Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nội dung được tài trợ
Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng tìm hiểu thêm tại trang chính sách của MarryBaby.
Sẹo được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như chạy nhảy bị té ngã, phỏng bô, vết cắt do dao… Tùy vào mức độ tổn thương da mà sẹo có thể to hoặc nhỏ.
Các tổn thương nhỏ như vết cắt thường sẽ nhanh lành, chỉ để lại sẹo mờ và không đáng kể. Trong khi đó, các tổn thương da lớn có thể gây ra những vết sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại to và mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng. Một số phương pháp có thể giúp bạn ngăn ngừa và làm mờ hiệu quả các vết sẹo này.
Giải pháp tốt nhất vẫn là hạn chế sự hình thành sẹo, sau đó mới đến khắc phục và làm mờ vết sẹo. Điều quan trọng là bạn cần can thiệp đúng lúc và đúng cách. Vậy làm thế nào để trị sẹo hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Đối với việc điều trị sẹo, khi bạn bỏ qua thời điểm lý tưởng để lựa chọn các sản phẩm dưỡng phù hợp giúp ngăn ngừa sẹo và phục hồi làn da sau tổn thương thì khả năng hình thành những vết sẹo xấu, khó cải thiện là rất cao. Hiểu rõ bản chất của sẹo sẽ giúp bạn xoay chuyển được tình thế.
Các vết sẹo trên bề mặt da là kết quả của một quá trình phức tạp mà da đã trải qua để tự chữa lành vết thương, trong đó có việc kích thích sản sinh collagen. Sự làm lành vết thương cũng như hình thành sẹo rất đa dạng và khác nhau tùy thuộc cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, quá trình này cũng phụ thuộc khá nhiều vào cách bạn chăm sóc trước khi vết sẹo hình thành hoàn toàn.
Một vết sẹo khi hình thành đều trải qua 3 giai đoạn:
Như vậy, có thể thấy rằng thời điểm vàng để ngăn ngừa và trị sẹo hiệu quả chính là giai đoạn 2, khi miệng của vết thương bắt đầu đóng vẩy. Lúc này, các sợi collagen rất mỏng manh, dễ đứt gãy. Nếu để lớp da non bị khô, chúng có thể rạn nứt khi cử động, kéo dài khả năng hồi phục của da và làm sẹo nặng hơn. Vì thế tại thời điểm này, bạn cần dùng một lớp dưỡng mỏng nhẹ chứa các hoạt chất có khả năng tái tạo da và dưỡng ẩm cho da để tránh những rạn nứt này.
Dầu chăm sóc da có chứa nhiều thành phần như tinh dầu thiên nhiên hoặc vitamin có tác dụng giúp ngăn ngừa sự hình thành sẹo. Chúng hoạt động bằng cách tái tạo lại các tế bào da ở những vị trí bị tổn thương. Ngoài ra, các thành phần trong dầu chăm sóc cũng giúp cải thiện hình dạng và vẻ ngoài của vết sẹo, đồng thời nâng cao sức khỏe làn da. Các dưỡng chất này có những tác dụng:
Ngoài ra, một số dưỡng chất còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ làn da khỏi các tác hại của gốc tự do.
Một số thành phần từ tinh dầu thiên nhiên và các loại vitamin đã được chứng minh có thể cải thiện và làm mờ sẹo hiệu quả như:
Vitamin E có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Loại vitamin này giúp dưỡng ẩm sâu, tăng khả năng phục hồi da, tăng độ mềm mại và giảm cảm giác căng rát do làn da bị kéo giãn quá mức. Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ làn da khỏi các gốc tự do.
Vitamin này có tác dụng tăng sinh collagen, cải thiện tình trạng mất độ đàn hồi và những dấu hiệu tổn thương da. Ngoài ra, vitamin A cũng giúp da sáng màu, cải thiện đáng kể thâm sạm do vết rạn gây ra.
Loại tinh dầu này có tính kháng viêm, làm giảm triệu chứng sưng tấy, căng rát và ngứa trong quá trình hình thành vết rạn.
Tinh dầu oải hương giúp kháng viêm, làm dịu da, giảm cảm giác châm chích và viêm ngứa ở vùng da bị tổn thương. Sử dụng tinh dầu này tại vị trí bị thương có thể giúp đẩy nhanh quá trình đóng miệng và hỗ trợ thu nhỏ vết thương. Tinh dầu oải hương đặc biệt có tác dụng trong giai đoạn đầu trị sẹo.
Thành phần trong tinh dầu giúp thúc đẩy tái tạo tế bào, làm lành vết nứt do rạn da. Chúng còn bảo vệ da, giúp da khỏe hơn, đồng thời giữ ẩm cho da khô, làm dịu da nhạy cảm bị kích ứng.
Tinh dầu hương thảo có đặc tính kháng khuẩn nhẹ, đồng thời rất hiệu quả trong việc làm mờ các vết rạn, vết sẹo, vết thâm sạm. Ngoài ra, dưỡng chất có trong tinh dầu hương thảo còn giúp chống lại các tổn thương liên quan đến gốc tự do và tình trạng tăng sắc tố da.
Ngoài việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc để cung cấp độ ẩm và hỗ trợ khả năng tái tạo cho làn da, bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau đây để giúp vết thương mau lành và trị sẹo hiệu quả:
Sẹo là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu can thiệp đúng thời điểm và đúng cách, bạn có thể ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Hãy sử dụng ngay các sản phẩm chăm sóc da để đánh bay nỗi lo về sẹo cho cả gia đình, bạn nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Wounds https://www.mountsinai.org/health-library/condition/wounds Ngày truy cập: 02/11/2021
Wound healing potential of lavender oil by acceleration of granulation and wound contraction through induction of TGF-β in a rat model https://bmccomplementmedtherapies-biomedcentral-com.translate.goog/articles/10.1186/s12906-016-1128-7?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=nui,op Ngày truy cập: 02/11/2021
Scars https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/11030-scars Ngày truy cập: 02/11/2021
Proper wound care: How to minimize a scar https://www.aad.org/public/everyday-care/injured-skin/burns/wound-care-minimize-scars Ngày truy cập: 02/11/2021
How to Prevent Scarring https://health.clevelandclinic.org/how-to-prevent-scarring/ Ngày truy cập: 02/11/2021