Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn
Cập nhật 27/04/2023

Bìu là gì? Cấu tạo và chức năng của bìu

Bìu là gì? Cấu tạo và chức năng của bìu
Bìu là một vùng da chứa đựng tinh hoàn, có nhiệm vụ bảo vệ tinh hoàn. Vùng da này có lúc nhăn nheo và có lúc sẽ giãn nở ra, tùy thuộc vào nhiệt độ cơ thể và lực co của cơ nâng đỡ tinh hoàn.

Để hiểu rõ hơn về bìu là gì; cũng như cấu tạo và chức năng của bìu là dùng để làm gì? Bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết về da bìu ở nam giới ngay trong bài viết này nhé.

1. Bìu là gì? Vị trí của bìu nằm ở đâu?

Bìu ở nam giới (scrotum) là một túi da mỏng, nhăn nheo, sẫm màu, nằm bên dưới dương vật và bao quanh tinh hoàn. Bên trong bìu được chia thành hai ngăn bởi vách ngăn bìu; có nhiệm vụ chứa đựng và nâng đỡ tinh hoàn. Độ dày trung bình của thành bìu là khoảng 8mm.

Nếu quan sát từ bên ngoài, thì túi bìu nằm ở ngay bên dưới và treo vào gốc dương vật.

2. Cấu tạo của bìu là gì?

Giải phẫu chi tiết cấu tạo của bìu là gì
Bìu là gì? Hình ảnh giải phẫu chi tiết cấu tạo của bìu

Về mặt cấu tạo, da bìu chỉ có hai lớp chính, bên ngoài là da (skin) và bên trong là một lớp cơ bám da bìu (dartos fascia).

Da bìu đậm sắc tố, có lông và không mỡ dưới da và bao gồm nhiều sợi cơ trơn; hay còn gọi là cơ da bìu (dartos muscle). Hai ngăn của bìu được tách biệt nhờ vào một dây nhỏ có tên là Raphe nằm ở giữa.

Cấu tạo của da bìu bao gồm hai lớp chính:

  • Lớp da bìu bên ngoài (Skin) là lớp da mỏng đậm sắc tố, có lông bao quanh tinh hoàn. Lớp da này có thể thay đổi từ lỏng lẻo đến căng bóng tùy theo trương lực của cơ bám da bìu.
  • Lớp cơ bám da bìu (Dartos fascia) lớp da bìu bên ngoại co lại được là nhờ sự co của lớp cơ bám da bìu này. Khi co lại, bên ngoài da bìu sẽ trông nhăn nheo; và khi thả lỏng thì lớp da bìu trông lỏng lẻo và căng bóng hơn.

>> Cùng chủ đề da bìu: Bao quy đầu là gì? Cấu tạo và chức năng

3. Chức năng của bìu là gì?

Chức năng của bìu đối với tinh hoàn là gì ?
Chức năng của bìu đối với tinh hoàn là gì?

3.1 Bảo vệ và điều hòa nhiệt độ cho tinh hoàn

Bìu có chức năng bảo vệ tinh hoàn. Giúp điều hòa nhiệt độ của tinh hoàn. Giữ cho nhiệt độ của tinh hoàn thấp hơn vài độ so với nhiệt độ trung bình của cơ thể. Đây là yếu tố cần thiết để tinh hoàn có thể sản xuất tinh trùng.

Nhiệt độ của tinh hoàn bên trong bìu được quân bình nhờ vào sự co, giãn của cơ Dartos bám da bìu và cơ cremaster. Nếu nhiệt độ bên ngoài lạnh, thì tinh hoàn sẽ được nâng lên áp sát vào cơ thể để hấp thụ nhiệt độ. Ngược lại, nếu nhiệt độ bên ngoài nóng hơn, thì tinh hoàn sẽ được thả xuống để giảm nhiệt.

Thông thường, nam giới sẽ không thể điều khiển cơ bìu một cách chủ động. Sự co thắt này diễn ra nhờ vào sự thay đổi áp suất trong ổ bụng và sự co giãn của các cơ bên trong bìu.

>> Cùng chủ đề da bìu: Tinh trùng là gì? Tinh trùng khác tinh dịch như thế nào?

3.2 Cung cấp mạch máu và dây thần kinh quan trọng

Các động mạch của bìu xuất phát từ động mạch đùi, bẹn và thượng vị dưới.

Cung cấp mạch máu chủ yếu:

  • Các nhánh sau bìu của động mạch chậu bẹn (Perineal artery): Đây là động mạch nối từ động mạch thẹn trong và là một nhánh của động mạch chậu trong.
  • Các nhánh nằm ở bìu trước của động mạch bẹn ngoài (External pudendal artery): Các nhánh động mạch thẹn ngoài nối trực tiếp từ động mạch đùi; và là một phần tiếp nối của động mạch chậu ngoài.
  • Động mạch bìu (Cremasteric artery): Đây là một nhánh của động mạch thượng vị dưới là động mạch xuất phát từ mạch chậu ngoài.

Cung cấp các dây thần kinh chủ yếu:

  • Dãy thần kinh sinh dục đùi (Genitofemoral nerve): Cung cấp máu cho mặt trước (mỗi bên) của bìu
  • Các dây thần kinh bìu trước (Anterior scrotal nerves): Cung cấp máu cho bề mặt phía trước của bìu.
  • Thần kinh bìu sau (Posterior scrotal nerves): Cung cấp máu cho mặt sau của bìu.
  • Các nhánh thần kinh bì đùi sau (Posterior cutaneous nerve of the thigh): Cung cấp máu cho bề mặt dưới của bìu.

4. Các bệnh lý thường gặp ở da bìu nam giới là gì?

Các bệnh lý thường gặp ở bìu là gì?
Các bệnh lý thường gặp ở bìu là gì?

4.1 Thoát vị bẹn (Inguinal Hernia)

Thoát vị bẹn là bệnh lý bẩm sinh, là tình trạng một túi phồng bất thường hoặc nhô ra ở vùng bẹn. Tình trạng thoát vị bẹn phát triển khi một phần của ruột, cùng với chất lỏng, phình ra qua cơ của thành bụng.

4.2 Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele)

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể khiến bộ phận sinh dục bị sưng. Mặc dù không gây đau nhưng làm suy giảm chức năng của tinh hoàn; thậm chí có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

>> Bé trai bị sưng bộ phận sinh dục là bệnh gì?

4.3 Ung thư tinh hoàn (Testicular cancer)

Ung thư tinh hoàn ở nam giới là một tình trạng hiếm gặp, do sự phát triển của khối u trong tinh hoàn. Bệnh thường gặp ở nam giới từ 15-45 tuổi.

4.4 Tinh hoàn ẩn (Undescended testicles)

Tinh hoàn ẩn (undescended testicles) là tình trạng tinh hoàn không xuống bìu trước khi sinh hoặc trong vài tháng sau khi sinh. Hay được gọi là tinh hoàn lạc chỗ (cryptorchidism).

>> Bên cạnh biết về da bìu, xem thêm Tinh hoàn ẩn là gì?

4.5 Viêm mào tinh hoàn (Epididymitis)

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng các ống dẫn gần tinh hoàn bị nhiễm trùng. Hay còn gọi là viêm ống cuộn. Các triệu chứng gây ra cảm giác nặng nề, đau và sưng ở bìu.

4.6 Hội chứng Henoch – Scholein

Tình trạng này có thể làm sưng và đau bộ phận sinh dục. Nó gây ra phát ban, đau khớp, đau dạ dày và máu trong nước tiểu.

4.7 Viêm tinh hoàn (Orchitis)

Viêm tinh hoàn là tình trạng một bên tinh hoàn bị viêm hoặc nhiễm trùng. Giống như viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn thường do nhiễm trùng từ các bệnh lây qua đường tình dục (STI) gây ra.

5. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bìu là gì?

Việc chăm sóc và vệ sinh vùng kín ở nam giới cần quan tâm nhất là vùng bìu và vùng bao quy đầu.

Để ngăn ngừa các vấn đề thường xảy ra ở bìu, bạn cần lưu ý việc giữ vệ sinh vùng kín nam. Tránh việc ứ đọng bã nhờn và các dịch tiết; tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây mùi,..Nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng, thường xuyên đổ mồ hôi.

Cách tự kiểm tra vùng da bìu và tinh hoàn:

  • Kiểm tra da bìu và tinh hoàn khi tắm nước ấm: Nước ấm làm cho vùng da bìu giãn ra và dễ dàng kiểm tra.
  • Kiểm tra từng tinh hoàn một: Bạn dùng hai tay nhẹ nhàng lăn và ấn nhẹ các ngón tay vào tinh hoàn. Sau đó bạn dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để cuộn nhẹ tinh hoàn qua lại.
  • Cảm nhận mào tinh hoàn: Khi cuộn tinh hoàn bạn sẽ cảm nhận được mào tinh hoàn. Mào tinh hoàn là một vùng mô mềm u lên phía trên tinh hoàn, và nằm dọc như một chuỗi. Nếu ấn mạnh vào sẽ thấy đau.
  • Chú ý xem chỗ nào có cục u lên ở dọc phía trước hoặc cả 2 bên không: Khi kiểm tra mỗi bên tinh hoàn, nếu xuất hiện cục u nhỏ như hạt gạo hoặc hạt đậu thì đó là dấu hiệu bất thường. Lúc này bạn cần đi khám bác sĩ nam khoa ngay.

LƯU Ý: Hai tinh hoàn sẽ không đều nhau, một bên sẽ to hoặc nhỏ hơn bên còn lại. Nên bạn hoàn toàn yên tâm về tình trạng tinh hoàn không đều nhau.

>> Cùng chủ đề da bìu: Lột bao quy đầu là gì? Hướng dẫn tự lột bao quy đầu

Tóm lại

Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về bìu là gì; cấu tạo và chức năng của bìu là gì, v.v. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bìu là gì; có chức năng như thế nào trong cấu tạo bộ phận sinh dục nam giới.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Anatomy, Abdomen and Pelvis, Scrotum
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK549893/
Ngày truy cập: 11.04.2023

2. A 26-Year-Old Male with a 14-Year History of Left Intermittent Testicular Torsion Treated with Self-Manual Reduction
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5903465/
Ngày truy cập: 11.04.2023

3. The Scrotum – Anatomy
https://www.kenhub.com/en/library/anatomy/the-scrotum
Ngày truy cập: 11.04.2023

4. Cremaster muscle
https://en.wikipedia.org/wiki/Cremaster_muscle#/media/File:Gray1143.png
Ngày truy cập: 11.04.2023

5. Overview of the Male Anatomy | Johns Hopkins Medicine
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/overview-of-the-male-anatomy
Ngày truy cập: 11.04.2023

6. Scrotum
https://medlineplus.gov/ency/article/002296.htm
Ngày truy cập: 11.04.2023

x