Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/06/2022

Ăn ngô buổi tối có béo không? Cách tránh tăng cân vì ngô

Ăn ngô buổi tối có béo không? Cách tránh tăng cân vì ngô
Nếu bạn còn đang thắc mắc về việc ăn ngô có béo không thì nên tham khảo ngay bài viết dưới đây để giải tỏa nghi vấn này nhé!

Nhiều người thích ăn ngô (bắp) vào buổi tối để chống đói; nhưng cảm giác tiêu biểu khi ăn ngô chính là vị ngọt đặc trưng. Do đó một số chị em lo rằng ngô chứa nhiều đường; ăn buổi tối sẽ bị béo. Sự thật là như thế nào? Ăn ngô buổi tối có béo không? Ăn bỏng ngô có béo không?

Trong bài viết, chị em sẽ biết tác dụng của bắp ngô đối với sức khỏe; đồng thời, giải đáp thắc mắc ăn ngô buổi tối có béo không.

Những tác dụng của ngô đối với sức khỏe

ăn bắp có mập không
Ăn ngô buổi tối có béo không? Ăn bắp vừa lượng sẽ giúp hỗ trợ quá trình giảm cân

Ngô là một loại ngũ cốc giàu vitamin nhóm B, protein, chất xơ, chất chống oxy hóa và các khoáng chất như sắt, kali, magie, kẽm, đồng, mangan… Ngô chứa lượng vitamin A nhiều gấp 10 lần các ngũ cốc khác. Do đó ăn ngô là cách duy trì nhận thức và hệ miễn dịch khỏe mạnh.

  • Giảm nguy cơ thiếu máu: Ngô rất giàu vitamin B12, axit folic và sắt giúp sản xuất tế bào hồng cầu cho cơ thể. Do đó, ngô ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu bằng cách bổ sung dưỡng chất cần thiết để sản xuất hồng cầu.
  • Tăng cường năng lượng: Nếu bạn thường xuyên vận động thì đừng quên bổ sung ngô vào bữa ăn hàng ngày. Ngô chứa carb phức tạp cần phải mất nhiều thời gian để tiêu hóa, từ đó cung cấp năng lượng cho cơ thể trong suốt thời gian này. Carb trong ngô còn hỗ trợ chức năng não và hoạt động của hệ thần kinh.
  • Tác dụng của ngô giúp tăng cường thị lực: Ngô rất giàu lutein và zeaxanthin, 2 hợp chất rất tốt cho mắt, ngăn ngừa đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
  • Giảm lượng đường và cholesterol trong máu: Ngô hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm hấp thu cholesterol và điều tiết insulin. Do đó ngô là thực phẩm hàng đầu cho người bị tiểu đường và bị cholesterol cao. Tuy nhiên, vì ngô chứa lượng carb cao nên người tiểu đường chỉ nên ăn hạn chế, mỗi lần ăn ít.
  • Tác dụng của ngô tốt cho phụ nữ mang thai: Ngô giàu axit folic, zeaxanthin và axit pathogenic giúp giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi. Các dưỡng chất trong ngô cũng bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi rủi ro thoái hóa cơ và các rối loạn sinh lý. Nhờ giàu chất xơ, ngô cũng góp phần trị táo bón cho bà bầu, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bệnh trĩ và ung thư trực tràng.
  • Cho làn da đẹp khỏe khoắn: Ngô chứa vitamin C và lycopene, giúp cơ thể sản xuất collagen và ngăn ngừa tia UV tấn công làn da. Bạn có thoa trực tiếp dầu ngô, bột ngô lên da như một loại mỹ phẩm chăm sóc da.
  • Ăn ngô buổi tối có béo không?

    ăn ngô buổi tối có béo không
    Ăn ngô buổi tối có béo không? Bạn không lo bị béo

    Để trả lời cho câu hỏi ăn bắp buổi tối có mập không; bạn cần biết một trái bắp chứa 100 calo, tương đương với một quả táo. Cộng với 3g chất xơ, ăn ngô sẽ giúp bạn no lâu hơn; do đó bạn sẽ không thèm ăn những thứ khác. Ngô cũng dồi dào kháng tinh bột, một loại carb tiêu hóa chậm giúp kiểm soát cân nặng.

    Ngô dù ngọt nhưng một trái chỉ chứa 6g đường tự nhiên. Lượng đường trong 1 quả ngô còn không bằng 1/2 quả chuối và chỉ bằng 1/3 lượng đường trong 1 quả táo. Củ cải còn chứa nhiều đường hơn ngô.

    Hơn nữa, chất xơ không hòa tan trong ngô sẽ trở thành nguồn nuôi các lợi khuẩn trong ruột, giúp bạn tiêu hóa tốt hơn. Do đó ăn ngô buổi tối có béo không thì là không nhé.

    Trung bình buổi tối bạn có thể nạp 450-500 calo để không bị tăng cân; do đó nếu chỉ ăn 1 bắp ngô mà đủ để bạn no bụng cả đêm thì quá lợi cho người muốn giảm cân.

    Tuy nhiên, cũng không vì thế mà bạn ăn ngô thay bữa chính thường xuyên nhé. Nếu bạn ăn ngô quá nhiều thì lượng carb trong nó có thể khiến bạn tăng cân đấy. Ngoài ra, ăn muộn vào buổi tối cũng sẽ khiến bạn lên cân và không phải thói quen ăn uống lành mạnh.

    >> Bạn xem thêm: Uống nước dừa buổi tối có tốt không?

    Ăn bỏng ngô buổi tối có béo không?

    Ăn bỏng ngô buổi tối có béo không? Bung bằng khí nổ, không cho quá nhiều phụ liệu thì bỏng ngô sẽ không gây béo

    Nhiều người cho rằng ngô đem luộc thì mới tốt, nếu đem đi nổ thành bắp bung thì sẽ không còn dưỡng chất nữa. Thực tế, bỏng ngô chỉ mất đi vitamin; nhưng khoáng chất lại càng được tăng cường, bao gồm mangan, phốt pho, magie, kẽm, đồng… rất cần thiết với sức khỏe.

    So với các loại snack khác thì bỏng ngô chứa nhiều chất xơ hơn, nên nó chiếm nhiều không gian trong dạ dày của bạn, mà lại rất ít calo.

    Nghiên cứu cho thấy bỏng ngô giúp bạn no lâu hơn các loại snack khác, bao gồm khoai tây chiên.

    Bỏng ngô nổ bằng phương pháp khí nổ (air pop) là lành mạnh nhất. Còn các loại đóng gói bán trên thị trường, trong rạp chiếu phim hoặc nổ bằng lò vi sóng thường chứa nhiều calo và các thành phần không tốt cho sức khỏe như dầu, bơ, đường hoặc muối.

    Tóm lại, nếu đang giảm cân nhưng vẫn thèm ăn vặt; thì bỏng ngô với bản chất là một loại ngũ cốc nguyên hạt; chính là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Nhưng bỏng ngô mà kèm bột phô mai; hoặc có vị như socola thì lại không tốt cho cân nặng của bạn.

    Những lưu ý khi ăn ngô luộc

    ăn bắp có mập không
    Ăn bắp buổi tối có mập không? Không nên ăn quá nhiều ngô cùng lúc, dễ dẫn đến tức bụng

    Nhiều người thích ăn ngô Mỹ nhưng lại sợ mua nhầm bắp biến đổi gen. Khảo sát cho thấy chỉ 1% bắp Mỹ là được can thiệp biến đổi gen, nhưng chúng dùng để chế biến các loại chip, ngũ cốc ăn sáng, siro ngô, dầu ngô, rượu ethanol hoặc dùng làm thức ăn cho gia súc. Do đó, bạn không lo mình mua nhầm bắp biến đổi gen về luộc nhé.

    Luộc bắp không hề làm chúng mất đi dưỡng chất mà còn đem lại nhiều lợi ích hơn. Cụ thể, bắp luộc dù bị mất đi vitamin C nhưng các chất chống oxy hóa khác lại được tăng cường. Ăn bắp luộc giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ tim mạch, mất trí nhớ, đục thủy tinh thể và các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác. Bắp luộc cũng chứa một lượng lớn axit ferulic, giúp chống lại ung thư.

    Ngô luộc chứa nhiều chất xơ, không nên ăn quá nhiều cùng lúc sẽ dẫn đến dạ dày khó tiêu hóa, gây óc ách bụng, đau đầu.

    Ăn quá nhiều ngô có thể dẫn tới bệnh nứt da do thiếu hụt vitamin, cụ thể là vitamin B3 (niacin). Ngô cũng không cung cấp được các axit amino như lysine và tryptophan để bảo vệ cơ thể khỏi trình trạng nứt da. Do đó, nếu bạn thường xuyên ăn ngô thì cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin khác để bù đắp.

    Ở nước ta, ngô thường được gieo trồng vào mùa mưa. Khoảng tháng 7-8 là có ngô ăn một vụ, tháng 11-12 lại có ngô ăn vụ kế tiếp. Lúc này ngô ngọt, ngon mà lại rẻ. Bạn lột những lớp vỏ ở bên ngoài, để 1-2 lớp non trong cùng cho vào nồi luộc cùng với cả râu ngô. Nước luộc ngô dùng uống rất tốt.

    Để bảo quản ngô, bạn có thể lột bớt vỏ, cho ngô vào túi bóng rồi ép hết hơi trong túi ra (giống như hút chân không), cho vào ngăn đá bảo quản được tới mấy tháng. Lúc ăn bạn chỉ cần cho thẳng vào nồi luộc mà không cần rã đông.

    >> Bạn xem thêm: Mùa hè uống gì cho mát? 10+ món nước thanh lọc cơ thể

    Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về tác dụng của ngô; giải đáp ăn ngô buổi tối có béo không, ăn ngô luộc có béo không, ăn bỏng ngô có béo không, ăn ngô ngọt có béo không. Chúc bạn có món ngô luộc ăn ngon miệng mà lại giảm cân nhé.

    Xuân Thảo

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. 3 Pros and 3 Cons of Late Night Eating
    https://selecthealth.org/blog/2021/03/pros-and-cons-of-late-night-eating
    Ngày truy cập: 28.06.2022

    2. 13 Best Foods to Eat at Night (Advice From a Health Coach)
    https://www.lifehack.org/909195/best-food-to-eat-at-night
    Ngày truy cập: 28.06.2022

    3. Health Benefits Of Corn, Nothing Corny Here
    https://food.ndtv.com/food-drinks/health-benefits-of-corn-nothing-corny-here-1777137
    Ngày truy cập: 28.06.2022

    4. The Best Time of Day to Eat Carbs
    https://health.clevelandclinic.org/the-best-time-of-day-to-eat-carbs/
    Ngày truy cập: 28.06.2022

    5. Nutrition for Growing Bodies
    https://www.eatright.org/health/wellness/healthy-aging/nutrition-for-growing-bodies
    Ngày truy cập: 28.06.2022

    x