Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bệnh gút có ăn được thịt gà không, nếu bạn đang mang thai? Mời bạn cùng MarryBaby tìm ngay lời giải đáp dưới đây nhé!
Bệnh gút thai kỳ đang gia tăng ở các mẹ bầu. Bệnh gút (gout) thai kỳ cũng giống như bệnh gút thông thường. Đây là một bệnh lý do rối loạn chuyển hóa purine, làm tăng axit uric trong máu gây ứ đọng tinh thể muối tại khớp, gây viêm khớp. Ngón chân cái hoặc đầu gối, mắt cá chân, cổ tay, cánh tay hoặc một hay nhiều khớp nào đó sưng tấy, nóng đỏ, đau dữ dội.
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm. Nếu ăn uống không đúng cách, bồi bổ nhiều thực phẩm chứa purine chính là một trong những nguyên nhân dễ làm tăng axit uric trong máu gây nên bệnh gout ở giai đoạn thai kỳ. Do đó, khi bị bệnh gout thai kỳ, bạn nên đặc biệt chú ý chế độ ăn uống để tránh gây hại cho cả mẹ bầu và bé.
Mức axit uric bình thường đối với phụ nữ là 2,4-6 mg/dL. Nếu xét nghiệm phát hiện chỉ số tăng trên mức quy định, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp để bạn điều chỉnh, tránh mắc phải bệnh gout khi mang thai.
Thịt gà có mặt trong nhiều món ăn hấp dẫn đối với bà bầu như gỏi gà, gà nướng, gà hấp… Thịt gà giàu protein nhưng ít chất béo. Nhờ vậy, bà bầu ăn thịt gà có thể giúp cơ thể đủ năng lượng và hỗ trợ tốt cho kiểm soát cân nặng trong thai kỳ. Đây là loại thực phẩm mà cơ thể dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Thịt gà cũng đặc biệt chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như:
Rõ ràng, nhiều dưỡng chất trong thịt gà, cụ thể là phốt pho và selenium rất tốt cho mẹ bầu bị bệnh gút. Cho nên với câu hỏi: “Bà bầu bị bệnh gút có ăn được thịt gà không?”, MarryBaby khẳng định là có! Tuy nhiên, dù thịt gà rất tốt cho phụ nữ bị bệnh gút trong thai kỳ, bạn vẫn nên dung nạp chúng ở mức chừng mực và phù hợp.
Dù thịt gà có nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu bị bệnh gút, nhưng purine hiện diện trong thịt gà cũng gây hại cho bệnh nhân.
Mỗi bà bầu bị bệnh gút chỉ được ăn khoảng 110-175mg purine/ngày. Việc gia tăng lượng purine trong cơ thể là nguyên nhân chính gây bệnh gút.
Hàm lượng purine trong thịt gà khác nhau tùy thuộc vào vị trí của thịt và cách chế biến. Cụ thể như trong 100g thịt gà có lượng purine như sau: Thịt gà có da (175mg purine), thịt gà kho, rang (115mg), thịt gà luộc (159 mg), chân gà (110mg), ức gà (175mg). Lượng purine này sẽ tỷ lệ thuận với hàm lượng axit uric mà chúng chuyển hóa thành.
Dù được trả lời “Có” cho câu hỏi bệnh gút có ăn được thịt gà không thì bà bầu muốn ăn gà có thể ưu tiên món kho rang. Người bị bệnh gút nên ăn thịt gà rang trong hành trình điều trị bệnh gút. Căn cứ vào thông số trên, món này chỉ sản sinh 115mg purine, mức thấp nhất trong các cách chế biến, có thể giúp hạn chế lượng axit uric gây đau…
Ngoài ra, bệnh gút nên ăn gì và bệnh gút kiêng ăn gì đối với thịt gà? Bạn cũng có thể chọn những phần thịt gà ở vị trí có hàm lượng purine thấp như là một cách chữa bệnh gút bổ trợ, bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai kỳ. Không nên chọn các món chiên, rán có nhiều purine.
Thêm nữa, bạn chỉ nên ăn 2-3 bữa thịt gà/tuần, mỗi lần ăn không quá 100g.
Khi ăn, bạn nên kết hợp thịt gà với rau xanh để ngăn chặn lượng đạm thừa tích tụ và bữa ăn cũng ngon miệng hơn.
Một lần nữa, trước khi kết thúc giải đáp cho thắc mắc bà bầu bị bệnh gút có ăn được thịt gà không, MarryBaby xin lưu ý rằng, bạn có thể ăn ở liều lượng vừa phải và tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ nhé!
Vinh An
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.