Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Phương Vy
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Võ Thị Nhung
Cập nhật 21/02/2023

Sâm Đương Quy: Công dụng và cách dùng hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe

Sâm Đương Quy: Công dụng và cách dùng hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe
Sâm đương quy là vị thuốc trứ danh giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh của con người.

“Sâm đương quy có tác dụng gì?” là câu hỏi thường được các đối tượng quan tâm đến sức khỏe thắc mắc. Theo như sử sách, loại sâm này đã được sử dụng trong hơn một nghìn năm như một loại gia vị, thuốc bổ và thuốc đặc trị ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Để hiểu rõ hơn về loại thảo dược này và giải đáp thắc mắc sâm đương quy ngâm rượu có tác dụng gì? Một số thông tin được chia sẻ bởi MarryBaby sau đây sẽ là gợi ý tốt nhất dành cho bạn!

1. Sâm đương quy là gì? Các loại sâm đương quy

Sâm đương quy (có tên khoa học là Angelica sinensis) hay còn có tên gọi khác là tần quy, vân quy hay đương quy; thuộc họ Hoa tán Apra ceae. Sâm đương quy là một loại thảo dược có thân và rễ được sử dụng như một loại thuốc tự nhiên để hỗ trợ điều trị một số loại bệnh thông thường ở con người.

Loại sâm này mọc ở vùng núi cao với thời tiết mát mẻ ở Đông Á. Rễ màu nâu vàng của cây được thu hoạch vào mùa thu. Do các hợp chất thơm chứa trong cây, sâm đương quy thường có mùi nồng và riêng biệt. Mùi hương thường được mô tả là giống mùi xạ hương, đất hoặc thảo mộc.

Hiện này, có 4 loại sâm đương quy đó là: (1) Đương quy tươi; (2) Đương quy khô; (3) Đương quy rừng; (4) Đương quy Việt Nam.

2. Sâm đương quy có tác dụng gì cho sức khỏe?

Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia(NIH), sâm đương quy có tính dược liệu cao với nhiều thành phần được tìm thấy như vitamin nhóm vitamin E, B1, B12; và nhiều nguyên tố vi lượng. Nhờ các thành phần dồi dào có chứa trong dược liệu; sâm đương quy đã được y học hiện đại chứng minh có những tác dụng gì đối với sức khỏe.

Công dụng của sâm đương quy bao gồm:

  • Hỗ trợ chữa các bệnh về da và xương khớp.
  • Hỗ trợ chữa các bệnh viêm phế quản, viêm amidan.
  • Làm tăng tuần hoàn máu, phòng chống đột quỵ.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về kinh nguyệt.
  • Xoa dịu các triệu chứng của kinh nguyệt và mãn kinh.
  • Cải thiện tình trạng huyết áp cao.
  • Có khả năng làm giảm xuất tinh sớm.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.
  • 2.1 Hỗ trợ chữa các bệnh về da và xương khớp

    Sâm đương quy có tác dụng gì? Ngoài công dụng điều trị bệnh thông qua phương pháp chế thuốc uống; loại sâm này còn có thể ngâm rượu để hỗ trợ chữa một số bệnh lý ngoài da hiệu quả. Vậy sâm đương quy ngâm rượu uống có tác dụng gì cho da?

    Để trả lời cho câu hỏi rượu sâm đương quy có tác dụng gì; thì công dụng đầu tiên phải kể đến đó là bổ huyết, hoạt huyết, giải uất kết, giải độc tiêu viêm.

    Do đó sâm đương quy có khả năng điều trị tốt một số bệnh lý về nội tiết; hoặc các bệnh về da như mụn nhọt, vết thương có mủ, hỗ trợ điều trị phong thấp, đau xương khớp, đau do chấn thương ứ huyết, tê bì chân tay.

    Khi cơn đau không quá nghiêm trọng thì bạn chỉ cần xoa bóp rượu thuốc thảo dược này lên khu vực đau nhức kèm theo biện pháp xoa bóp, cơn đau về xương khớp sẽ được thuyên giảm đáng kể.

    2.2 Hỗ trợ chữa các bệnh viêm phế quản, viêm amidan

    Sâm đương quy có tác dụng gì
    Sâm đương quy có tác dụng gì? Giúp bồi bổ khí huyết hiệu quả

    Do có tác dụng giải độc tiêu viêm nên loại dược liệu này có thể đóng vai trò như một loại thuốc kháng khuẩn rất tốt, chữa được các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm amidan,…

    Tuy nhiên sâm đương quy chỉ hiệu quả trong điều trị các bệnh lý hô hấp khi được dùng trong bài thuốc có kết hợp thêm các vị thuốc Đông y khác.

    2.3 Làm tăng tuần hoàn máu, phòng chống đột quỵ

    Làm tăng tuần hoàn máu, phòng chống đột quỵ
    Sâm đương quy có tác dụng gì?

    Mỗi ngày uống sâm đương quy có tác dụng gì? Theo các nghiên cứu, sâm đương quy có khả năng tăng tuần hoàn máu, tăng lưu lượng mạch vành, giảm tiêu thụ oxy ở cơ tim, phòng chống đột quỵ do thiếu máu não. Trong đương quy chứa hàm lượng tinh dầu và sự góp mặt của ligustilide có tác dụng ổn định huyết áp.

    Đặc biệt hoạt chất có trong đương quy còn có tác dụng ngăn chặn sự kết dính của tiểu cầu, điều trị viêm tắc tĩnh mạch và huyết khối não. Tuy nhiên, theo các khuyến cáo thì bạn chỉ nên sử dụng 25 – 30ml rượu sâm đương quy trong 1 ngày.

    2.4 Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về kinh nguyệt

    Như đã trả lời cho câu hỏi sâm đương quy ngâm rượu uống có tác dụng gì? Sâm đương quy là vị thuốc vừa hoạt huyết vừa bổ huyết nên dùng thích hợp cho các trường hợp vừa huyết hư vừa ứ tích như phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh,…

    Vì vậy mà các chị em tới tháng có thể an tâm sử dụng “thần dược” này để có thể cải thiện tình trạng sức khỏe khi đến tháng nhé. Tuy nhiên, do có tác dụng hoạt huyết mạnh có khả năng gây sảy thai; nên sâm đương quy lại KHÔNG sử dụng cho phụ nữ có thai.

    Sâm đương quy có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít; xoa dịu đau bụng kinh; trị thiếu máu, suy nhược cơ thể, v.v. hiệu quả.

    Đặc biệt, bạn sẽ còn bất ngờ với công dụng làm đẹp làn da, khiến da mịn màng, căng tràn sức sống của loại sâm này đấy.

    2.5 Xoa dịu các triệu chứng của kinh nguyệt và mãn kinh

    7 Proven Health Benefits of Ginseng

    Sâm đương quy đứng đầu trong các vị thuốc hỗ trợ chữa bệnh ở chị em phụ nữ. Đó cũng là lý do mà nhiều người ưu ái gọi sâm đương quy là “Nhân sâm dành cho phụ nữ”, rất được tin dùng hiện nay.

    Đối với câu hỏi “Sâm đương quy có tác dụng gì?” hoặc “Loại sâm này sử dụng tốt với đối tượng nào?”; thì loại sâm này rất tốt cho các chị em phụ nữ sau khi sinh con hoặc trong và sau kỳ kinh nguyệt.

    Nó có thể giúp xoa dịu hiệu quả của các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều và mãn kinh.

    2.6 Sâm đương quy còn có tác dụng gì khác cho sức khỏe?

    Ngoài ra, những tác dụng gì mà sâm đương quy có khiến nó được mệnh danh là “thần dược”?

    • Cải thiện tình trạng huyết áp cao.
    • Có khả năng làm giảm xuất tinh sớm, như một thành phần trong kem bôi lên da.
    • Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch: Một nghiên cứu năm 2020 cho rằng sự kết hợp của đương quy, nhân sâm châu Á (Panax ginseng) và hoàng kỳ (Astragalus membranaceus) làm giảm triệu chứng đau ngực ở một nhóm nhỏ người mắc bệnh tim.

    3. Bài thuốc sâm đương quy ngâm mật ong có tác dụng gì?

    Sâm đương quy có tác dụng gì
    Sâm đương quy có tác dụng gì khi dùng một cách khoa học

    “Sâm đương quy ngâm mật ong có tác dụng gì?” là câu hỏi thường được nhiều chị em quan tâm vì đây là một sự kết hợp tuyệt vời dành cho phái đẹp khi chúng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn cải thiện làn da, đẩy lùi quá trình lão hóa.

    3.1 Sâm đương quy ngâm mật ong có tác dụng gì?

    Sâm đương quy ngâm mật ong có tác dụng gì? Sâm đương quy ngâm mật ong có nhiều công dụng:

    • Chống lão hóa: Trong hỗn hợp sâm đương quy ngâm mật ong có chứa nhiều phytonutrients và chất chống oxy hóa; từ đó đẩy mạnh sự trao đổi chất, chống lão hóa cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng lâu dài ở liều lượng 6-12g/ngày.
    • Trẻ hóa da mặt: Sâm đương quy ngâm mật ong nếu được bổ sung đều đặn mỗi ngày sẽ giúp chị em phụ nữ có được làn da hồng hào, cải thiện nhanh các các vết nhăn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng sâm đương quy lâu dài có thể gây ở một số người có da màu sẫm trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, khi uống đương quy thường xuyên nên tránh phơi nắng hoặc gần nguồn có tia cực tím.
    • Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt: Tác dụng này là do sâm ngâm mật ong có khả năng cân bằng hoocmon và điều chỉnh lượng lớn estrogen ở trong buồng trứng.
    • Giúp tóc óng mượt, chắc khỏe: Nhờ một số thành phần như Ginsenoside Ro, carbohydrate, nên đương quy ngâm mật ong có những tác động tích cực đến mái tóc như tăng hàm lượng tế bào nhú da, kích thích tóc, ngăn sự rụng tóc, giúp tóc mọc nhanh hơn.
    • Tạm biệt “đôi mắt gấu trúc”: Sâm đương quy ngâm mật ong có tác dụng gì cho đôi mắt? Sâm còn giúp đôi mắt trở nên sáng và đẹp hơn trong việc loại bỏ quầng thâm mắt.
    • Hỗ trợ giảm cân: Sâm đương quy ngâm mật ong hỗ trợ giảm mỡ thừa tại các vùng như bắp tay, bụng, lưng…

    >> Bạn xem thêm: 12 cách nấu cháo yến mạch giúp giảm cân nhanh an toàn

    3.2 Bài thuốc sâm đương quy ngâm mật ong

    Nguyên liệu: 2 củ đương quy khô, 1 lít mật ong, 1 bình thủy tinh

    Cách thực hiện:

    • Củ sâm đương quy rửa sạch, để ráo nước, sau đó thái mỏng
    • Cho sâm và 100ml mật ong vào tô sứ / thủy tinh. Chưng cách thủy hõn hợp trên khoảng 15 – 20 phút
    • Đổ hỗn hợp vừa chưng vào bình thủy tinh lớn rồi đỏ thêm mật ong vào cho ngập hết. Ủ trong vòng 1 tuần là có thể sử dụng.

    >> Bạn có thể tham khảo: Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? 12 lợi ích sức khỏe

    4. Những ai không được dùng đương quy?

    Những người bị dị ứng với các loại thực vật thuộc họ cà rốt, bao gồm tiểu hồi cần, hạt caraway, cần tây, thì là và rau mùi tây không nên dùng đương quy. Đương quy cùng họ với những cây này và có thể gây ra phản ứng.

    Người đang sử dụng các loại thuốc như sau có thể gặp phản ứng với sâm đương quy:

    • Thuốc tránh thai.
    • Thuốc lorazepam, hoặc Ativan.
    • Thuốc disulfiram, hoặc Antabuse.
    • Thuốc naproxen, hoặc Naproxen và Aleve.
    • Đang sử dụng liệu pháp hormone thay thế.
    • Đang sử dụng loại dược mỹ phẩm topical tretinoin.
    • Thuốc hạ sốt ibuprofen, hoặc thuốc Motrin và Advil.

    Phụ nữ đang mang thai không được dùng sâm đương quy; vì loại cây này khiến tử cung co bóp và tăng nguy cơ sảy thai.

    Những người đang có bệnh lý về tiêu hoá là biểu hiện của chứng tỳ vị thấp nhiệt, đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng sâm đương quy.

    Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư liên quan đến nội tiết tố. Bao gồm ung thư vú, buồng trứng và tử cung, không nên dùng đương quy vì các nhà nghiên cứu không chắc liệu nó có hoạt động như estrogen trong cơ thể hay không.

    Trẻ em không nên dùng sâm đương quy vì chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng độ an toàn của loại sâm này với sức khỏe của trẻ.

    Hãy luôn nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu dùng thuốc và đọc kỹ các khuyến nghị của nhà sản xuất về lượng dùng.

    5. Mua sâm đương quy ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?

    Giá tiền của sâm đương quy tùy thuộc vào loại sâm, cụ thể:

    • Sâm đương quy tươi: 70,000 VNĐ/kg.
    • Sâm đương quy khô: 250,000 VNĐ – 300,000 VNĐ/kg.

    Khi mua sâm đương quy, bạn lưu ý chọn những nơi sản xuất, cửa hàng uy tín để tránh mua phải hàng giả; hoặc hàng kém chất lượng nhé.

    Sâm đương quy có tác dụng gì? Chắc hẳn sẽ không còn là câu hỏi khó nhằn đối với chúng ta đúng không nào? MarryBaby mong rằng với những thông tin thú vị này sẽ giúp bạn có cách sử dụng sâm đương quy thích hợp để điều dưỡng sức khỏe; khắc phục một số bệnh lý thường gặp nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Pharmacological effects of Radix Angelica Sinensis (Danggui) on cerebral infarction
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3174116/
    Ngày truy cập: 14/02/2023

    2. Why Is Dong Quai Called the ‘Female Ginseng’?
    https://en.wikipedia.org/wiki/Angelica_sinensis
    Ngày truy cập: 14/02/2023

    3. Dong quai
    https://www.mountsinai.org/health-library/herb/dong-quai
    Ngày truy cập: 14/02/2023

    4. Dong Quai
    https://www.mtpr.org/arts-culture/2014-04-25/dong-quai
    Ngày truy cập: 14/02/2023

    5. Dong Quai
    https://www.mskcc.org/cancer-care/integrative-medicine/herbs/dong-quai
    Ngày truy cập: 14/02/2023

    6. Dong Quai
    https://wa.kaiserpermanente.org/kbase/topic.jhtml?docId=hn-2080003
    Ngày truy cập: 14/02/2023

    x