- Lượng calo: 123 Kcal
- Chất béo: 0,3 g
- Carbohydrate: 31,3 g
- Chất xơ: 1,4 g
- Chất đạm: 1 g
- Đường: Không xác định
- Natri: 16,5 mg
- Canxi: 33 mg
- Vitamin C: 7,4 mg
- Magiê: 10,5 mg
- Phốt pho: 13,5 mg
- Mangan: 0,5 mg
- Đồng: 0,099 mg
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chôm chôm là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt nhẹ, thanh mát và thường được sử dụng như món ăn giải khát dành riêng cho mùa hè. Không chỉ vậy, chôm chôm còn được biết đến như một thần dược của sức khỏe vì chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng. Vậy, ăn chôm chôm có tác dụng gì? Cần lưu ý những gì khi thưởng thức loại trái cây này? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết bên dưới nhé.
Chôm chôm có vỏ ngoài như một chú nhím biển, sần sùi và nhiều gai mềm. Tuy nhiên, ẩn sâu bên dưới lớp vỏ đó lại là phần thịt trắng mịn, ngọt nhẹ, thơm mát và giàu vitamin, lẫn khoáng chất, chẳng hạn như:
Ngoài phần thịt thì vỏ lẫn hạt chôm chôm cũng được cho là giàu dinh dưỡng, nhất là các hoạt chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, bên cạnh chất dinh dưỡng thì vỏ và hạt của chôm chôm cũng chứa một số hợp chất có thể gây độc cho con người. Vậy nên, câu trả lời phù hợp nhất khi có ai đó hỏi bạn là “hạt chôm chôm có ăn được không” thì là không nên ăn nhé.
Sau đây, chúng ta có thể tham khảo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) không liệt kê thành phần dinh dưỡng của chôm chôm tươi. Tuy nhiên, họ liệt kê thông tin về 1 cốc chôm chôm đóng hộp trong xi-rô và để ráo nước (150g).
Có một sự thật là nhiều người rất thích ăn chôm chôm vì ngon và mát, nhưng rất ít người biết về công dụng của loại quả này với sức khỏe con người. Sau đây là 6 công dụng của chôm chôm mà bất kỳ tín đồ của loại quả này không nên bỏ qua:
Bên cạnh lượng vitamin C dồi dào thì chôm chôm còn chứa nhiều hoạt chất phytochemical có tác dụng chống viêm mạnh mẽ như flavonoid, tannin và polyphenol, đây đều là các hoạt chất chống oxy hóa mạnh, giúp chống lại sự gây hại của gốc tự do và bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị tổn thương. Đồng thời, các hoạt chất này cũng có khả năng ngăn ngừa tổn thương ADN và phát sinh ung thư, bao gồm cả ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến.
Như đã thông tin ở phần trên, chôm chôm cung cấp một lượng lớn chất xơ cho cơ thể, giúp nuôi dưỡng vi khuẩn “tốt” trong hệ tiêu hóa, thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Hơn nữa, chất xơ cũng cải thiện nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
Chôm chôm cũng là nguồn cung cấp carbohydrate tốt, bổ sung năng lượng cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Ngoài ra, các vitamin nhóm B trong chôm chôm cũng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng lành mạnh và giảm cảm giác mệt mỏi.
Khối lượng xương mất dần theo tuổi tác là điều không ai tránh khỏi. Tuy nhiên, việc bổ sung chôm chôm với liều lượng phù hợp được cho là làm chậm quá trình loãng xương. Lý giải cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng:
Chôm chôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như:
Chôm chôm cung cấp nhiều sắt, một khoáng chất giúp các mẹ bầu chống lại sự mệt mỏi khi mang thai và cải thiện mức huyết sắc tố hemoglobin trong cơ thể. Bởi vì chứa hàm lượng lớn vitamin C, việc ăn quả chôm chôm giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu sắt tốt hơn và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cả mẹ, lẫn thai nhi.
>> Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn chôm chôm đúng cách: Chỉ lợi, không hại
Mặc dù, chôm chôm mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và bổ sung nhiều hoạt chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây khi ăn chôm chôm:
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi “ăn chôm chôm có tác dụng gì” rồi đúng không.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về loại trái cây nhiệt đới quen thuộc của Việt Nam và bổ sung thêm được một loại quả ngon – bổ – rẻ vào danh sách thực phẩm tốt cho sức khỏe của riêng mình.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Benefits of Eating Rambutan
https://www.verywellhealth.com/rambutan-8605364
Truy cập ngày: 23.07.2024
Health Benefits of Rambutan
https://www.health.com/rambutan-benefits-8599712
Truy cập ngày: 23.07.2024
Health Benefits Of Rambutan Fruit
https://my.klarity.health/health-benefits-of-rambutan-fruit/
Truy cập ngày: 23.07.2024
Vitamin C during pregnancy
https://www.babycenter.com/pregnancy/diet-and-fitness/vitamin-c-in-your-pregnancy-diet_660
Truy cập ngày: 23.07.2024
Rambutan(Nephelium lappaceum L.):Nutritional and functional properties – ScienceDirect
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0924224418306642
Truy cập ngày: 23.07.2024
Health Benefits of Rambutan
https://www.webmd.com/diet/health-benefits-rambutan
Truy cập ngày: 23.07.2024