Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Gel lô hội (nha đam) chẳng còn xa lạ gì với những cô gái quan tâm đến việc chăm sóc da. Mặc dù lô hội phổ biến là vậy nhưng có thật sự tốt cho da mặt hay không có thể bạn cũng chưa rõ. Hãy cùng Marry Baby khám phá 10 tác dụng tuyệt vời của gel lô hội với da mặt để yên tâm sử dụng và tự tin chia sẻ với hội chị em nhé!
Lô hội hay còn gọi là nha đam, là một trong những thảo dược được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị tại chỗ nhiều vấn đề về da.
Trong đó, gel lô hội là phần dịch nhầy được lấy ra từ thịt của lá lô hội, chứa rất nhiều chất kháng viêm và các thành phần làm dịu da như echinacea và calendula nên có khả năng chữa lành các tổn thương trên da như mụn trứng cá, ngứa, khô nẻ, cháy nắng, vết cắt nhỏ hoặc trầy xước nhẹ.
Với những vết bỏng nhẹ, chẳng hạn như vết dầu mỡ bị bắn lên mặt khi nấu ăn, bạn có thể thoa gel lô hội lên 3 lần mỗi ngày để làm dịu và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
Cách dùng gel lô hội
+ Bạn dùng nước lạnh nhẹ nhàng vỗ vào vùng da bị bỏng rồi thấm khô.
+ Rửa sạch lá lô hội, cắt một miếng nhỏ tách bỏ vỏ, lấy phần gel nhẹ nhàng thoa lên vết bỏng 3 lần/ngày.
+ Bạn có thể dùng gạc để băng lại vết bỏng.
Trong lô hội có hai thành phần echinacea và calendula làm dịu da nên khi bị cháy nắng, bạn có thể dùng gel lô hội để thoa vào vùng da bị cháy giúp giảm cảm giác đau rát.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, lô hội có thể làm dịu da bị cháy nắng nhưng không có tác dụng chống nắng. Cho nên bạn không nên lạm dụng lô hội mà cần phải sử dụng kem chống nắng, mũ, nón và áo chống nắng khi ra ngoài trời nhé.
Cách dùng gel lô hội
+ Bạn rửa sạch lô hội, cắt thành từng khoanh nhỏ rồi bỏ vỏ.
+ Dùng gel lô hội hàng ngày thoa nhẹ lên vùng da bị cháy nắng để làm dịu cảm giác bỏng rát và giúp da mau tái tạo tế bào mới.
Không chỉ chữa bỏng nhẹ mà ngay cả các vết xước nhỏ như vết xước do móng tay gây ra, bạn cũng có thể dùng gel lô hội để làm lành nhanh chóng nhé.
Cách sử dụng gel lô hội
+ Bạn dùng nước muối sinh lý rửa sạch vết thương trước.
+ Lá lô hội rửa sạch rồi cắt vài khoanh nhỏ, bỏ vỏ, lấy phần thịt nhẹ nhàng thoa lên vết xước để làm dịu và sát khuẩn cho da. Bạn nên sử dụng 3 lần/ngày liên tục cho đến khi vết thương lành nhé.
Với những vết cắt có khả năng để lại sẹo, bạn có thể giảm đau và chữa lành vết thương bằng gel lô hội.
Thậm chí, cấu trúc phân tử của lô hội còn giúp chữa lành vết thương nhanh chóng và giảm thiểu sẹo tuyệt vời hơn vì được tăng cường collagen tái tạo các mô bị tổn thương và chống lại vi khuẩn.
Cách dùng gel lô hội
+ Bạn cầm máu và sát khuẩn qua vết cắt bằng nước muối sinh lý hoặc cồn tiệt trùng.
+ Dùng bông tiệt trùng thấm khô vết thương.
+ Rửa sạch lá lô hội, cắt thành từng khoanh, lột bỏ vỏ rồi lấy dịch gel nhẹ nhàng thoa lên vết cắt.
Bạn nên thực hiện mỗi ngày 3 lần để sát khuẩn và ngăn ngừa sẹo nhé.
Thời tiết mùa đông ở miền Bắc rất khô lạnh, độ ẩm kém dẫn đến da bị mất nước nhanh chóng và dễ bị khô nẻ. Vẫn biết rằng kem dưỡng da có thể giúp dưỡng ẩm cho da rất tốt, thế nhưng với những em bé sơ sinh chưa thể dùng mỹ phẩm thì bạn vẫn có thể thay thế bằng lô hội để an toàn cho làn da non nớt của bé.
Cách dùng gel lô hội
+ Rửa sạch lô hội, cắt bỏ vỏ rồi lấy dịch nhẹ nhàng thoa lên mặt để dưỡng ẩm.
+ Hoặc nếu dùng kem dưỡng da, bạn nên lựa chọn các loại kem dưỡng có chiết xuất từ lô hội.
Frostbite là một tình trạng bỏng lạnh thường xảy ra ở các điểm như chân, tay, tai, mũi… khi bạn ở trong môi trường có nhiệt độ thấp như mùa đông, đi trên băng tuyết, hang động…
Từ xa xưa, gel lô hội đã được sử dụng như một phương thuốc chữa tê cóng và bạn cũng có thể vận dụng cách này để chữa bỏng lạnh.
Tuy nhiên, Marry Baby khuyên bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ khi bị tê cóng nặng nhé.
Cách dùng gel lô hội
+ Bạn cắt lá lô hội thành từng khúc
+ Lấy dịch lô hội thoa vào các vùng bị tê cóng để làm tan giá.
Vết loét lạnh do virus herpes simplex gây ra các mụn nước nhỏ chứa đầy dịch ở xung quanh môi và trong miệng. Thay vì dùng thuốc để điều trị, bạn có thể dùng gel lô hội.
Cách dùng gel lô hội
+ Bạn rửa sạch lô hội, cắt thành khoanh rồi lột bỏ vỏ.
+ Dùng thịt lô hội thoa nhẹ lên vùng da bị loét, ngày 2 lần cho đến khi các vết thương khỏi hẳn.
Bệnh chàm thường gặp ở các bé sơ sinh, nếu bạn lo ngại thuốc chàm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé thì lô hội có thể là giải pháp an toàn để thay thế.
Lô hội có khả năng giữ ẩm tuyệt vời, làm giảm tình trạng khô da, ngứa do bệnh chàm gây ra và giúp giảm viêm cũng như tình trạng tiết bã nhờn trên da mặt.
Cách dùng gel lô hội
+ Bạn rửa sạch mặt.
+ Rửa sạch lô hội, cắt bỏ vỏ rồi lấy dịch thoa đều lên khắp mặt, đặc biệt là vùng da bị chàm, nhẹ nhàng massage để tinh chất thẩm thấu. Bạn nên kiên trì sử dụng lô hội hàng ngày để giảm bớt tình trạng chàm và giữ ẩm cho da nhé.
Bệnh vảy nến làm da bị khô, ngứa và bong vảy hết lớp này đến lớp khác. Với người lớn, bạn có thể dễ dàng sử dụng các loại thuốc trị vảy nến để điều trị, thế nhưng với trẻ sơ sinh thì khác. Các loại thuốc trị vảy nến có thể không tốt cho sức khỏe của bé và bạn có thể thay thế bằng lô hội, mặc dù thời gian điều trị sẽ lâu hơn.
Cách dùng gel lô hội
+ Bạn rửa sạch lô hội, lột bỏ vỏ.
+ Dùng dịch lô hội nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị vảy nến đều đặn 2 lần/ngày.
Nếu bạn để ý, có rất nhiều loại thuốc hoặc kem trị mụn trứng cá được chiết xuất từ lô hội. Bởi lô hội rất giàu chất kháng viêm tự nhiên nên có thể sát khuẩn, không cho vi khuẩn lây lan từ vùng da mụn sang vùng da khỏe.
Cách sử dụng gel lô hội
+ Bạn rửa sạch mặt
+ Rửa sạch lô hội, lột bỏ vỏ rồi lấy bông thấm vào dịch, nhẹ nhàng thoa lên vùng mụn. Thực hiện 3 lần/ngày cho đến khi có kết quả nhé.
+ Mặc dù lô hội được coi là loại thảo dược an toàn khi thoa ngoài da, thế nhưng vẫn có những người bị dị ứng với các thành phần trong lô hội, đặc biệt là các bé sơ sinh. Vì thế trước khi có ý định sử dụng lâu dài cho da mặt, bạn nên thử thoa lên vùng da tay trước để xem có bị dị ứng hay không. Nếu bị phát ban hoặc nổi mề đay, bạn nên ngừng sử dụng ngay lập tức nhé.
+ Lô hội có chất làm xoa dịu nên có thể sử dụng để chữa các vết bỏng nhẹ, thế nhưng với các vết bỏng nặng hoặc vết thương nặng, bạn cần đến bệnh viện để điều trị bằng thuốc, không nên điều trị tại nhà bằng bất cứ loại thảo dược nào nhé.
+ Bạn không nên ăn trực tiếp lô hội vì có thể làm dạ dày khó chịu. Thay vào đó, bạn nên sơ chế lô hội bằng cách bỏ vỏ, cắt thành từng miếng ngâm trong muối khoảng 15 phút để làm giảm bớt hoạt chất. Sau đó có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ như chè nha đam đậu xanh, nước nha đam hạt chia, sữa chua nha đam…
+ Luôn để xa tầm tay trẻ em.
Gel lô hội là một thảo dược tuyệt vời để chăm sóc và điều trị các vấn đề về da cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các hoạt chất trong lô hội có thể gây dị ứng cho những người có cơ địa không phù hợp, vì vậy bạn nên thử trước khi dùng cho da mặt hoặc da bé nhé.
Hanako
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.