Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Anti TPO là gì? Khi nào cần xét nghiệm Anti TPO? Ý nghĩa về các chỉ số? Quy trình thực hiện xét nghiệm gồm những bước nào? Tất tần tật những thắc mắc liên quan đến xét nghiệm Anti TPO sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
TPO chính là từ viết tắt của Thyroperoxidase. Và Anti TPO được hiểu là chỉ số kháng thể Thyroperoxidase ở trong cơ thể chúng ta.
Theo đó, xét nghiệm Anti TPO là việc đo số lượng tự kháng thể và phát hiện sự xuất hiện của kháng thể tuyến giáp thể hiện qua chỉ số kháng thể kháng TPO trong cơ thể.
Xét nghiệm Anti TPO còn được gọi bằng một số tên gọi khác mà các bạn cần biết như Thyroglobulin Antibody (TgAb), Thyroid Autoantibodies, Antithyroid Antibodies Antimicrosomal Antibody, Thyroid Peroxidase Antibody (TPOAb), Thyroid Microsomal Antibody, TPOAb, TSI…
Hiểu rõ xét nghiệm Anti TPO là gì, vậy bạn có biết chúng mang ý nghĩa gì? Thông qua việc xét nghiệm Anti TPO sẽ giúp phân biệt rõ ràng với các bệnh liên quan đến rối loạn tuyến giáp và chẩn đoán bệnh tuyến giáp tự miễn dịch.
Bên cạnh đó, xét nghiệm Anti TPO hỗ trợ tìm ra nguyên nhân gây bệnh bướu cổ, triệu chứng và dấu hiệu liên quan đến nồng độ tuyến giáp thấp hay cao. Thông qua các kết quả xét nghiệm Anti TPO cũng giúp phát hiện ra chứng rối loạn chức năng tuyến giáp.
Nếu chỉ số sau xét nghiệm Anti TPO <34IU/mL gọi là âm tính thì chúc mừng bạn đã ở mức bình thường. Còn khi xét nghiệm Anti TPO cho kết quả nồng độ Anti TPO trong máu ≥ 34 IU/mL là dương tính, bạn có thể mắc một số bệnh lý như:
Nhiều bạn thắc mắc, có cần đi xét nghiệm Anti TPO định kỳ hay đợi đến khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi cơ thể bạn xuất hiện các dấu hiệu dưới đây thì nên đi xét nghiệm Anti TPO ngay:
Một số trường hợp đặc biệt cũng cần xét nghiệm Anti TPO như phụ nữ mang thai mắc các bệnh liên quan đến tự miễn tuyến giáp.
Quy trình xét nghiệm Anti TPO đúng tiêu chuẩn y khoa gồm có 2 bước cơ bản là lấy mẫu bệnh phẩm và thực hiện kỹ thuật xét nghiệm.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ lấy 3ml máu từ tĩnh mạch và cho vào ống không có hay có chất chống đông. Chúng sẽ được ly tâm để tách lấy huyết thanh hay huyết tương.
Chú ý, mẫu bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và trước khi tiến hành phân tích phải đảm bảo đạt nhiệt độ của phòng.
Cách tốt nhất để tránh hiện tượng bay hơi và cho kết quả chính xác thì nên phân tích mẫu bệnh phẩm trong khoảng thời gian 2 giờ.
Khi có mẫu bệnh phẩm thì máy được cài đặt sẵn chương trình xét nghiệm Anti TPO. Chú ý khi xét nghiệm cần kiểm tra các yếu tố khác để đảm bảo xét nghiệm đạt chuẩn và cho kết quả chính xác.
Mẫu bệnh phẩm sẽ được nạp thông tin vào máy rồi phân tích theo protocol của máy. Sau khi đã có kết quả, máy sẽ in phiếu và trả về cho người bệnh.
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng và làm sai lệch kết quả xét nghiệm Anti TPO. Bạn cần hiểu rõ về các yếu tố này để có thể nhìn nhận kết quả một cách chính xác nhất.
Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả xét nghiệm Anti TPO như:
Một số xét nghiệm liên quan trực tiếp đến Anti TPO gồm xét nghiệm TPO-Ab, xét nghiệm TGAb và TSH RAb.
Vậy là với những thông tin ở trên, bạn đã có thể tự mình giải đáp thắc mắc “xét nghiệm Anti TPO là gì” và các vấn đề liên quan rồi đúng không? Hãy đi xét nghiệm ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ để có phương pháp điều trị kịp thời và mang lại hiệu quả cao nhất.
Tùng Linh
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.