Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ban biên tập MarryBaby đã có buổi trò chuyện về chủ đề: Ảnh hưởng của stress nơi công sở với sức khỏe phụ nữ để làm rõ vấn đề trên. Tham dự tọa đàm có Thạc sĩ, bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung, Bác sĩ chuyên khoa tâm thần Nguyễn Như Thanh Trâm và chị Hồ Thu Thảo, nhân viên văn phòng ở Bình Tân, TP.HCM.
Chúng ta hãy cùng nghe các khách mời chia sẻ về chủ đề này nhé!
Chị Hồ Thu Thảo ở Bình Tân, TP.HCM:
Chào quý độc giả MarryBaby, mình là Thu Thảo, công việc của mình là nhân viên văn phòng. Nơi mình làm việc là hãng bay chuyên chở hàng hóa từ Việt Nam đi các nước. Về áp lực thì khá nhiều như phải chạy sản lượng, doanh số. Theo dõi thị trường, các biến động về kinh tế, môi trường nói chung và ngành hàng không/logistics nói riêng.
Khi dịch Covid bùng phát, các chuyến bay bị ảnh hưởng khá nhiều. Các nhà máy sản xuất không đảm bảo được việc cung ứng, nên việc duy trì các chuyến bay thực sự vất vả và mệt mỏi.
Bác sĩ chuyên khoa tâm thần Nguyễn Như Thanh Trâm:
Tình trạng của chị Thảo nói trên cũng là tình trạng chung của giới văn phòng hiện nay. Stress nơi công sở là một vấn đề ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Trong thời đại hiện nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển một cách nhanh chóng thì những yêu cầu mà các công ty, cơ quan đặt ra đối với nhân viên ngày càng tăng cao.
Đôi khi vượt quá khả năng và sức chịu đựng của họ đưa đến những vấn đề căng thẳng về cả tinh thần lẫn thể chất. Trong đó phụ nữ là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng hơn.
Sự thay đổi của nội tiết tố thường xuyên, sự nhạy cảm và khả năng chịu đựng stress thấp, áp lực phải chu toàn cả công việc xã hội lẫn việc chăm sóc con cái làm cho người phụ nữ dễ bị những vấn đề về tinh thần hơn nam giới.
Những trường hợp nặng hơn có thể đưa đến các rối loạn trầm cảm, lo âu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em phụ nữ chúng ta.
Thạc sĩ, bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung:
Đúng như bác sĩ Trâm chia sẻ thì hiện nay số lượng chị em công sở bị stress trong công việc rất nhiều. Không chỉ các bệnh nhân mà đến ngay cả phái nữ đang công tác trong nghành Y như Dung cũng phải đối mặt với tình trạng này.
Như các bạn biết đó, làm việc trong ngành y tế, ngành chăm sóc sức khoẻ con người mà, nên các nhân viên lúc nào cũng phải tập trung cao độ. Riêng với ngành sản phụ khoa, đa số các đêm trực rất ít khi được ngủ vì phải lo chăm các chị em thai phụ, không thể sơ sẩy được.
Bản thân Dung, cũng như các chị em đồng nghiệp trong bệnh viện, lắm lúc cũng stress dữ lắm, stress vì làm không kịp sợ chăm sóc các chị em không được tốt.
Đặt biệt trong mùa dịch covid-19 tình trạng áp lực càng diễn ra thường xuyên hơn vì phải ngày đêm mặc đồ phòng hộ ở suốt trong “Khu vực nguy cơ cao”. Có đợt phải ở suốt trong khu điều trị covid-19 cả tháng mới ra, ra rồi lại cách ly tại nhà 2 tuần tiếp, nguy cơ dẫn đến trầm cảm rất cao luôn.
Chị Hồ Thu Thảo:
Bản thân mình khi trải qua các áp lực đó, sức khỏe mình bị ảnh hưởng. Mình thường xuyên bị đau cổ vai gáy, phải đi trị liệu liên tục.
Thêm vào đó, mình bị một số bệnh về đường ruột vì ăn uống không đúng giờ như đau bao tử. Tóc rụng nhiều, mặt nổi mụn. Sức khỏe nói chung của mình yếu đi nhiều.
Thạc sĩ, bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung:
Đúng như chị Thảo chia sẻ thì thường xuyên bị stress sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ ở nhiều mặt. Một số chị em còn gặp các tình trạng về sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ phụ khoa.
Một tác hại nữa là phụ nữ mang thai mà rơi vào stress sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thai. Khi stress, cơ thể tiết ra các chất gây hại đến cơ thể, cũng đồng gây hại đến thai nhi, dễ dẫn đến sẩy thai, sinh non, thai chậm tăng trưởng.
Các nghiên cứu còn chứng minh rằng, tâm trạng người mẹ phần nào sẽ ảnh hưởng đến tính cách, sự phát triển của con sau khi ra đời. Cho nên, chúng ta không nên xem thường stress.
Bác sĩ chuyên khoa tâm thần Nguyễn Như Thanh Trâm:
Về sức khỏe tinh thần thì khi bạn cảm thấy quá căng thẳng trong công việc, bạn sẽ dễ trở nên mất tự tin và cáu kỉnh hoặc thu mình lại. Các dấu hiệu khác của stress trong công việc mà chúng ta có thể nhận ra bao gồm:
Đặc biệt, stress nơi công sở hoàn toàn có thể dẫn đến trầm cảm. Số liệu từ các nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên gặp phải stress trong công việc có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp đôi so với dân số chung, lên đến hơn 30%.
Các dấu hiệu của trầm cảm do stress nơi công sở tương tự như các triệu chứng trầm cảm nói chung nhưng nặng nề hơn. Trầm cảm ảnh hưởng lớn đến mức độ hoạt động của bạn trong công việc cũng như ở nhà.
Chị Hồ Thu Thảo:
Do tình trạng của mình cũng không quá nghiêm trong nên sau khi nhận thấy những vấn đề trên mình đã cố gắng sắp xếp lại thời gian biểu để không ảnh hưởng nhiều đến lịch trình của bản thân.
Mình đăng ký tập yoga 1 tiếng mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và thư giãn đầu óc. Ngoài ra, mình bổ sung vào chế độ ăn nhiều rau xanh và nước để bảo vệ da cũng như theo dõi các trang tin về sức khỏe như MarryBaby.VN để tìm hiểu các thông tin bảo vệ sức khỏe của mình nè!
Thạc sĩ, bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung:
Stress do công việc thì phải giảm việc lại hoặc thay đổi môi trường làm việc. Dung đã từng chứng kiến một chị đồng nghiệp trong bệnh viện, sinh được 1 đứa con, xong tắt luôn mười mấy năm không đẻ thêm đứa nữa được.
Khi đã hơn 40 tuổi, chị xin chuyển làm ở khoa khác ít áp lực hơn (trước đó chị làm khoa Sản rất áp lực), được vài tháng chị dính bầu. Chị tâm sự do sang khoa khác chị thấy tinh thần thoải mái hơn, có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn, chắc vì vậy mà trứng mới rụng.
Rồi khi mang thai, người phụ nữ phải học cách kiểm soát cảm xúc. Phần do hormone mang thai tiết ra khiến chị em dễ xúc động, hờn giận vu vơ nữa.
Những lúc như vậy hãy hít vào, thở ra, tập trung hơi thở, đừng để tâm quá nhiều vào điều gì không vui, hãy luôn mỉm cười. Tập yoga như chị Thảo là cách hay để giúp các mẹ vượt qua stress.
Bác sĩ chuyên khoa tâm thần Nguyễn Như Thanh Trâm:
Các phương pháp tâm lý để điều trị stress công sở hiện nay chủ yếu tập trung vào việc nhận thức được các dấu hiệu của căng thẳng, thay đổi hành vi ngay khi phản ứng căng thẳng mới bắt đầu, phân tích tình hình và phát triển một kế hoạch chủ động để giảm thiểu các tác nhân gây căng thẳng.
Nếu bản thân không thể tự thoát khỏi stress thì bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn học các kỹ năng đối phó và thư giãn, phát triển lối sống tích cực.
Hiện nay có một loạt những khóa đào tạo có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng đối phó tích cực như: tính quyết đoán, kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và quản lý hiệu quả.
Mục tiêu chính của các phương pháp là phát triển các kỹ năng và sự tự tin của mọi người để thay đổi hoàn cảnh của chính bản thân và thoát khỏi căng thẳng, khó khăn.
Chị Hồ Thu Thảo:
Thảo muốn nhắn gửi là: Công việc là một khía cạnh quan trọng của phụ nữ. Nhưng, mỗi chúng mình cần tạo ra giới hạn phù hợp cho công việc. Hãy biết cách phân chia thời gian cho công việc, gia đình và bản thân một cách hợp lý.
Và hãy luôn nhớ rằng phải yêu thường và đối xử thật tốt với bản thân mình. Sức khỏe là vàng, không có tiền bạc nào mua được, nên phải tự biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và vượt qua những áp lực công việc. Vì suy cho cùng, công việc cũng chỉ là công cụ mình dùng để tạo ra vật chất cho một cuộc sống tốt đẹp hơn thôi.
Thạc sĩ, bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung:
Bản thân Dung thỉnh thoảng cũng rơi vào stress, có khi stress nặng luôn ấy. Nhưng Dung không cho phép tình trạng đó kéo dài quá lâu. Dung tự nhắn bản thân mình hoặc phải thoát ra hoặc sẽ bị nó đè bẹp dí.
Dung không chọn cách than thở trên mạng hay kể lể người khác. Lúc đó Dung chỉ kể với người mình thật sự tin tưởng và có thể cho mình lời khuyên hoăc giúp đỡ. Chủ yếu là bản thân mình tự vượt qua.
Bạn hãy nhớ rằng bạn phải yêu bản thân và cả thiên thần nhỏ của bạn nữa, nên đừng để stress làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình.
Bác sĩ chuyên khoa tâm thần Nguyễn Như Thanh Trâm:
Như thạc sĩ, bác sĩ Dung vừa chia sẻ thì đôi khi, cách giảm căng thẳng tốt nhất chỉ đơn giản là chia sẻ căng thẳng của bạn với người thân hoặc bạn bè.
Bạn có thể áp dụng những biện pháp trên để giúp bản thân vượt qua căng thẳng, khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Hãy nhớ yêu thương bản thân thật nhiều và tận hưởng cuộc sống của mình mỗi ngày. Chúc các bạn có một đời sống tinh thần khỏe mạnh và hạnh phúc!
MarryBaby: Đây thực sự là những lời khuyên hữu ích và thiết thực cho tất cả chị em đang đối mặt với stress nơi công sở. Cảm ơn 3 vị khách mời đã có những chia sẻ quý giá về vấn đề cấp thiết này với bạn đọc MarryBaby.
Nhân dịp Quốc Tế Phụ Nữ 8/3, mến chúc 3 vị khách mời và tất cả độc giả MarryBaby có nhiều thành công, sức khỏe và luôn hạnh phúc trong cuộc sống! Xin chân thành cảm ơn!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Stress on the Job: 4 Tips for Working Women
Ngày truy cập: 4/3/2022
Work Stress and Women’s Health: Occupational Status Effects
https://www.jstor.org/stable/25074735
Ngày truy cập: 4/3/2022
Working in the margins women’s experiences of stress and occupational health problems in part-time and casual retail jobs
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16048870/
Ngày truy cập: 4/3/2022
Women’s work roles and their impact on health, well-being, and career: comparisons between the United States, Sweden, and The Netherlands
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11310808/
Ngày truy cập: 4/3/2022
Women’s Health at Work
https://blogs.cdc.gov/niosh-science-blog/2013/05/13/womens-health-at-work/
Ngày truy cập: 4/3/2022