Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/03/2020

Bị khó thở: 10 phương pháp tại nhà sẽ giúp bạn dễ chịu hơn

Bị khó thở: 10 phương pháp tại nhà sẽ giúp bạn dễ chịu hơn
Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng bị khó thở vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nguyên nhân có thể là mắc các bệnh về hô hấp, cảm cúm, do mang thai, tuổi tác nhưng cũng có khi là do thời tiết quá nóng nực. Tình trạng này khiến bạn […]

bị khó thởHầu hết mọi người đều trải qua tình trạng bị khó thở vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nguyên nhân có thể là mắc các bệnh về hô hấp, cảm cúm, do mang thai, tuổi tác nhưng cũng có khi là do thời tiết quá nóng nực.

Tình trạng này khiến bạn cảm thấy vô cùng ngột ngạt và thường bị nhức đầu kèm theo do không đủ oxy máu lên não. Chứng nghẹt thở sẽ biến mất sau khi bạn khỏi các bệnh kể trên và không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu bị nghẹt thở thường xuyên mà không rõ nguyên nhân, bạn nên thử 10 phương pháp sau đây để giúp thông đường hô hấp nhé.

I. 10 phương pháp tại nhà cho người bị khó thở

1. Thở mím môi

Đây là một cách đơn giản để kiểm soát chứng khó thở. Phương pháp này giúp bạn nhanh chóng làm chậm nhịp thở để hít thở sâu và hiệu quả hơn.

Khi thử cách này bạn sẽ giải phóng được không khí bị mắc kẹt trong phổi. Đặc biệt hơn, bạn có thể kết hợp thở mím môi với hoạt động thể dục để rèn luyện sức khỏe ở bất cứ đâu. Ví dụ như khi leo cầu thang, lúc đi bộ hoặc ngay cả trong khi ngồi đọc sách.

Cách thực hiện:

+ Thư giãn cơ cổ và vai của bạn.

+ Từ từ hít vào bằng mũi hai lần, giữ kín miệng.

+ Hãy mím môi như thể bạn sắp huýt sáo.

+ Thở ra từ từ và nhẹ nhàng với môi mím chặt trong khi đếm đến 4.

bị khó thở
Nguồn ảnh: Healthline

2. Ngồi ngả người về phía trước

Việc nghỉ ngơi trong khi ngồi có thể giúp cơ thể được thư giãn và thở dễ dàng hơn.

Cách thực hiện:

+ Bạn ngồi trên ghế với hai bàn chân bằng phẳng trên sàn, hơi nghiêng ngực về phía trước.

+ Nhẹ nhàng đặt khuỷu tay trên đầu gối hoặc giữ cằm bằng tay sao cho cơ cổ và vai trong tư thế thoải mái nhất.

+ Nhẹ nhàng hít thở đều.

bị khó thở 4
Nguồn ảnh: Healthline

3. Ngồi ngả người xuống bàn

Tư thế này sẽ giúp bạn cảm thấy được thư giãn và dễ thở hơn với sự hỗ trợ của ghế và bàn.

Cách thực hiện:

+ Bạn ngồi trên ghế với hai bàn chân bằng phẳng trên sàn, đối diện với bàn.

+ Nghiêng ngực về phía trước một chút và đặt tay lên bàn.

+ Nằm đầu trên cẳng tay hoặc trên gối giống tư thế ngủ trên bàn học.

bị khó thở 5
Nguồn ảnh: Healthline

4. Đứng với lưng được hỗ trợ

Ở tư thế đứng, cơ thể bạn sẽ được co duỗi tốt hơn và giúp cho đường thở dễ hoạt động hơn.

Cách thực hiện:

+ Bạn đứng dựa lưng vào tường, chân choãi ra ngoài khoảng 20cm.

+ Giữ hai chân rộng bằng vai và đặt tay lên đùi.

+ Giữ vai thư giãn, hơi nghiêng về phía trước và đưa tay ra trước mặt bạn.

bị khó thở6
Nguồn ảnh: Healthline

5. Đứng với cánh tay được hỗ trợ

Ở tư thế này, đường thở sẽ được lưu thông tốt hơn, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách thực hiện:

+ Bạn đứng gần một cái bàn hoặc một món đồ nội thất bằng phẳng.

+ Đặt khuỷu tay hoặc bàn tay của bạn trên mảnh đồ nội thất và giữ cho cổ được thư giãn.

+ Nằm đầu trên cẳng tay và thư giãn vai.

bị khó thở7
Nguồn ảnh: Healthline

6. Ngủ trong tư thế thư giãn

Nhiều người cảm thấy khó thở khi ngủ nên thường ngủ không ngon giấc và hay tỉnh dậy giữa đêm. Bạn có thể thử với tư thế ngủ thư giãn sau để cải thiện giấc ngủ.

Cách thực hiện:

+ Hãy nằm nghiêng với một chiếc gối giữa hai chân và đầu nâng cao bằng gối, giữ thẳng lưng.

+ Hoặc nằm ngửa, ngẩng cao đầu và gập đầu gối, với chiếc gối dưới đầu gối của bạn.

Cả hai vị trí này đều giúp cơ thể và đường thở thư giãn, mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu để chìm vào giấc ngủ ngon.

bị khó thở 8
Nguồn ảnh: Healthline

7. Thở cơ hoành

Thở cơ hoành cũng có thể giúp bạn thông đường hô hấp rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

+ Bạn ngồi trên ghế với đầu gối cong và vai, đầu, cổ ở tư thế thoải mái.

+ Đặt tay lên bụng.

+ Hít vào từ từ qua mũi. Khi thở cách này và đặt bàn tay trên bụng, bạn sẽ cảm thấy hơi thở trong bụng của di chuyển dưới bàn tay của mình.

+ Bạn mím chặt môi và thở ra, đồng thời hóp chặt cơ bụng lại. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy bụng hóp sát vào trong.

+ Bạn nên giữ nhịp thở ra lâu hơn so với nhịp hít vào. Bạn tiếp tục hít thở theo cách trên trong khoảng 5 phút mỗi lần tập.

bị khó thở9
Nguồn ảnh: Heathline

8. Sử dụng quạt

Nghiên cứu cho thấy, không khí mát mẻ có thể giúp giảm bớt chứng khó thở. Vì thế, bạn có thể dùng quạt điện để làm mát khuôn mặt. Song lưu ý chỉ nên sử dụng nút bấm nhỏ nhé, vì nút bấm lớn sẽ khiến bạn bị khó thở thêm.

9. Uống cà phê

Nghiên cứu cho thấy, caffeine làm thư giãn các cơ trong đường thở của những người mắc bệnh hen suyễn. Điều này có thể cải thiện chức năng phổi trong tối đa bốn giờ.

Tuy nhiên, bạn nên tránh uống cà phê vào buổi tối để không bị mất ngủ nhé.

10. Thay đổi lối sống để điều trị chứng khó thở

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khó thở. Trong số đó, có một vài nguyên nhân nghiêm trọng và cần được điều trị ở bệnh viện ngay. Trường hợp ít nghiêm trọng hơn có thể được điều trị tại nhà bằng 9 phương pháp kể trên và kết hợp với việc thay đổi lối sống của bạn.

+ Bỏ hút thuốc và tránh khỏi thuốc lá.

+ Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm, chất gây dị ứng và môi trường độc hại.

+ Giảm cân nếu bạn béo phì hoặc thừa cân.

+ Tránh làm các công việc ở môi trường độ cao.

+ Giữ sức khỏe bằng cách ăn uống tốt, ngủ đủ giấc.

bị khó thở

II. Bị khó thở khi nào cần tới bệnh viện?

Bạn nên đến bệnh viện khi chứng khó thở tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm như:

+ Đang gặp một trường hợp bệnh khẩn cấp đột ngột.

+ Không thể nhận được đủ oxy.

+ Bị đau ngực.

+ Cảm thấy khó thở đến mất ngủ thường xuyên vào ban đêm.

+ Thở khò hoặc nghẹn trong cổ họng.

+ Khó thở kèm theo triệu chứng chân và mắt cá chân bị sưng.

+ Khó thở khi nằm thẳng.

+ Khó thở kèm sốt cao, ớn lạnh và ho.

+ Khó thở liên miên dẫn đến đau đầu, buốt óc.

Bất cứ ai bị khó thở cũng đều cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Khi bị khó thở thường dẫn đến chứng mất ngủ, đau đầu, dễ cáu gắt. Vì thế, bạn đừng để chứng khó thở kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x