Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Năm 2015, thông tin một người phụ nữ Malaysia mắc bệnh ung thư chỉ vì ăn thức ăn thừa để trong tủ lạnh suốt nhiều năm gây cho không ít người hoang mang. Con gái của người này chia sẻ: Trong suốt 10 năm, người phụ nữ này có thói quen ăn thức ăn thừa để qua đêm.
Một thời gian sau, cô này phát hiện mắc ung thư dạ dày. Bệnh diễn biến nhanh cấp kỳ, bệnh nhân giảm nhanh từ 60 xuống còn 28kg. Sau đó, cô này tử vong sau khi trải qua 8 đợt hoá trị và phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.
Bạn có biết rằng trong gạo sống luôn tồn tại một loại vi khuẩn tên gọi Bacillus. Khuẩn này có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, và có thể sống sót ở nhiệt độ cao. Điều nguy hiểm là loại vi khuẩn này có khả năng sống sót ở nhiệt độ cao, tồn tại trong cơm nấu chín.
Nếu bạn ăn cơm nóng sốt ngay thì không sao, nhưng khi cơm nguội vì để bên ngoài lâu, bào tử vi khuẩn sinh sôi với số lượng lớn. Người có thể trạng yếu khi ăn phải cơm có chứa nhiều bào tử này dẫn đến ngộ độc thực phẩm, nôn mửa, tiêu chảy cấp…
Mặt khác, cơm gạo chứa nhiều tinh bột. Tinh bột khi gặp nhiệt độ từ 60°C trở lên sẽ diễn ra quá trình “hồ hóa tinh bột”. Dạng bột hồ từ tinh bột ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ăn cơm nguội hâm lại bằng nồi cơm điện, lò viba hoặc hấp có thể dẫn đến khó tiêu hóa. Về lâu dài có thể bị ung thư dạ dày.
[remove_img id=2919]
Đọc tới đây, hẳn nhiều người tự hỏi: “Ông bà ta ăn cơm nguội hàng ngàn năm có sao đâu!”. Không chỉ cơm nguội, thức ăn dùng không hết cho vào tủ lạnh trữ, sau đó hâm lại bằng nhiệt đều tạo thành độc tố. Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh vẫn bị biến đổi tuy nhiên tốc độ chậm hơn so với để ở bên ngoài.
Ngăn trữ thực phẩm trong tủ lạnh thường có 5-8 độ C. Vi sinh vật chịu được lạnh vẫn hoạt động và gây biến đổi protein trong thực phẩm. Quá trình này tạo nitrat, nitrit. Muối nitrat khi vào cơ thể người tham gia phản ứng ở dạ dày và đường ruột do tác dụng của các men tiêu hóa. Kết quả là sinh ra Nitrit (NO2- ) rất độc, hàm lượng 0,01 mg/l đã có thể tác hại đến sức khỏe con người.
Ngộ độc thực phẩm do nitrit sẽ có các biểu hiện khó thở, ngột ngạt, gây ức chế oxy làm thiếu oxy trong máu. Người ngộ độc sẽ choáng váng, ngất, thậm chí tử vong nếu cứu chữa chậm trễ.
NO2- trong cơ thể tác dụng với axit amin tạo thành nitrosamine-1 hợp chất tiền ung thư. Hàm lượng nitrosamin cao không kịp đào thải khỏi cơ thể ngày càng tích tụ trong gan. Lâu dần sẽ gây nhiễm độc, ung thư.
Ngoài việc ăn cơm nguội, các món sau đây cũng phát sinh độc tố nếu hâm nóng lại ăn
[remove_img id=3557]
Bệnh đến từ miệng, kể cả ung thư. Thói quen ăn uống thiếu khoa học, ăn đồ thừa qua đêm dẫn đến nhiều nguy cơm với sức khỏe của bạn và gia đình. Ngoài ra, việc ăn uống ngoài hàng quán, hàng rong cũng là việc phải thay đổi nếu muốn chăm sóc sức khỏe.
Bạn không thể biết rõ hết nguồn gốc thực phẩm chế biến của họ, xem có đảm bảo vệ sinh hay không. Bạn cũng không biết được thức ăn của họ đã hâm đi hâm lại bao nhiêu lần. Ăn cơm nguội, thức ăn hâm lại làm hàm lượng nitrit tích tụ trong cơ thể nhiều hơn và nguy cơ dẫn đến ung thư cũng tăng cao hơn.
Tốt nhất, bạn nên cân đối lượng cơm trong từng bữa ăn, đừng nên nấu quá nhiều để thừa mứa và phải trữ tủ lạnh ăn dần.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.