Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huyền Nguyễn
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 05/09/2023

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Điều bạn cần biết!

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Điều bạn cần biết!
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không là thắc mắc của đông đảo chị em phụ nữ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý của chị em phụ nữ mà rối loạn kinh nguyệt còn gây hiếm muộn, vô sinh.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Để trả lời chính xác, bạn cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây về tình trạng rối loạn kinh nguyệt, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì, có nguy hiểm không?

Để cung cấp câu trả lời chính xác liệu rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không; chúng ta cần hiểu thế nào là rối loạn kinh nguyệt?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 21-35 ngày và thời gian có kinh từ 3-5 ngày. Trong đó, lượng máu mất đi mỗi chu kỳ kinh là 50-150 ml.

Rối loạn kinh nguyệt xảy ra khi:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều; thời gian bị kinh nguyệt cách nhau dưới 21 ngày hoặc trên 35 ngày.
  • Lượng máu mất đi quá ít hay quá nhiều so với mức bình thường.
  • Bị mất kinh nguyệt liên tục 3 lần.
  • Thời gian ra kinh nguyệt dài hơn 7 ngày.
  • Kinh nguyệt kèm theo triệu chứng đau bụng dữ dội, chuột rút, buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Chảy máu hoặc bị ra máu giữa các kỳ kinh; sau khi phụ nữ đã ở độ tuổi mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục.
  • Các khoảng thời gian xảy ra cách nhau dưới 21 ngày hoặc hơn 35 ngày.

Rối loạn kinh nguyệt được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Cụ thể:

  • Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt dù đã đến tuổi dậy thì; hay mất kinh 3 chu kỳ liên tiếp trở lên với những người có chu kì kinh nguyệt đều; và mất kinh lớn hơn 6 chu kỳ liên tiếp với những người có kinh nguyệt không đều.
  • Rong kinh chỉ tình trạng ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 1 tuần; và lượng máu kinh có thể ít hay nhiều hơn bình thường.
  • Rong huyết là hiện tượng máu kinh ra ít và không đúng như chu kỳ bình thường.
  • Thống kinh là tình trạng đau bụng dữ dội mỗi khi tới chu kỳ kinh.
  • Cường kinh là chỉ lượng máu ra nhiều hơn bình thường. Nhiều chị em phụ nữ gặp phải cả cường kinh và rong kinh.
  • Thiểu kinh là chỉ lượng máu kinh ra rất ít ngược lại với cường kinh.
  • Kinh mau (đa kinh) chỉ các kỳ kinh gần nhau và thường là ngăn hơn 21 ngày.
  • Kinh thưa là chỉ chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ kéo dài trên 35 ngày.

Thực tế, rối loạn kinh nguyệt có thể xuất hiện riêng lẻ hay kết hợp các nhóm với nhau. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến bệnh.

Nguyên nhân gây nên rối loạn kinh nguyệt cũng có rất nhiều. Do đó, chị em phụ nữ cần chú ý theo dõi những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt của mình để sớm phát hiện bất thường và đi thăm khám, điều trị kịp thời.

rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không
Rối loạn kinh nguyệt là chu kỳ thất thường và lượng máu ra quá nhiều hay quá ít so với bình thường

2. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý khi gặp phải một số biểu hiện bất thường sau để làm rõ câu hỏi rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không.

Bất thường về chu kỳ kinh: Là khi vòng kinh của bạn dài trên 35 ngày (kinh thưa) hay ngắn dưới 22 ngày (kinh mau), thậm chí là không có kinh từ 6 tháng trở lên với những người kinh nguyệt không đều; hay mất kinh từ 3 tháng trở lên với những người kinh đều (vô kinh).

Bất thường về máu kinh: Là những bất thường về số lượng và ngày có kinh.

  • Cường kinh: còn gọi là băng kinh, lượng máu kinh > 80 ml/kỳ.
  • Thiểu kinh: số ngày có kinh < 2 ngày và lượng kinh< 5 ml/kỳ.
  • Rong kinh: số ngày có kinh > 7 ngày.

Màu kinh: Thường là máu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt là bất thường.

Bất thường về triệu chứng khác kèm theo khi đến chu kỳ kinh nguyệt: Trong đó, các bất thường về kinh nguyệt, thống kinh là hiện tượng phổ biến nhất, thường có triệu chứng đau bụng dưới khi hành kinh. Nếu đau, cơn đau có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng. Ngoài ra có thể thấy đau lưng kèm theo tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động.

3. Nguyên nhân nào gây rối loạn kinh nguyệt?

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt rất nhiều và điều quan trọng chị em cần hiểu rõ nó. Từ đó, chị em mới có thể biết rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không; và cách phòng ngừa hiệu quả.

3.1 Sức khỏe tinh thần bất ổn

Rối loạn kinh nguyệt có gây nguy hiểm không tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tinh thần.

Một số chị em tâm lý căng thẳng hay gặp căng thẳng tâm lý đều có thể tác động đến sự bài tiết hormone và làm rối loạn kinh nguyệt. Nếu gặp tình trạng này chị em cần gặp chuyên gia tâm lý để được tham vấn về giải pháp khắc phục.

3.2 Chế độ ăn chưa phù hợp

Việc ăn uống hàng ngày của bạn cũng có tác động đến việc rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm hay không.

Một chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Chị em xây dựng chế độ ăn uống ít năng lượng hay thiếu các dưỡng chất, giảm cân không khoa học đều ảnh hưởng xấu đến chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nhiều chị em thường xuyên sử dụng các chất kích thích hay lạm dụng đồ uống có cồn cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

Chế độ ăn chưa phù hợp
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng hay giảm cân đột ngột cũng làm tăng nguy cơ gây rối loạn kinh nguyệt

3.3 Sử dụng thuốc

Nhiều chị em phụ nữ đang trong giai đoạn sử dụng thuốc chữa bệnh cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai… Chú ý, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần sử dụng đúng theo liều lượng của bác sĩ chỉ định.

Hầu hết các loại thuốc tránh thai đều chứa sự kết hợp của hormone estrogen và progestin (một số loại chỉ chứa progestin). Thuốc tránh thai bằng cách ngăn buồng trứng phóng thích trứng. Tiếp tục uống hoặc ngừng thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

3.4 Nội tiết tố mất cân bằng

Nếu bạn lăn tăn không biết “rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không”; bạn cần thăm khám bác sĩ phụ khoa để kiểm tra xem về nội tiết tố của mình.

Nội tiết tố nữ gồm có estrogen và progesterone với vai trò điều hoà chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng quá trình sản sinh ra các hormone này vô cùng phức tạp. Vì vậy, chỉ một sự thay đổi nhỏ đều có tác động đến cơ chế sản xuất hormone nên nội tiết tố dễ dàng bị mất cân bằng. Chính điều đó đã gây nên sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

3.5 Các bệnh phụ khoa gây rối loạn kinh nguyệt

Những bệnh phụ khoa có thể trả lời câu hỏi “rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không”:

  • Polyp tử cung hoặc u xơ tử cung. Polyp tử cung là những khối u nhỏ lành tính (không phải ung thư) trong niêm mạc tử cung. U xơ tử cung là những khối u bám vào thành tử cung. Những khối u này thường lành tính, nhưng chúng có thể gây chảy máu nhiều và đau khi có kinh.
  • Lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô nội mạc tử cung bắt đầu phát triển bên ngoài tử cung. Tình trạng này có thể gây chảy máu bất thường; chuột rút hoặc đau trước và trong kỳ kinh, khiến bạn bị đau khi quan hệ tình dục.
  • Bệnh viêm vùng chậu. Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nữ. Các triệu chứng bao gồm tiết nhiều dịch âm đạo có mùi khó chịu, kinh nguyệt không đều, đau ở vùng chậu và vùng bụng dưới, sốt, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang. Trong hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), buồng trứng tạo ra một lượng lớn nội tiết tố androgen, là nội tiết tố nam. Nhiều nang trứng cùng được chiêu mộ, tuy nhiên không có nang trứng trội. Sự thay đổi nội tiết tố có thể ngăn cản trứng trưởng thành; và do đó quá trình rụng trứng có thể không diễn ra một cách nhất quán.
  • Suy buồng trứng sớm. Tình trạng này xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi có buồng trứng hoạt động không bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt dừng lại, tương tự như thời kỳ mãn kinh.

3.6 Các nguyên nhân khác của rối loạn kinh nguyệt

Nếu bạn mắc phải những tình trạng sau, thì câu trả lời cho “rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không” là có bạn nhé:

  • Ung thư tử cung hoặc ung thư cổ tử cung.
  • Các bệnh lý nội khoa; chẳng hạn như rối loạn chảy máu, tuyến giáp hoạt động kém hoặc quá mức, hoặc rối loạn tuyến yên ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố.
  • Các biến chứng liên quan đến thai nghén, bao gồm sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung (trứng đã thụ tinh được làm tổ bên ngoài tử cung; ví dụ, trong ống dẫn trứng).

3. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Nhiều chị em phụ nữ thắc mắc “rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?” Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt không phải do bệnh lý thì dễ cải thiện và ít gây hại cho sức khỏe. Nhưng chị em chớ chủ quan khi kinh nguyệt có những dấu hiệu bất thường vì đó là nguy cơ tiềm ẩn gây nhiều bệnh nguy hiểm.

3.1 Gây thiếu máu, mệt mỏi

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Kinh nguyệt rối loạn dễ gây mất máu từ ít đến nhiều. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và khó chịu trong người. Vì vậy, thể trạng dễ bị suy nhược, tình trạng mệt mỏi ngày càng trầm trọng hơn. Nhiều chị em còn bị ngất xỉu.

Gây thiếu máu, mệt mỏi
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Rối loạn kinh nguyệt có thể khiến chị em thiếu máu, cơ thể mệt mỏi

3.2 Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Có vì gây rối loạn nội tiết

Nội tiết tố thay đổi thì kéo theo chu kỳ kinh nguyệt, cảm xúc và cơ thể của chị em cũng có sự khác biệt. Một trong những biểu hiện thường gặp nhất là nổi mụn viêm, da khô sạm nhìn mất sức sống, cơ thể thì uể oải và mệt mỏi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, vẻ đẹp bên ngoài của nữ giới mà còn làm giảm ham muốn tình dục.

3.3 Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Có vì ảnh hưởng đến tâm lý của chị em

Phần lớn chị em phụ nữ gặp phải tình trạng cường kinh, rong kinh, hay đa kinh. Theo đó, chị em cảm thấy rất khó chịu trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người trở tay không kịp khi đối mặt với hiện tượng kinh không đều hay rong huyết. Họ thường mất sự chủ động và khó kiểm soát tình trạng rối loạn kinh nguyệt nên ảnh hưởng đến công việc, học tập…

Còn chị em phụ nữ bị thống kinh phải chịu đừng những cơn đau dữ dội mà thuốc giảm đau có ít hoặc không có hiệu quả. Nhiều chị em phải nghỉ làm, nghỉ học trong khoảng thời gian bị rối loạn kinh nguyệt.

3.4 Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Có vì làm tăng nguy cơ vô sinh, sinh non hay khó khăn khi chuyển dạ

Nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý có thể tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh. Nhiều chị em sẽ gặp phải tình trạng buồng trứng đa nang. Còn với nhiều người bị u xơ tử cung dưới niêm mạc phát hiện khi mang thai sẽ rất dễ sảy thai và tăng nguy cơ sinh non. Nếu chị em bị ung thư cổ tử cung giai đoạn sau thì phải cắt tử cung và sẽ mất khả năng làm mẹ.

Làm thế nào để chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường?

rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không
Không chỉ biết “rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không”, bạn cũng cần biết cách phòng tránh tình trạng này

Nếu chị em để chứng rối loạn kinh nguyệt kéo dài thì cơ thể sẽ mệt mỏi và cần đến sự thăm khám của bác sĩ. Từ đó, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như thuốc nội khoa.

Còn với một số trường hợp chị em bị rối loạn kinh nguyệt nhẹ thì bác sĩ sẽ tư vấn thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn.

Như vậy, ngoài tìm hiểu “rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không”, bạn tham khảo ngay một số biện pháp phòng ngừa và giảm nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt như:

  • Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh: Chị em nên ngủ đủ giấc, tập thể dục và vận động nhẹ nhàng. Không nên uống rượu bia, cafe hay các chất kích thích khác.
  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Mỗi bữa ăn cần đủ năng lượng theo nhu cầu từng độ tuổi. Chị em cần ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm tinh bột, chất béo, chất đạm và rau xanh. Trong đó, chị em cần đảm bảo ăn đủ lượng rau xanh và hoa quả mỗi ngày ít nhất 400g. Đồng thời, chị em cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Duy trì trạng thái tinh thần cân bằng: Chị em tránh để tâm lý căng thẳng, cơ thể mệt mỏi bằng cách cân bằng thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý.
  • Cẩn thận khi sử dụng thuốc: Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh, tránh lạm dụng thuốc tránh thai hay bất cứ loại thuốc nào khác.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe với bác sĩ.

Vậy là chị em đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không”. Có nguy hiểm nhé chị em phụ nữ. Vì vậy, chị em cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng để ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay và được bác sĩ điều trị kịp thời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Period problems
https://www.womenshealth.gov/menstrual-cycle/period-problems
Ngày truy cập: 16/05/2022

2. Menstruation and Menstrual Problems
https://www.nichd.nih.gov/health/topics/menstruation
Ngày truy cập: 16/05/2022

3. Menstruation and human rights – Frequently asked questions
https://www.unfpa.org/menstruationfaq
Ngày truy cập: 16/05/2022

4. Heavy Menstrual Bleeding
https://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/menorrhagia.html
Ngày truy cập: 16/05/2022

5. Menstrual disorders
https://www.mountsinai.org/health-library/report/menstrual-disorders
Ngày truy cập: 16/05/2022

6. Menstrual Disorders
https://www.bcm.edu/healthcare/specialties/obstetrics-and-gynecology/ob-gyn-conditions/menstrual-disorders
Ngày truy cập: 16/05/2022

7. Menstrual cycle
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/menstrual-cycle
Ngày truy cập: 16/05/2022

x