Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu kỹ hơn bệnh bạch tạng là gì? Biểu hiện và dấu hiệu nhận biết của bệnh bạch tạng là gì? Cũng như tất tần tần mọi thứ về bệnh bạch tạng ở bài viết này nhé!
Bạch tạng (Albinism) là bệnh rối loạn bẩm sinh di truyền theo gen lặn đồng hợp tử. Gen này làm cơ thể bị khiếm khuyết men tyrosinase – một loại enzyme tham gia vào việc sản xuất melanin. Melanin là sắc tố quy định màu sắc của da, tóc, mắt của con người; đồng thời cũng là chất giúp cơ thể ngăn cản sự xâm hại của tia cực tím vào da.
Chính vì thế, những người bị bạch tạng sẽ có màu tóc, da, mắt nhạt hoặc không màu. Hầu hết những người bị bệnh bạch tạng đều rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời cũng như dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
Các biểu hiện và dấu hiệu của bệnh bạch tạng gồm có:
>> Bạn có thể xem thêm: Ăn nho có tác dụng gì đối với đôi mắt
Nguyên nhân gây bệnh bạch tạng ở người là do đột biến những gen tạo ra melanin. Đột biến gen có thể khiến cơ thể bệnh nhân hoàn toàn không có hắc tố; hoặc giảm đáng kể lượng hắc tố melanin.
Cách phân loại các loại bệnh bạch tạng là gì? Các loại bệnh bạch tạng được phân loại dựa trên cách chúng được di truyền và gen bị ảnh hưởng:
Nếu không được kiểm soát tốt ngay từ đầu, bệnh bạch tạng ở người có thể dẫn đến một số biến chứng liên quan đến da, thị lực và cảm xúc bao gồm:
>> Cùng chủ đề bệnh bạch tạng là gì: Ăn sữa chua giúp cải thiện da như thế nào?
Bạch tạng là căn bệnh tương đối phổ biến. Nó có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạch tạng là một căn bệnh di truyền. Nếu một người trong gia đình bạn bị bệnh bạch tạng, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Tuy nhiên, bệnh bạch tạng vẫn có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết phương pháp kiểm soát rủi ro mắc bệnh bạch tạng là gì.
Hầu hết, những người mắc bệnh bạch tạng sống một cuộc sống bình thường. Họ có tuổi thọ tương đương với mọi người xung quanh. Chỉ những người mắc hội chứng Hermansky-Pudlak và hội chứng Chediak-Higashi có nguy cơ bị rút ngắn tuổi thọ do các triệu chứng liên quan.
>> Bạn có thể tham khảo: Lời an ủi khi người thân mất giúp xoa dịu nỗi đau
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ đặt ra câu hỏi là liệu bệnh bạch tạng có lây nhiễm được hay không? Bệnh bạch tạng lây qua con đường là gì? Và câu trả lời là bệnh không có khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp. Đây là một bệnh di truyền, nếu cha hoặc mẹ mang gen bạch tạng thì mới có khả năng truyền bệnh sang con.
Câu trả lời là KHÔNG. Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra cách chữa bệnh bạch tạng triệt để. Điều trị bệnh bạch tạng chỉ có thể làm giảm triệu chứng và ngăn tổn hại do ánh nắng mặt trời.
Để chẩn đoán bạn có bị bạch tạng hay không, bác sĩ có thể khám sức khỏe và kiểm tra da, tóc và mắt của bạn. Bác sĩ có thể xét nghiệm gen để cho kết quả chính xác nhất và giúp xác định gen nào bị đột biến. Xét nghiệm DNA này sẽ giúp xác định bạn mắc loại bệnh bạch tạng nào.
Các phương pháp điều trị bệnh bạch tạng có thể bao gồm:
>> Liên quan đến bệnh bạch tạng: Tác dụng của cây sâm đất cho sức khỏe là gì? Các bài thuốc trị bệnh
Bạn có thể đối phó với bệnh bạch tạng bằng các lối sống và biện pháp khắc phục dưới đây:
Phòng ngừa được bệnh bạch tạng là một vấn đề khó khăn. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất đó là nếu trong gia đình bạn có tiền sử người bị bạch tạng thì trước khi sinh con; hãy đi xét nghiệm xem mình có mang gen lặn bạch tạng hay không. Nếu bạn có mang gen lặn; đứa bé sinh ra có khả năng mắc bạch tạng khá cao.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ bệnh bạch tạng là gì cũng như biểu hiện, nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa bệnh bạch tạng là gì. Nếu đang mắc bệnh hoặc có người thân bị bạch tạng, đừng lo lắng; tuổi thọ người bạch tạng cũng giống như người bình thường. Hãy cứ vui vẻ và cởi mở làm điều bạn thích.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Albinism
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/albinism/symptoms-causes/syc-20369184
Ngày truy cập: 20/12/2022
2. Albinism
https://www.nhs.uk/conditions/albinism/
Ngày truy cập: 20/12/2022
3. Albinism: Types, Symptoms and Causes
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21747-albinism
Ngày truy cập: 20/12/2022
4. Albinism (for Teens)
https://kidshealth.org/en/teens/albinism.html
Ngày truy cập: 20/12/2022
5. Albinism
https://www.healthdirect.gov.au/albinism
Ngày truy cập: 20/12/2022