Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ăn gì để tăng tiểu cầu là câu hỏi không khó để trả lời. Tuy nhiên, trước tiên bạn có biết tiểu cầu là gì và làm sao biết lượng tiểu cầu của mình đã đạt chuẩn hay chưa?
Máu được tạo thành từ nhiều loại tế bào khác nhau, cụ thể là tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Chúng còn được gọi là huyết khối. Trong số đó, tiểu cầu là tế bào nhỏ nhất nhưng lại rất quan trọng đối với quá trình đông máu và kết nối các mạch máu bị tổn thương. Khi bạn bị thương ở da, các tiểu cầu kết tụ lại với nhau tạo thành cục để cầm máu. Tuy nhiên, nếu bạn có ít tiểu cầu, cục máu đông sẽ khó hình thành.
Để biết bạn có lượng tiểu cầu như thế nào, bác sĩ sẽ xét nghiệm lượng tiểu cầu và cả các yếu tố khác có trong máu như tế bào bạch cầu và hồng cầu. Chỉ số tiểu cầu bình thường khi kết quả chúng nằm trong khoảng 150.000 – 400.000 mỗi microlit (hoặc 150 – 400 x 109 mỗi lít).
Số lượng tiểu cầu thấp khi chỉ số này ở cơ thể bạn thấp hơn khoảng 150.000 trong mỗi microlit, còn được gọi là giảm tiểu cầu sarika rana.
Với các trường hợp thiếu tiểu cầu trong máu ở mức độ nhẹ, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:
Tình trạng chảy máu trong nhiều có thể dẫn đến chảy máu não. Nếu có lượng tiểu cầu trong máu thấp và cảm thấy đau đầu hoặc bất kỳ vấn đề thần kinh nào, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Tình trạng thiếu tiểu cầu, nếu được chẩn đoán sớm có thể được chữa khỏi bằng chế độ ăn uống lành mạnh. Một số loại thực phẩm sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ăn gì để tăng tiểu cầu trong máu.
Dưới đây là 6 thực phẩm giúp tăng lượng tiểu cầu trong máu:
Vitamin A cần thiết cho quá trình sản xuất tiểu cầu khỏe mạnh. Chất dinh dưỡng này rất quan trọng đối với sự hình thành protein trong cơ thể. Hàm lượng protein lành mạnh giúp hỗ trợ quá trình phân chia và tăng trưởng tế bào.
Ăn gì để tăng tiểu cầu từ thực phẩm giàu vitamin A? Một số thực phẩm lý tưởng giúp bổ sung vitamin A mà bạn nên cập nhật vào chế độ ăn là cà rốt, bí đỏ, cải xoăn và khoai lang.
Vitamin B12 có thể giúp giữ cho các tế bào máu khỏe mạnh. Sự thiếu hụt vitamin B12 sẽ làm giảm lượng tiểu cầu. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), những người từ 14 tuổi trở lên cần 2,4 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tới 2,8 mcg.
Ăn gì để tăng tiểu cầu từ thực phẩm giàu vitamin B12? Vitamin B12 thường được tìm thấy trong trứng, sữa, phô mai…
Vitamin C có nhiệm vụ giúp các tiểu cầu tập trung lại để hoạt động bình thường. Nó cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt, góp phần làm tăng lượng tiểu cầu trong máu.
Ăn gì để tăng tiểu cầu từ thực phẩm giàu vitamin C? Thêm xoài, bông cải xanh, dứa, cà chua, ớt chuông, súp lơ, nước cam, chanh… vào thực đơn, bạn nhé! Lưu ý, bạn nên ăn sống nếu có thể vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy vitamin C.
Thực phẩm giàu vitamin K giúp tăng lượng tiểu cầu trong máu, cần thiết để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của các tế bào ở mức tối ưu. Lượng vitamin K cần thiết cho người lớn từ 19 tuổi trở lên là 120 mcg đối với nam và 90 mcg đối với nữ.
Ăn gì để tăng tiểu cầu từ thực phẩm giàu vitamin K? Ăn cải xoăn, trứng, rau lá xanh, gan, thịt, bắp cải, mùi tây, bông cải xanh, đậu nành, bí ngô… sẽ giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu, tốt cho sức khỏe “mẹ bầu tương lai”.
Sự thiếu hụt folate trong cơ thể có thể làm giảm lượng tiểu cầu trong máu. Việc bổ sung nhiều vitamin B9 hoặc thực phẩm giàu folate cực kỳ quan trọng cho sự phân chia tế bào lành mạnh trong cơ thể, giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), người lớn cần ít nhất 400 microgam (mcg) folate mỗi ngày và phụ nữ mang thai cần 600 mcg.
Ăn gì để tăng tiểu cầu từ thực phẩm giàu folate? Bạn nên dung nạp thêm nhiều nước cam, rau chân vịt, măng tây và rau xanh, đậu trắng, gan bò… vào chế độ ăn uống hàng ngày. Việc ăn nhiều thực phẩm chứa folate không gây hại cho cơ thể.
Sắt được biết đến là chất thúc đẩy sản xuất các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Đây là chất đặc biệt cần được bổ sung hàng đầu cho những người bị thiếu máu và cho bà bầu. Do đó đây là chất cần thiết không thể bỏ qua khi bạn muốn tăng tiểu cầu. Theo NIH, nam giới trên 18 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi cần 8 miligam (mg) sắt mỗi ngày, trong khi nữ giới từ 19 đến 50 tuổi cần 18 mg. Phụ nữ cần 27 mg mỗi ngày khi mang thai.
Ăn gì để tăng tiểu cầu từ thực phẩm giàu chất sắt? Hãy tiếp tục bổ sung sắt thông qua các thực phẩm như hạt bí ngô, lựu, đậu lăng và rau lá xanh, hàu, gan bò, ngũ cốc ăn sáng, đậu trắng, đậu tây, sô cô la đen, đậu hũ… Tránh ăn thực phẩm giàu canxi và bổ sung canxi cùng lúc với nguồn cung cấp sắt.
Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm giảm số lượng tiểu cầu bao gồm: rượu, aspartame (một chất làm ngọt nhân tạo).
Vinh An
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.