Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Không gây khó chịu và khó điều trị như những loại mụn mủ, mụn, mụn cám được xem là khá đơn giản và cực kỳ “dễ đối phó”. Dưới đây là cách trị mụn cám ở mũi dành cho những người bận rộn không có thời gian áp dụng các phương pháp làm đẹp.
Cách trị mụn cám bằng mật ong cũng được nhiều người áp dụng. Thực hiện bằng cách trộn mật ong với nước cốt chanh thành hỗn hợp. Thoa hỗn hợp lên vùng đầu mũi và massage đều tay. Chanh và mật ong có tính sát khuẩn, chống ô-xy hóa và làm sạch da. Hỗn hợp này giúp đánh bay mụn cám và làm sạch da hiệu quả.
[remove_img id= 31315]
Lấy phần lòng trắng trứng gà trộn chung với nước cốt chanh, tỉ lệ 2:1. Dùng mặt nạ giấy thấm vào hỗn hợp và đắp lên mặt, chờ khoảng 20 phút, từ từ lột nhẹ để các mụn cám đi theo mặt nạ giấy ra ngoài dễ dàng. Sau cùng rửa sạch mặt lại bằng nước. Thực hiện việc 2 lần/tuần để thấy hiệu quả.
Lòng trứng trắng gà có công dụng giúp nuôi dưỡng và tái tạo da, giúp se khít lỗ chân lông ngăn ngừa mụn cám hiệu quả.
Lấy một nắm lá diếp cá giã nát lấy phần nước thoa đều lên vùng mụn. Rau diếp cá có tác dụng làm mát, kháng khuẩn và điều tiết độ ẩm cho da. Thoa nước rau diếp cá thường xuyên giúp da mịn màng, sạch mụn cám.
Khi bị mụn cám tấn công, hãy dùng một bẹ nha đam cắt làm đôi rồi lấy phần nhựa đều lên vùng mụn. Nhựa nha đam chứa chất kháng khuẩn, làm sạch và sáng da. Đây được xem là cách trị mụn cám dành cho những cô nàng “lười biếng” nhất vì nó khá đơn giản. Bạn có thể kiếm nha đam quanh nhà hoặc mua ngoài chợ.
Đối với những người quan tâm chăm sóc làn da và thường làm mặt nạ dưỡng da thì phương pháp trị mụn cám ở mũi từ bã cà phê là phương pháp làm đẹp chẳng còn xa lạ.
Bã cà phê có tác dụng trị mụn, đặc biệt là mụn cám. Đây là cách trị mụn cám an toàn không hề gây kích ứng da. Chúng ta có thể tận dụng “một lúc hai việc” là lấy phần bã trị mụn cám, làm đẹp da sau khi pha cà phê để uống.
Ngoài công dụng trị mụn cám, chị em còn thường sử dụng bã cà phê “tắm trắng” toàn thân hoặc toàn khuôn mặt nhằm tẩy tế bào chết cho da sáng khỏe.
Trà xanh có chứa catechins có khả năng chống lại vi khuẩn gây mụn và điều trị mụn cám. Sử dụng bã trà làm đẹp đã trở nên phổ biến và cực kỳ đơn giản với các chị em.
Sau khi ngâm túi trà trong nước ấm khoảng 10 phút, lấy túi trà đặt lên vùng da mụn rồi rửa sạch lại với nước, massage nhẹ nhàng để được sạch mụn và kết hợp thư giãn.
Vitamin E và các loại a-xit có trong dầu dừa được xem là mỹ phẩm thiên nhiên giúp dưỡng da và ngăn ngừa mụn. Cách trị mụn cám ở mũi đơn giản nhất với dầu dừa là thường xuyên thoa dầu dừa lên da rồi rửa sạch với nước ấm. Da không chỉ sạch mụn cám mà còn sáng mịn khỏe mạnh.
Sử dụng mặt nạ lột mụn cám cũng là cách trị mụn cám hiệu quả nhất. Phương pháp này giúp cho mụn cám được lấy đi từ chân mụn sâu trong da. Chị em nên tìm mua các loại mặt nạ làm sẵn của các nhãn hiệu làm đẹp uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Lưu ý lựa chọn mặt nạ không chứa chất tẩy trắng tránh làm tổn hại đến da.
[remove_img id= 33531]
Với tất cả bí quyết trên, chỉ cần tranh thủ thời gian rảnh 20 phút là bạn có thể tự thực hiện được tại nhà. Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý đến những vấn đề sau:
Bằng những cách trị mụn cám ở mũi bạn sẽ luôn sở hữu một làn da khỏe mạnh, giúp chị em tự tin hơn về làn da sáng mịn của mình. Hãy luôn sở hữu “tuyệt chiêu” trị mọi vấn đề của da bạn nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.