Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ không chỉ đơn giản là tâm trạng xuống dốc và cảm giác phiền muộn trong một khoảng thời gian. Đây là một rối loạn tâm thần có khả năng ảnh hưởng đến sinh hoạt, hoạt động và công việc hàng ngày của bạn.
Trong bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về dấu hiệu bệnh trầm cảm ở phụ nữ; nguyên nhân dẫn đến tình trạng này; các dạng trầm cảm khác nhau ở phụ nữ và phương pháp điều trị rối loạn trầm cảm.
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ là rối loạn tâm thần có thể khiến phụ nữ cảm thấy mất hứng thú và buồn bã trong thời gian dài. Tình trạng này ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt trong đời sống của các chị em; từ mối quan hệ xã hội, công việc, cảm nhận về giá trị bản thân và cách đương đầu với căng thẳng trong cuộc sống.
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ cao gấp đôi nam giới. Nhưng điều quan trọng bạn cần nhớ đó là trầm cảm có thể điều trị được với sự hỗ trợ của bác sĩ và chuyên gia tâm lý; hơn nữa, bạn có thể thực hiện những bước giúp bản thân và cuộc sống trở nên tốt hơn.
Bạn không hề đơn độc trong hành trình vượt qua trầm cảm. Nhận diện dấu hiệu sẽ là bước đầu tiên giúp bạn vượt qua loại rối loạn này.
Các dấu hiệu, biểu hiện bệnh trầm cảm ở phụ nữ có sự khác biệt tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người (từ nhẹ đến nặng). Các chuyên gia sẽ phân biệt mức độ này bằng cách xem xét sự ảnh hưởng của tình trạng này đối với khả năng sinh hoạt, hoạt động của bạn.
Sau đây là những dấu hiệu, biểu hiện bệnh trầm cảm ở phụ nữ bạn cần lưu tâm:
Một số phụ nữ trải qua các triệu chứng trầm cảm thường xuyên hơn nam giới. Bao gồm:
Nếu bạn cảm thấy mình có những biểu hiện bệnh trầm cảm ở phụ nữ nêu trên; hãy tìm đến các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tư vấn về các phương pháp điều trị. Một số phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm nhiều hơn; biết những thông tin này sẽ giúp bạn chủ động để thực hiện các bước chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ thường chịu tác động của các yếu tố sinh sản, di truyền, một số đặc điểm tâm lý và tính cách nhất định. Phụ nữ trong thời gian chăm con nhỏ và mẹ đơn thân cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm. Các yếu tố cụ thể như sau:
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau; bao gồm: các vấn đề sinh học (tiền kinh nguyệt, thời kỳ tiền mãn kinh); tác động của quá trình mang thai; căng thẳng trong cuộc sống; hình ảnh cơ thể; các bệnh lý thể chất (tuyến giáp); tác dụng phụ của thuốc và các nguyên nhân xã hội khác.
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ có thể di truyền qua thế hệ; các nhà khoa học đã phát hiện một loại gen được tìm thấy trong các gia đình có người mắc bệnh trầm cảm. Nhưng yếu tố di truyền không đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ phát bệnh trầm cảm ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Nhiều nhà khoa học tin rằng các yếu tố xã hội, sinh lý, căng thẳng trong cuộc sống và yếu tố khác sẽ chiếm 60% khả năng một người mắc bệnh trầm cảm.
Sự dao động nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual Syndrome – PMS), chẳng hạn như đầy hơi, khó chịu, mệt mỏi và xúc động, nhạy cảm hơn bình thường.
Đối với một số phụ nữ, các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng và gây mất khả năng hoạt động và sinh hoạt bình thường trong cuộc sống. Khi đó, bạn có thể được chẩn đoán là mắc rối loạn tiền kinh nguyệt (Premenstrual Dysphoric Disorder – PMDD). PMDD có biểu hiện rõ nhất là tình trạng bệnh trầm cảm ở phụ nữ nghiêm trọng; dễ cáu kỉnh; và mắc các rối loạn tâm trạng khác. Nó thường bắt đầu khoảng 10 đến 14 ngày trước kỳ kinh nguyệt và cải thiện trong vài ngày sau khi bạn đã rớt dâu.
Nhiều thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mang thai có thể góp phần gây ra trầm cảm; đặc biệt là ở nhóm phụ nữ đã có nguy cơ cao (như liệt kê ở trên). Các vấn đề khác liên quan đến thai nghén như sẩy thai, mang thai ngoài ý muốn và vô sinh cũng có thể gây ra trầm cảm.
>> Bạn có thể xem thêm: Baby blues và trầm cảm khác nhau thế nào?
Không có gì lạ khi các bà mẹ mới sinh trải nghiệm “hội chứng baby blue”. Đây là một phản ứng bình thường sau sinh; nó có xu hướng giảm dần trong vài tuần. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị trầm cảm nặng, kéo dài. Tình trạng này được gọi là trầm cảm sau sinh (postpartum depression – PD). Nhiều chuyên gia cho rằng trầm cảm sau sinh là do bị ảnh hưởng một phần bởi sự dao động nội tiết tố.
Phụ nữ có thể có nhiều nguy cơ bị trầm cảm trong thời kỳ tiền mãn kinh, giai đoạn dẫn đến mãn kinh khi các hormone sinh sản biến động nhanh chóng. Phụ nữ có tiền sử trầm cảm trong quá khứ cũng có nguy cơ bị trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh.
Phụ nữ sản xuất nhiều hormone căng thẳng hơn nam giới; đồng thời, hormone sinh dục nữ progesterone ngăn hệ thống hormone căng thẳng tự tắt như ở nam giới. Điều này có thể khiến các chị em dễ bị bệnh trầm cảm ở phụ nữ do quá nhiều căng thẳng trong cuộc sống gây ra.
Niềm tin, nhận thức và cảm nhận về hình ảnh bản thân thường bắt đầu gia tăng ở trẻ em gái trong quá trình phát triển giới tính những năm tháng tuổi dậy thì. Sự sai lệch về nhận thức; hoặc có những niềm tin phi lý có thể góp phần gây ra trầm cảm ở tuổi vị thành niên.
Suy giáp có thể gây ra trầm cảm, vấn đề y tế này luôn phải được bác sĩ loại trừ. Ngoài ra, có các vấn đề sức khoẻ khác như: Bệnh mãn tính, chấn thương hoặc tàn tật có thể dẫn đến bệnh trầm cảm ở phụ nữ; cũng như có thể ảnh hưởng đến việc ăn kiêng hoặc bỏ hút thuốc.
>> Bạn có thể xem thêm: Ung thư cổ tử cung: Mọi điều mẹ cần biết để tránh xa căn bệnh này
Ngoài những nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở phụ nữ nêu trên; các nghiên cứu còn chỉ ra thêm một số lý do khác góp phần gây ra bệnh trầm cảm:
Mỗi phụ nữ sẽ bị các nguyên nhân tác động một cách khác nhau. Từ đó, bệnh trầm cảm ở phụ nữ cũng có sự khác biệt ở từng người. Để có thể đưa ra phương pháp điều trị hữu ích nhất; các chuyên gia đã phân loại các dạng bệnh trầm cảm ở phụ nữ.
Những dạng bệnh trầm cảm ở phụ nữ phổ biến bao gồm: trầm cảm nặng; trầm cảm sau sinh; rối loạn trầm cảm dai dẳng; rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt.
Trầm cảm nặng (Major Depressive Disorder – MDD) là một dạng trầm cảm ở mức độ nặng đến mức người phụ nữ mất khả năng tìm thấy niềm vui trong các hoạt động họ từng yêu thích.
Ngoài ra, trầm cảm lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng làm việc, giấc ngủ và ăn uống và hiệu suất hoạt động của người phụ nữ. MDD thường tác động tiêu cực đến các mối quan hệ giữa các cá nhân và xã hội. Với chứng trầm cảm nặng, còn được gọi là rối loạn trầm cảm nặng, trạng thái trầm cảm của bạn có thể kéo dài trong một thời gian dài và thường đi kèm với lòng tự trọng thấp.
Đây là một dạng trầm cảm đặc biệt xảy ra sau khi sinh em bé. Các triệu chứng điển hình của trầm cảm bắt đầu vào những tháng sau khi sinh; nhưng đối với một số phụ nữ, chúng có thể xảy ra khi đang mang thai.
>> Bạn có thể xem thêm: Trầm cảm sau sinh: Mách mẹ cách phòng ngừa và điều trị
Được coi là một dạng trầm cảm nhẹ hơn, đây là một tâm trạng chán nản kéo dài kéo dài từ hai năm trở lên. Các giai đoạn trầm cảm chính (tức là các dạng trầm cảm nặng hơn) vẫn có thể xảy ra trong giai đoạn rối loạn trầm cảm dai dẳng.
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ dạng này gắn liền với chu kỳ kinh nguyệt. Với PMDD, tâm trạng của phụ nữ sẽ thay đổi nghiêm trọng; họ cảm thấy lo lắng và những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong tuần trước khi bắt đầu kinh nguyệt và biến mất sau khi kỳ kinh bắt đầu. Các triệu chứng trầm cảm PMDD đủ nghiêm trọng để tác động tiêu cực đến các mối quan hệ với người khác; và cản trở các hoạt động hàng ngày.
>> Bạn có thể xem thêm: Top 9 thực phẩm giúp kinh nguyệt đến sớm đi nhanh
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ có nhiều điểm khác với trầm cảm ở nam giới:
Một trong những cách để chữa lành và vượt qua trầm cảm đó là xây dựng sự hiểu biết đúng đắn; đồng thời, bạn cũng cần tháo gỡ những lầm tưởng tai hại để có cái nhìn đúng đắn về rối loạn tâm lý này.
Sau đây là những lầm tưởng phổ biến về bệnh trầm cảm ở phụ nữ.
SỰ THẬT: Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần phức tạp có nguồn gốc từ xã hội; tâm lý và sinh học. Đây là một bệnh có thể điều trị được.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị trầm cảm; đừng bỏ qua những tín hiệu rằng bạn cần được giúp đỡ (không ai đau dạ dày mà bỏ mặc cho bản thân bị đau cả). Hãy trao đổi với bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để họ có thể tìm cách hỗ trợ bạn hiểu rõ và vượt qua tình trạng của mình.
SỰ THẬT: Nỗi buồn là một dạng cảm xúc có nguyên nhân cụ thể; và thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Trầm cảm có thể khiến phụ nữ phiền muộn, thờ ơ và mất hy vọng một cách vô cớ; và thường dai dẳng, xảy ra trong thời gian dài.
Chúng ta ai cũng có lúc trải qua cảm xúc buồn bã; nhưng chỉ vì bạn cảm thấy buồn không có nghĩa là bạn đang bị bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Bạn có thể cảm thấy buồn phiền sau sự mất mát của người thân yêu; hoặc sự kết thúc của một mối quan hệ.
Nhưng bệnh trầm cảm ở phụ nữ là một rối loạn tâm thần cần sự chẩn đoán của các bác sĩ tâm thần; các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở phụ nữ thường kéo dài, phát sinh đột ngột. Người mắc bệnh trầm cảm thường không thể giải thích được cảm nhận của họ; họ thậm chí có xu hướng nghĩ đến hoặc thực hiện hành vi tự hại; tự sát; cho dù cuộc sống của họ dường như đang diễn ra rất tốt đẹp.
SỰ THẬT: Trầm cảm có thể cần được điều trị bằng nhiều cách thức khác nhau. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp bạn xoa dịu các triệu chứng của trầm cảm (điển hình như mất ngủ); nhưng đồng thời, bạn cũng có thể cần các liệu pháp can thiệp khác để có thể chữa lành tinh thần của mình.
Ngoài thuốc, một số phụ nữ bị bệnh trầm cảm có thể được bác sĩ đề nghị các liệu pháp tâm lý (psychotherapy); hoặc liệu pháp trò chuyện (talk therapy). Sự kết hợp giữa sử dụng thuốc và liệu pháp trò chuyện là một hướng điều trị phổ biến.
SỰ THẬT: Bệnh trầm cảm ở phụ nữ là một tình trạng bệnh lý; nó không liên quan đến tính cách hay sự kiên cường của một người nào đó.
Trầm cảm cũng tương đồng với hen suyễn hoặc tiểu đường. Tình trạng này thường bị thúc đẩy bởi những căng thẳng của cuộc sống (sự cô đơn; sự cô lập; mất người thân; mất việc làm; v.v.).
SỰ THẬT: Trò chuyện với một người có hiểu biết, đáng tin cậy và không phán xét sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình chữa lành.
Nhiều người tin rằng, nói về bệnh trầm cảm ở phụ nữ sẽ củng cố cảm giác hủy hoại và khiến bạn tập trung vào những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống. Nhưng đối với nhiều phụ nữ bị bệnh trầm cảm; trạng thái ở một mình với những suy nghĩ tiêu cực còn hủy hoại tinh thần của họ hơn nhiều.
Điều quan trọng là bạn có ai đó đáng tin, có hiểu biết và nhìn nhận khách quan lắng nghe bạn. Những người yêu thương bạn có thể lắng nghe bạn với sự cảm thông; hoặc những chuyên gia trị liệu tâm lý được đào tạo có thể cho bạn những điều bạn cần ngay lúc này.
SỰ THẬT: Bệnh trầm cảm ở phụ nữ cần có sự can thiệp của các chuyên gia tâm lý; với lộ trình điều trị rõ ràng theo thời gian.
Không ai chọn để bị trầm cảm. Một số người lầm tưởng rằng điều đó xảy ra vì bạn cho phép mình chìm đắm trong đau khổ hoặc buồn bã. Vì vậy, họ nghĩ rằng bạn có thể vượt qua trầm cảm bằng những suy nghĩ tích cực hoặc thay đổi thái độ.
Thay đổi suy nghĩ có thể hỗ trợ bạn cảm thấy tốt hơn, nhưng nếu không tìm ra nguyên nhân cốt lõi đằng sau những suy nghĩ đó; thì việc vượt qua trầm cảm vẫn sẽ là thách thức khó khăn. Đồng thời, mỗi người bị trầm cảm sẽ cần những phương pháp can thiệp khác nhau (thuốc, liệu pháp trò chuyện, thay đổi lối sống, v.v.). Do đó, điều tốt nhất bạn có thể làm cho chính mình khi bị trầm cảm là tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia phù hợp.
SỰ THẬT: Sự lười biếng thường do bị thiếu đi động lực để thực hiện một việc nào đó. Trầm cảm là một rối loạn tâm thần cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ, chuyên gia tâm lý.
Lười biếng là một trạng thái tạm thời; khi bạn có thể tìm được lý do để thực hiện công việc, bạn có thể thoát ra khỏi cảm giác lười của mình. Tuy nhiên với trầm cảm, động lực không phải là yếu tố duy nhất khiến một người có thể sinh hoạt và hoạt động một cách năng nổ.
Stress và căng thẳng là phản ứng của cơ thể trước những tác động của môi trường bên ngoài.
Các biểu hiện đặc trưng của stress bao gồm: cảm giác choáng ngợp do đối mặt với căng thẳng hoặc bị áp lực quá lâu. Stress ở một mức độ nhất định có thể giúp chúng ta thực hiện các chức năng hàng ngày; quá nhiều căng thẳng khiến chúng ta “mệt mỏi” và thường xuyên kiệt sức.
Còn bệnh trầm cảm ở phụ nữ có biểu hiện điển hình là sự chán nản trong hầu hết thời gian; hay được gọi là “tâm trạng tụt dốc”; bạn sẽ cảm thấy mất hứng thú với những điều bạn từng thích; và cảm thấy dường như không có điều gì là thực sự quan trọng.
Với bệnh trầm cảm ở phụ nữ, các phương pháp điều trị có thể là cho sử dụng thuốc; tham gia trị liệu, tham vấn tâm lý; thay đổi lối sống lành mạnh (ăn, uống, ngủ, nghỉ); và học cách quản lý căng thẳng trong cuộc sống của mình.
Thuốc chống trầm cảm có thể giúp làm giảm một số triệu chứng của bệnh trầm cảm ở phụ nữ; nhưng một mình thuốc sẽ không chữa được các nguyên nhân cốt lõi. Do sự khác biệt về mặt sinh học của phụ nữ, phụ nữ thường bắt đầu sử dụng thuốc chống trầm cảm với liều lượng thấp hơn nam giới.
Phụ nữ cũng dễ gặp các tác dụng phụ hơn, vì vậy bất kỳ việc sử dụng thuốc nào cũng cần được theo dõi chặt chẽ. Hãy nhớ rằng, thuốc có tác dụng tốt nhất khi bạn thực hiện các thay đổi lối sống lành mạnh.
Liệu pháp trò chuyện (talk therapy) là một phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ cực kỳ hiệu quả. Liệu pháp này có thể cung cấp cho bạn các kỹ năng và cái nhìn sâu sắc để giảm các triệu chứng trầm cảm; và giúp ngăn ngừa trầm cảm quay trở lại.
Một trong những điều quan trọng nhất cần xem xét là chọn một nhà trị liệu phù hợp – người đồng hành chu đáo và hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị và phục hồi trầm cảm.
Những gì bạn ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của bạn trong cuộc sống. Một số phụ nữ nhận thấy việc thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng và các biện pháp thảo dược có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.
Sau đây là một số gợi ý:
>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh có nên uống canxi và sắt? Đọc ngay để tránh trầm cảm, stress
Khi bạn bị bệnh trầm cảm ở phụ nữ, việc ra khỏi giường có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn; chứ đừng nói đến việc rèn luyện sức khỏe! Nhưng tập thể dục là một chiến binh chống trầm cảm mạnh mẽ; và là một trong những công cụ quan trọng nhất để phục hồi chứng trầm cảm.
Các nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục thường xuyên có thể có hiệu quả như thuốc chống bệnh trầm cảm ở phụ nữ vì nó giúp tăng năng lượng; và giảm cảm giác mệt mỏi. Đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe rất cần thiết. Và nếu bạn không thể tập liên tục 30 phút; ba đợt vận động kéo dài 10 phút trong ngày cũng rất hiệu quả.
Để vượt qua bệnh trầm cảm ở phụ nữ, bạn phải làm những việc giúp bạn thư giãn và tiếp thêm sinh lực. Điều này bao gồm việc tuân theo một lối sống lành mạnh; học cách quản lý căng thẳng tốt hơn; đặt giới hạn cho những gì bạn có thể làm và lên lịch cho các hoạt động vui chơi trong ngày của bạn.
Ánh nắng mặt trời có thể giúp tăng mức serotonin và cải thiện tâm trạng của bạn khi bị bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Hướng đến ánh sáng mặt trời ít nhất 15 phút mỗi ngày. Bỏ kính râm (nhưng không bao giờ nhìn chằm chằm trực tiếp vào mặt trời); và sử dụng kem chống nắng khi cần thiết.
Nhận được sự hỗ trợ từ những người quan tâm đến bạn đóng một vai trò thiết yếu trong việc vượt qua bệnh trầm cảm ở phụ nữ.
Bản chất của bệnh trầm cảm ở phụ nữ khiến bạn khó tìm đến sự giúp đỡ. Khi bị trầm cảm, bạn có xu hướng thu rút và cô lập bản thân; trong khi tâm trạng cáu kỉnh do trầm cảm mang lại có thể khiến bạn sa đà vào những tình huống không lành mạnh; khiến bạn xa cách hơn với những người khác.
Yêu cầu sự giúp đỡ và hỗ trợ bạn cần và chia sẻ những gì bạn đang trải qua với những người bạn yêu thương và tin tưởng. Bạn có thể đã bỏ bê những mối quan hệ quý giá nhất của mình; nhưng chúng có thể giúp bạn vượt qua khoảng thời gian khó khăn này. Nếu cảm thấy không có ai để tâm sự, bạn có thể tìm sự trợ giúp để xây dựng tình bạn mới — ngay cả khi bạn nhút nhát hay sống nội tâm.
>> Bạn có thể xem thêm: 7 điều chồng làm giúp vợ nhẹ nhàng vượt qua trầm cảm sau sinh
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ tạo ra một vòng xoáy tiêu cực lên mọi thứ; bao gồm cả cách bạn nhìn nhận bản thân và kỳ vọng của bạn cho tương lai. Khi những kiểu suy nghĩ này lấn át bạn, điều quan trọng cần nhớ là đây là một triệu chứng của bệnh trầm cảm ở phụ nữ; và những thái độ bi quan, phi lý trí này — được gọi là bóp méo nhận thức — không thực tế.
Phụ nữ cũng có xu hướng suy ngẫm khi chúng ta trầm cảm, bạn có thể dành hàng giờ đồng hồ để tìm ra lý do tại sao chúng ta lại cảm thấy như vậy. Tuy nhiên, việc suy nghĩ lẩn quẩn lại có thể duy trì trầm cảm hoặc thậm chí làm cho nó trở nên tồi tệ hơn. Bạn không thể thoát ra khỏi khuôn khổ tâm trí bi quan này bằng cách tự nhủ bản thân “hãy suy nghĩ tích cực lên”.
Bạn có thể phát triển một cách suy nghĩ cân bằng hơn bằng cách xác định loại suy nghĩ tiêu cực đang góp phần vào chứng trầm cảm của bạn; và sau đó học cách thay thế chúng bằng một cách suy nghĩ cân bằng hơn.
Bạn có thể bắt đầu phản biện suy nghĩ tiêu cực bằng những câu hỏi như:
Trong quá trình thử thách những suy nghĩ tiêu cực, bạn nhìn nhận khách quan, cân bằng hơn và giúp giảm bớt chứng trầm cảm của mình.
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ là một rối loạn tâm thần ngày càng trở nên phổ biến; nhận biết các dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ, và nắm bắt cách thức, phương pháp giúp bạn xoa dịu tinh thần và tìm lại niềm vui trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết cho hạnh phúc và niềm an yên của bạn. Mong bạn tin rằng, bạn xứng đáng có những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Depression in Women
https://www.helpguide.org/articles/depression/depression-in-women.htm
Ngày truy cập: 11.05.2022
2. Depression (major depressive disorder)
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/symptoms-causes/syc-20356007
Ngày truy cập: 11.05.2022
3. Depression
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/depression
Ngày truy cập: 11.05.2022
4. Depression Among Women
https://www.cdc.gov/reproductivehealth/depression/index.htm
Ngày truy cập: 11.05.2022
5. Depression in Women: 5 Things You Should Know
https://www.nimh.nih.gov/health/publications/depression-in-women
Ngày truy cập: 11.05.2022