Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nhân mùa hồng về, MarryBaby sẽ giải đáp câu hỏi ăn hồng có tác dụng gì; ăn hồng có tốt không; để các bạn có thể yên tâm ăn ngon miệng và thu về nhiều lợi ích sức khỏe nhé!
Để biết ăn hồng có tác dụng gì, bạn cũng cần biết nguồn gốc của quả hồng trước.
Hồng là một loại cây ăn trái thuộc chi Thị (Diospyros). Tùy theo giống, quả hồng có màu sắc vàng cam đến đỏ cam; kích cỡ nhỏ với đường kính dưới 1cm hoặc đường kính lên đến 9cm. Dáng quả hình cầu, hình con cù, hay dạng quả cà chua bẹp.
Mùa hồng chín vào tháng mấy? Quả hồng bắt đầu kết trái vào cuối tháng 8. Ở Đà Lạt, mùa hồng sẽ kéo dài đến hết tháng 11, hoặc đầu tháng 12.
Ở Việt Nam hiện đang phổ biến 2 loại hồng:
Nhìn vào giá trị dinh dưỡng, bạn sẽ biết ngay quả hồng bao nhiêu calo; và ăn hồng có tác dụng gì. Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế; trong 100g quả hồng mềm và hồng giòn chứa khoảng 120 – 159 calo.
Bên cạnh đó, quả hồng còn là nguồn cung cấp các loại vitamin A, C, B và chứa nhiều chất xơ; thiamin (B1), riboflavin (B2), folate, kali, đồng, mangan, magiê, phốt pho và đường.
Đặc biệt, quả hồng còn chứa nhiều hợp chất thực vật, bao gồm tannin, flavonoid và carotenoid; có thể tác động tích cực đến sức khỏe.
>> Bạn có thể tham khảo: 1 quả bưởi bao nhiêu calo? Ăn bưởi có mập và nóng không?
Chất chống oxy hóa bên trong quả hồng giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương tế bào bằng cách chống lại quá trình kích ứng oxy hóa (quá trình mất cân bằng giữa sự hình thành các gốc tự do có oxy). Kích ứng oxy hóa có liên quan đến các bệnh mãn tính bao gồm bệnh tim, tiểu đường, ung thư; và các tình trạng thần kinh như Alzheimer.
Ngoài ra, quả hồng cũng rất giàu chất chống oxy hóa carotenoid như beta-carotene. Theo Nghiên cứu năm 2016 đăng tải trên NCBI cho thấy: beta-carotene có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim; ung thư phổi; ung thư đại trực tràng và bệnh chuyển hóa.
Vậy bạn đã biết ăn hồng có tác dụng gì chưa? Đó chính là giúp bạn đẩy lùi các bệnh mãn tính, làm đẹp da sáng mắt,…
Quả hồng cung cấp nhiều vitamin A và chất chống oxy hóa rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Vitamin A hỗ trợ hoạt động của màng kết mạc và giác mạc. Hơn nữa, nó là một thành phần thiết yếu của rhodopsin – một loại protein cần thiết cho thị lực bình thường.
Ngoài ra, quả hồng cũng chứa lutein và zeaxanthin; đây là những chất chống oxy hóa carotenoid giúp thúc đẩy thị lực khỏe mạnh. Đến đây bạn đã biết ăn hồng có tác dụng gì cho đôi mắt rồi đúng không? Đó là giúp bạn có một đôi mắt sáng và khỏe mạnh.
Ăn hồng có tốt không? Câu trả lời là vô cùng tốt. Khi cơ thể chứa nhiều cholesterol sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Lượng chất xơ dồi dào trong quả hồng sẽ giúp làm giảm mức cholesterol bằng cách giúp cơ thể bài tiết lượng dư thừa.
Chất xơ trong hồng cũng rất quan trọng để giúp cho bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn; làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate và hấp thụ đường; giúp ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu.
>> Bạn có thể tham khảo: 17 tác dụng thần thánh của quả bơ đối với phụ nữ và Các món ăn từ bơ giúp giảm cân mà không cần tập nặng
Quả hồng có chứa chất chống oxy hóa flavonoid, bao gồm quercetin và kaempferol. Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm huyết áp; giảm cholesterol có hại và giảm viêm.
Bạn có nhận được tác dụng gì khi ăn hồng? Chất tannin trong quả hồng chưa chín, axit tannic và axit gallic trong quả hồng có tác dụng làm giảm huyết áp cao; một yếu tố chính gây bệnh tim ở người.
Ăn hồng giòn, hồng mềm có tốt không? Chứng viêm mãn tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tim, viêm khớp, tiểu đường, ung thư và béo phì. Vậy, ăn hồng có tác dụng gì đối với chứng viêm mãn tính?
Vitamin C trong quả hồng giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra và chống lại chứng viêm trong cơ thể. Hơn nữa quả hồng cũng chứa carotenoid, flavonoid và vitamin E. Tất cả các chất này đều là chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể.
Nhờ có vitamin C nên ăn hồng có thể ngăn ngừa các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, các bệnh nhiễm trùng phổi như hen suyễn. Vì vậy, ăn hồng thường xuyên giúp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh hơn.
Quả hồng có tác dụng gì? Quả hồng giúp kiểm soát chảy máu do bị thương. Trong Đông y, vỏ, rễ, thân cây và tai quả hồng cũng được sử dụng trong các bài thuốc cầm máu.
Nếu bạn đã biết quả hồng bao nhiêu calo thì chắc hẳn bạn đã biết ăn hồng có thể giúp ích rất nhiều cho các chị em đang giảm cân. Với số calo ít và lượng chất xơ dồi dào; hồng sẽ giúp bạn no lâu và ăn nhiều cũng không tăng cân. Do vậy hãy thêm hồng vào chế độ ăn nếu bạn đang muốn sở hữu vóc dáng đẹp.
Ngoài hồng, cũng còn nhiều thực phẩm khác giúp giảm cân như yến mạch, ức gà, dứa, sâm đương quy, dưa gang… bạn có thể tham khảo thêm trên Marrybaby.
Sau khi biết được ăn hồng có tác dụng gì, bạn có thể an tâm thêm hồng vào khẩu phần ăn của mình rồi đấy. Tuy nhiên, quả hồng vẫn có thể mang đến một số rủi ro nếu không chú ý liều lượng và tình hình sức khỏe của cơ thể.
Ăn quá nhiều hồng có thể cản trở tiêu hóa và dẫn đến một số rối loạn đường tiêu hóa. Nguyên nhân là vì tannin và một số chất xơ quả hồng có thể phản ứng với axit trong dạ dày và tạo ra các dị vật dạ dày.
Có khá ít trường hợp dị ứng với hồng, nhưng nó vẫn có thể xảy ra. Triệu chứng dị ứng quả hồng bao gồm: đau bụng hoặc buồn nôn. Trong một số trường hợp hiếm hoi; quả hồng có thể dẫn đến sốc phản vệ nguy hiểm.
Nếu đã biết ăn hồng có tốt không, ăn hồng có tác dụng gì; bạn cũng nên biết ăn hồng đúng cách. Ăn hồng đúng cách sẽ giúp bạn tối ưu những công dụng tuyệt vời của quả hồng tránh gây ảnh hưởng đến cho sức khỏe:
Hy vọng qua bài viết bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc: Ăn hồng có tác dụng gì? Ăn hồng có tốt không? Quả hồng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng gây hại cho bạn nếu ăn sai cách. Vì thế, hãy ăn loại quả này một cách có điều độ và đúng lúc đúng thời điểm nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Carotenoids in Fruits of Different Persimmon Cultivars – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6259468/
Ngày truy cập: 27/09/2022
2. Persimmon (Diospyros kaki) fruit: hidden phytochemicals and health claims – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4817420
Ngày truy cập: 27/09/2022
3. Persimmons pack plenty of nutritional punch
https://www.heart.org/en/news/2020/10/19/persimmons-pack-plenty-of-nutritional-punch
Ngày truy cập: 27/09/2022
4. Persimmon fruit causing simultaneous small bowel and stomach obstruction
http://www.smj.org.sg/article/persimmon-fruit-causing-simultaneous-small-bowel-and-stomach-obstruction
Ngày truy cập: 27/09/2022
5. Allergy caused by ingestion of persimmon (Diospyros kaki) : Detection of specific IgE and cross-reactivity to profilin and carbohydrate determinants – ScienceDirect
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0091674901228826
Ngày truy cập: 27/09/2022
6. Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam
https://www.fao.org/fileadmin/templates/food_composition/documents/pdf/VTN_FCT_2007.pdf
Ngày truy cập: 27/09/2022
7. Dietary, circulating beta-carotene and risk of all-cause mortality: a meta-analysis from prospective studies
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4886629/
Ngày truy cập: 27/09/2022
8. Flavonoids–food sources and health benefits
https://www.researchgate.net/publication/266254930_Flavonoids–food_sources_and_health_benefits
Ngày truy cập: 27/09/2022