nặng dẫn đến tử vong. Khi bệnh nhân có các dấu hiệu dưới đây cần phải đưa đến bệnh viện ngay:
>> Bạn có thể tham khảo: Ăn sầu riêng kỵ gì? Thực phẩm không nên kết hợp với sầu riêng và Quả hồng kỵ với gì? Những đại kỵ khi ăn quả hồng
Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm đều bắt nguồn từ một trong ba nguyên nhân chính: vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virus.
Những mầm bệnh này có thể được tìm thấy trên hầu hết các loại thực phẩm mà con người ăn và uống. Tuy nhiên, nhiệt từ quá trình nấu nướng thường tiêu diệt mầm bệnh trên thực phẩm. Thực phẩm ăn sống, nấu không kỹ là nguồn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến vì chúng không được thông qua quá trình nấu nướng.
Đôi khi, thức ăn sẽ tiếp xúc với các sinh vật trong phân hoặc chất nôn. Điều này dễ xảy ra khi chính bệnh nhân chuẩn bị thức ăn và không rửa tay trước khi nấu ăn. Nước cũng có thể bị nhiễm các sinh vật gây bệnh.
Cho đến nay, vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm. Các vi khuẩn gây ra trúng thực bao gồm:
Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng không phổ biến như ngộ độc do vi khuẩn. Nhưng ngộ độc thức ăn do ký sinh trùng gây ra vẫn rất nguy hiểm. Các chủng ký sinh trùng bao gồm:
Ký sinh trùng có thể sống trong đường tiêu hóa của bệnh nhân ngộ độc thực phẩm và không bị phát hiện trong nhiều năm. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu và những người mang thai có nguy cơ bị các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nếu một số ký sinh trùng cư trú trong ruột của họ trong thời gian dài.
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do virus gây ra, chẳng hạn như:
Virus viêm gan A cũng có thể lây truyền qua đường ăn uống.
Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Mặc dù vậy, rủi ro ở một số người có thể cao hơn những người khác bởi các yếu tố như:
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ bệnh sử, bao gồm:
Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu, xét nghiệm phân và xét nghiệm thực phẩm bạn đã ăn để xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm là gì. Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm nước tiểu để đánh giá xem bạn có bị mất nước do trúng thực hay không.
Khi bạn bị ngộ độc thực phẩm, điều đầu tiên nên làm đó là sơ cứu đúng cách.
Nếu bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, hãy nhờ người hô hấp nhân tạo. Nếu bị hôn mê, hãy đặt nằm đầu thấp, nằm ngửa, phòng chất nôn tràn vào phổi. Sau khi sơ cứu, hãy nhanh chóng bệnh viện để được điều trị nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
Sau khi đã tiến hành sơ cứu, bạn có thể chữa trị ngộ độc thực phẩm như sau:
Ngoài ra, bạn có thể kiểm soát và thuyên giảm các dấu hiệu trúng thực nếu áp dụng các biện pháp sau:
Khi bị ngộ độc thức ăn, bệnh nhân có thể cảm thấy biếng ăn, cứ ăn vào là buồn nôn. Vậy bị ngộ độc thực phẩm nên ăn uống gì? Người bị ngộ độc thức ăn nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, tốt cho đường ruột:
Bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì? Khi bị trúng thực, hãy uống:
>> Bạn có thể tham khảo: Ăn Healthy là gì? 14 thực đơn ăn uống healthy cho người mới bắt đầu
Để tránh cho dạ dày của bạn trở nên khó chịu hơn, hãy cố gắng tránh các loại thực phẩm khó tiêu hóa sau đây:
Bạn cũng nên tránh:
Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, chứa nhiều hóa chất độc hại đang diễn tiến hết sức phức tạp. Cẩn thận trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm sẽ giúp bạn bảo vệ chính bản thân và người thân trong gia đình trước nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe trên. Việc này có thể gồm:
Với những thông tin được chia sẻ trong bài, MarryBaby hy vọng bạn đã biết dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc thực phẩm là gì và khi bị ngộ độc thức ăn nên làm gì để giảm nhanh triệu chứng.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Food poisoning
https://www.nhs.uk/conditions/food-poisoning/
Ngày truy cập: 21/10/2022
2. Food Poisoning Symptoms
https://www.cdc.gov/foodsafety/symptoms.html
Ngày truy cập: 21/10/2022
3. Food poisoning
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/food-poisoning/symptoms-causes/syc-20356230
Ngày truy cập: 21/10/2022
4. Food poisoning
https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/infections-and-poisoning/food-poisoning
Ngày truy cập: 21/10/2022
5. Food Poisoning (Foodborne Illness)
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21167-food-poisoning
Ngày truy cập: 21/10/2022