Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/09/2020

7 dấu hiệu bệnh giang mai ở phụ nữ và hậu quả từ mẹ truyền sang con

7 dấu hiệu bệnh giang mai ở phụ nữ và hậu quả từ mẹ truyền sang con
Bệnh giang mai ở nữ giới gây ra những ảnh hưởng gì? Nếu đang mang thai, bệnh gây hại gì cho thai nhi? Bệnh giang mai có ngứa không? Bệnh giang mai lây qua đường nào? Bệnh giang mai có chữa được không? Hãy đọc những thông tin sau nhé bạn.  Bệnh giang mai là gì? Giang […]

Bệnh giang mai ở nữ giới gây ra những ảnh hưởng gì? Nếu đang mang thai, bệnh gây hại gì cho thai nhi? Bệnh giang mai có ngứa không? Bệnh giang mai lây qua đường nào? Bệnh giang mai có chữa được không? Hãy đọc những thông tin sau nhé bạn.

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do nhiễm vi khuẩn có tên là Treponema pallidum. Giống như các bệnh lây qua đường tình dục khác, bệnh giang mai có thể lây lan qua bất kỳ hình thức tiếp xúc tình dục nào. Bệnh cũng có thể lây từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang thai nhi trong khi mang thai hoặc cho em bé khi mới sinh.

Bệnh đã được mô tả trong nhiều thế kỷ. Nó có thể gây tổn thương lâu dài cho các cơ quan khác nhau nếu không được điều trị đúng cách.

Đối với phụ nữ, vi khuẩn giang mai có thể lây qua đường âm đạo, hậu môn và đường miệng. Bệnh tiến triển qua bốn giai đoạn. Trong hai giai đoạn đầu tiên, bệnh khá dễ trị chỉ với một lần dùng kháng sinh. Thế nhưng nếu không điều trị trong vòng 12 tháng, vi khuẩn gây bệnh vẫn sẽ nằm trong cơ thể bạn suốt nhiều năm mà không hề có triệu chứng.

bệnh giang mai ở nữ giới
Nhiều người ngại hoặc lười đi khám bệnh phụ khoa và da liễu, nhưng quan niệm này có thể để lại nhiều hậu quả. Ảnh minh họa: Getty Images

Lúc này phụ nữ nếu mang thai thì bệnh có thể lây sang cho con, khiến bé bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh và vi khuẩn này sẽ theo bé suốt đời.

Bệnh giang mai không miễn dịch nên bệnh nhân rất dễ tái nhiễm nếu tiếp xúc với nguồn bệnh.

Từ 10-30 năm sau khi mắc bệnh mà không trị dứt, giang mai sẽ bước sang giai đoạn 3. Lúc này, vi khuẩn giang mai sẽ phá hủy não, thần kinh, mắt và nhiều cơ quan khác. Bệnh nhân có thể mù lòa, bị liệt, thậm chí tử vong.

Dưới đây là 7 triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới, bạn cần biết để chữa trị sớm.

7 biểu hiện của bệnh giang mai ở phụ nữ

1. Biểu hiện của bệnh giang mai: Xuất hiện các ung nhọt tròn, cứng, không đau

Giai đoạn đầu nhiễm bệnh thường kéo dài từ 3-6 tuần, lúc này bạn có thể nhìn thấy những ung nhọt ở vị trí viêm nhiễm. Chúng giống như một mụn nước cứng, không đau. Kích thước của chúng lớn hơn mụn, rộng chừng nửa cm.

dấu hiệu bệnh giang mai ở phụ nữ
Mụn nhọt cứng do giang mai. Ảnh minh họa: Getty Images

Các mụn này có thể biến mất trước khi bạn nhận ra sự có mặt của chúng, nghĩa là bạn thường không đi khám và không phát hiện mình bị mắc giang mai. Do đó bệnh sẽ bước sang giai đoạn 2.

2. Triệu chứng bệnh giang mai: Sốt nhẹ, các hạch bạch huyết sưng lên

Một triệu chứng khác xuất hiện ở mọi giai đoạn nhiễm bệnh đó là sốt nhẹ, chỉ khoảng 38ºC và kéo dài 1-2 ngày.

Hạch bạch huyết tồn tại khắp cơ thể, bao gồm cổ, nách, háng, xung quanh ruột và giữa hai lá phổi. Hạch bạch huyết rất quan trọng đối với hệ miễn dịch và phản ứng sưng lên khi chống lại vi khuẩn giang mai.

bệnh giang mai ở phụ nữ
Triệu chứng bệnh ở lòng bàn tay và chân. Ảnh minh họa: feedsfloor

3. Xuất hiện vết loét ở miệng, âm đạo hoặc hậu môn

Cũng vào giai đoạn 2 này, những ung nhọt lớn từ 1-3cm, màu xám hoặc trắng sẽ xuất hiện ở các vùng ẩm ướt như miệng, dưới cánh tay hoặc háng. Những nốt giang mai này giống như mụn cơm nhưng không đau và có thể bị nhầm lẫn thành bệnh khác (mụn cơm âm đạo).

biểu hiện của bệnh giang mai ở phụ nữ
Miệng bị lở loét. Ảnh minh họa: Getty Images

4. Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới: Rụng tóc từng mảng

Tại giai đoạn 2, bạn có thể xuất hiện các mảng đầu hói do bị rụng tóc. Sau khi bệnh được trị dứt thì tóc sẽ mọc lại.

5. Sụt cân, một biểu hiện của bệnh giang mai

Bạn có thể sụt vài kg trong giai đoạn 2, tuy nhiên nguyên nhân gây sụt cân thì có rất nhiều và nếu không xâu chuỗi các dấu hiệu lại thì không ai nghĩ mình bị giang mai.

Ở giai đoạn này, bạn cũng bị đau đầu, đau cơ, đau họng, mệt mỏi. Dù có hay không uống thuốc trị bệnh thì các triệu chứng này cũng sẽ biến mất.

6. Rối loạn cảm giác, khó vận động cơ, liệt, viêm não, viêm tủy

Nếu không được điều trị, giang mai sẽ bước sang giai đoạn 3 và tấn công não. Căn bệnh lúc này được gọi là giang mai thần kinh, có thể dẫn tới viêm màng não, viêm não và viêm tủy sống.

Các triệu chứng ở giai đoạn này bao gồm đau đầu, cơ bắp thiếu linh hoạt, liệt, rối loạn cảm giác, mất trí nhớ.

May mắn là dù ở giai đoạn này, bệnh vẫn chữa được bằng thuốc kháng sinh.

7. Triệu chứng bệnh giang mai: Thị lực giảm sút

Giang mai ở mắt là một triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn 3. Lúc này vi khuẩn tấn công vào dây thần kinh thị giác trong não khiến thị lực bệnh nhân suy yếu, có thể mù vĩnh viễn.

thị lực giảm sút
Thị lực giảm sút do giang mai

Nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn gây bệnh giang mai, Treponema pallidum, được gọi là xoắn khuẩn do hình dạng xoắn của chúng. Các sinh vật xâm nhập vào niêm mạc miệng hoặc vùng sinh dục và gây bệnh.

Bệnh giang mai có chữa được không?

Để trả lời cho câu hỏi bệnh giang mai có chữa được không thì căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị. Tuy nhiên, bạn cần đi khám bệnh sớm, ngay khi mới phát hiện để có phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh sẽ chữa khỏi nếu tổn thương giang mai chưa ăn sâu và chưa phá hủy lục phủ ngũ tạng, hệ tim mạch và thần kinh của người bệnh.

Do đó, nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn sau 3 đến 90 ngày, hãy đi khám ngay. Trường hợp bạn sử dụng chung kim tiêm hoặc vô tình tiếp xúc với tổn thương giang mai trên cơ thể của người bị bệnh, bạn cũng cần đi khám. Khi thấy các triệu chứng bệnh giang mai như nổi mụn đỏ không đau, không ngứa, không loét, không chảy mủ bạn cũng nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai.

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Bệnh giang mai ở nữ giới lây qua 4 đường chính bao gồm:

  • Lây truyền khi quan hệ tình dục
  • Lây truyền từ mẹ sang con
  • Sử dụng chung kim tiêm
  • Tiếp xúc với tổn thương giang mai trên cơ thể người bệnh.

Bệnh giang mai có ngứa không?

8 dấu hiệu bệnh giang mai ở phụ nữ và hậu quả từ mẹ truyền sang con
Vi khuẩn gây bệnh

Để biết bệnh giang mai có ngứa không, bạn hãy xem qua bốn giai đoạn của bệnh: giai đoạn 1, 2, tiềm ẩn và 3. Các triệu chứng trong hai giai đoạn đầu có thể nhẹ đến mức bạn không nhận thấy. Giai đoạn tiềm ẩn không có triệu chứng.

Ba giai đoạn khác có các triệu chứng riêng biệt. Chúng phát triển như sau:

1. Giai đoạn 1

Các vết loét không đau xuất hiện tại vị trí nhiễm trùng (miệng, hậu môn, trực tràng, âm đạo hoặc dương vật). Chúng được gọi là chancres. Vết loét sẽ tự lành sau 3 đến 6 tuần, nhưng bạn vẫn có thể lây bệnh giang mai cho người khác. Tuy nhiên, bệnh dễ dàng được điều trị và chữa khỏi bằng thuốc. Trong giai đoạn này, bệnh không gây ngứa.

2. Giai đoạn 2

  • Phát ban đỏ hoặc nâu đỏ thô ráp trên lòng bàn tay và lòng bàn chân
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sốt
  • Đau họng
  • Rụng tóc loang lổ
  • Nhức đầu và đau nhức cơ thể
  • Cực kỳ mệt mỏi (mệt mỏi)

Các triệu chứng bệnh giang mai này sẽ biến mất ngay cả khi bạn không được điều trị. Nhưng nếu bạn không chữa trị, tình trạng nhiễm trùng của bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn. Trong giai đoạn này, bệnh cũng không gây ngứa.

3. Giai đoạn tiềm ẩn

Vi khuẩn giang mai vẫn còn sống trong cơ thể bạn, nhưng bạn không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng. Bạn không bị lây nhiễm trong giai đoạn này, nhưng bệnh vẫn có thể ảnh hưởng đến tim, não, dây thần kinh, xương và các bộ phận khác của cơ thể. Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm.

Không phải ai mắc bệnh giang mai cũng sẽ bước vào giai đoạn lây nhiễm này. Một số người sẽ chuyển sang giai đoạn ba. Bạn cũng không bị ngứa trong giai đoạn này.

4. Giai đoạn ba

Giai đoạn này bắt đầu khi các triệu chứng từ giai đoạn 2 biến mất. Bệnh giang mai không lây nhiễm vào thời điểm này, nhưng nhiễm trùng đã bắt đầu ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn ba có thể bao gồm:

  • Các vấn đề về kiểm soát chuyển động của cơ
  • Bị tê
  • Các vấn đề về thị lực (bạn có thể bắt đầu bị mù)
  • Sa sút trí tuệ

Giai đoạn này cũng không gây ngứa. Như vậy, với câu hỏi Bệnh giang mai có ngứa không? thì trong cả 4 giai đoạn đều không bị ngứa nhé bạn.

Tầm nguy hiểm khi giang mai truyền từ mẹ sang con

Đây được gọi là giang mai bẩm sinh và có khả năng đe dọa tính mạng trẻ sơ sinh. Một người phụ nữ mang thai bị giang mai có thể truyền vi khuẩn sang con thông qua nhau thai ở những tuần lễ đầu tiên.

Theo một báo cáo, gần 50% trẻ mắc giang mai bẩm sinh sẽ chết lưu trước khi chào đời hoặc chết yểu sau đó.

Trẻ sơ sinh chào đời ban đầu vẫn bình thường (có thể nhẹ cân), nhưng sau đó triệu chứng sẽ xuất hiện.

1. Triệu chứng bệnh giang mai ở trẻ

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, các triệu chứng bệnh giang mai bao gồm:

  • Gan hoặc lá lách phình to, tạo thành cục u ở bụng
  • Xương phát triển bất thường
  • Không tăng cân, không phát triển
  • Hay sốt, hay quấy khóc
  • Quanh miệng, cơ quan sinh dục và hậu môn bị kích ứng, nứt nẻ
  • Trẻ xuất hiện các nốt phồng ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Sau đó các nốt này sẽ chuyển sang màu đỏ đồng, bằng phẳng, sần sùi gây ngứa
  • Không thể cử động tay chân bị đau (không cảm giác)
  • Chảy dịch mũi

Khi lớn hơn, trẻ có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu bệnh giang mai:

  • Răng dị dạng Hutchinson. Lúc này răng có múi rãnh bất thường, hình dáng vuông giống bánh trung thu. Răng hàm, răng nanh dị dạng, đầu nhọn, cong thắt lại ở giữa. Đây là căn bệnh do riêng vi khuẩn giang mai gây ra
dấu hiệu bệnh giang mai ở trẻ em
Răng dị dạng ở trẻ bị giang mai bẩm sinh. Ảnh minh họa: Healthline
  • Đau nhức xương, sưng khớp
  • Giác mạc mờ hoặc bị mù
  • Thính lực giảm hoặc bị điếc
  • Mũi phát triển sai lệch, sống mũi phẳng (saddle nose – mũi yên ngựa)
  • Dịch mũ xám quanh hậu môn và âm đạo
  • Ống chân bị cong
  • Sẹo ở vùng da xung quanh miệng, cơ quan sinh dục và hậu môn
  • Hệ thần kinh bị ảnh hưởng

2. Chẩn đoán giang mai ở trẻ

  • Trong quá trình mang thai, mẹ có thể đi xét nghiệm máu xem có bị giang mai hay không.
  • Nếu tình nghi trẻ bị giang mai vào lúc chào đời, các bác sĩ sẽ kiểm tra nhau thai để phát hiện bệnh, đồng thời kiểm tra dấu hiệu sưng của gan và lá lách, dấu hiệu viêm xương.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được chụp x-quang xương, kiểm tra mắt, chọc ống sống thắt lưng để kiểm tra dịch não tủy, xét nghiệm máu.

3. Điều trị

Penicillin là thuốc dùng điều trị giang mai. Nếu trẻ bị dị ứng loại kháng sinh này thì bác sĩ sẽ chỉ định các loại khác.

Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm vi khuẩn vào thời điểm đi qua ống sinh sản, thì triển vọng điều trị sẽ cao hơn trẻ bị nhiễm bệnh sớm trong thời kỳ đầu mang thai.

Quan hệ tình dục an toàn, quan hệ với chỉ một người là điều vô cùng quan trọng để ngăn ngừa giang mai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Vì giang mai được điều trị bằng thuốc kháng sinh nên chi phí không quá tốn kém, bạn hãy nhanh chóng nhận biết sớm căn bệnh này và kiên trì điều trị dứt điểm. Phụ nữ nếu muốn có con thì nên đi xét nghiệm máu để tiến hành sàng lọc bệnh.

Xuân Thảo

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x