Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vậy cách chăm sóc móng tay là những cách nào? Làm sao để móng tay dày và cứng hơn? Hãy tìm hiểu kỹ bạn ơi!
Bàn tay, ngón tay và móng tay và nơi chạm nhiều nhất với môi trường bên ngoài, nên rất dễ bị bẩn nơi móng tay.
Chính vì thế, bạn cần vệ sinh móng tay thường xuyên và lau khô sau khi rửa. Nên có thêm một chiếc bàn chải nhỏ, thoa một ít muối lên sau đó chà nhẹ nhàng móng và vùng da xung quanh. Cách chăm sóc móng tay này giúp ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh tích tụ.
Một trong những thói quen xấu của nhiều người chính là cắn móng tay. Đây cũng chính là khởi nguồn của tình trạng viêm da, nhiễm trùng các vùng xung quanh móng.
Bạn có biết, trong bài viết về 5 lý do bạn phải dừng ngay việc cắn móng tay (5 reasons to stop biting your nails) của Đại học Texas A&M tại Mỹ; các chuyên gia khuyên mọi người là phải bỏ thói quen cắn móng tay vì:
Bạn cần đeo găng tay cao su mỗi khi làm việc nhà như giặt đồ, rửa chén để giảm thời gian móng tay tiếp xúc với các loại hóa chất mạnh. Giúp cho da tay ít bị bong tróc, móng tay ít bị giòn và gãy.
Trường hợp bạn có công việc thường xuyên phải tiếp xúc với nước, các loại hóa chất thì bạn bắt buộc phải thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm. Bạn có thể bôi kem quanh lớp biểu bì quanh móng tay nhiều lần trong ngày.
Bạn nên thường xuyên cắt tỉa móng tay nhưng không nên cắt bỏ cả phần biểu bì trên móng. Sở dĩ như vậy, là vì, các lớp biểu bì chính là lá chắn giúp ngăn các loại nấm; vi khuẩn xâm hại vào da. Sau khi cắt móng tay xong, bạn nhớ giũa lại móng cho gọn gàng.
Có thể hiểu như sau, cắt đi lớp biểu bì đồng nghĩa với việc lớp bảo vệ cũng mất đi. Điều này không những làm cho lớp biểu bì mỏng đi, mà còn khiến chúng bị đỏ, sưng và thậm chí là bị nát. Vậy nên bạn không nhất thiết phải cắt bỏ phần biểu bì xung quanh móng.
>> Chủ đề liên quan: Tại sao râu mọc nhanh? Cạo râu có khiến râu mọc nhanh không?
Như đã nhắc đến ở trên về tầm quan trọng của lớp biểu bì xung quanh móng. Bởi vậy, chăm sóc tốt lớp biểu bì cũng là một phần quan trọng của cách chăm sóc móng tay chắc khỏe. Khi bị xước da vùng xung quanh móng, bạn hãy xử lý cẩn thận; cắt nhẹ nhàng để không bị tổn thương nặng dẫn đến gây viêm và đau.
Tuyệt đối không cắn, xé, hoặc ngoáy lớp biểu bì.
Vùng da xung quanh móng tay thường khô và dễ bong tróc; gây mất thẩm mỹ và làm bạn bị đau rát khi chẳng may nhiễm trùng; hoặc thấm phải những chất có axit mạnh như chanh.
Và việc dưỡng ẩm cho móng tay là một trong những cách chăm sóc móng tay cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả. Vậy nên, bạn cần chăm sóc móng tay bằng cách bôi kem dưỡng ẩm xung quanh lớp biểu bì. Điều này không chỉ giúp dưỡng ẩm cho toàn bộ móng tay, mà còn làm giảm tỷ lệ sứt mẻ, nứt, và chia tách móng.
>> Bạn nên đọc: Có nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho mẹ bầu trong thai kỳ không?
Biotin hay còn gọi là Vitamin B7. Một hợp chất được biết đến với công dụng cải thiện sức khỏe của lông, tóc và móng tay. Về mặt y khoa, các chuyên gia nhận thấy nếu bạn bổ sung mỗi ngày 2,5 mg Biotin có thể giúp cho móng tay của bạn cứng và dày hơn bình thường 25%.
Tuy nhiên, nếu bạn không thể bổ sung Biotin dạng viên nén; bạn có thể thay thế bằng các loại thực phẩm như gạo nguyên cám, trứng, bông cải xanh, quả bơ,..
>> Cách chăm sóc móng tay: Những loại thực phẩm chứa nhiều Biotin (Vitamin B7)
Những loại giũa móng nhám và khô KHÔNG thực sự phù hợp đối với móng tay của bạn. Vì các loại dụng cụ này có thể gây ra các vết nứt nhỏ, thậm chí làm gãy móng.
Thay vì dùng các loại giũa móng tay nhám và thô; để giũa nhanh hơn. Bạn nên ưu tiên chọn những loại giũa móng tay mịn và ít thô, ít nhám hơn. Và nhớ rằng, bạn nên giũa móng theo một hướng; giữa chậm và đều để không làm gãy mỏng; hay bào mòn vào da.
Một loại sản phẩm để bảo vệ móng tay không bị giòn và dễ gãy mà các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên tránh sử dụng đó là chất tẩy sơn móng tay chứa hóa chất acetone.
Acetone còn được gọi là Finger Nail Polish Removers, Dimethyl Formaldehyde – một hóa chất rất thông dụng trong nghề làm móng. Ảnh hưởng của hóa chất này có thể làm mỏng móng và khiến chúng trở nên giòn, dễ gãy hơn.
Gel và Acrylic giúp cho móng tay trông đẹp hơn; nhưng đáng buồn là, chúng lại gây ra những tổn thương cho móng tay.
Acrylic có chứa nhiều hóa chất, làm khô móng và gây hại cho vùng da xung quanh. Tương tự dùng Gel cũng gây nhiều tổn hại không ít cho móng, cả hai đều khiến móng bị mỏng, yếu, khô xước.
Hạn chế dùng các chất làm cứng móng tay như Formaldehyde; Nail hardeners,..chưa được xác minh là có an toàn tuyệt đối hay không. Về mặt y khoa, các chất này được cho rằng là không nên sử dụng. Trừ khi móng tay của bạn quá yếu và dễ gãy.
Nhìn chung, để giữ cho móng tay khỏi bị tác động thì bạn nên tránh bất cứ điều gì mà làm móng tay giòn và dễ bị tổn thương.
Đi làm móng (làm nail) là một hoạt động phổ biến của hội chị em phụ nữ, đặc biệt là những ai đang làm nghề sân khấu, thì lại càng làm đẹp cho móng tay thường xuyên hơn.
Lúc này, móng tay sẽ liên tục phải bị nhúng vào hóa chất, nước sơn móng với tần suất liên tục. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho móng dễ khô, giòn và dễ gãy; hoặc cũng có thể bị sưng ở khu vực quanh móng tay.
Dù muốn dù không, bạn vẫn nên dành chút thời gian để móng tay ở trạng thái tự nhiên.
Móng chân cũng như móng tay, cũng cần được chăm sóc tương tự như những cách trên. Như bạn cũng biết, móng chân còn phải tiếp xúc nhiều hơn so với móng tay. Đó cũng là lý do về bản chất móng chân cũng dày và cứng hơn móng tay.
Nếu bạn có thói quen cắt 2 bên khóe móng chân, thì nên bỏ dần thói quen này. Bởi vì khi cắt tỉa 2 góc của móng chân, sau đó móng dài ra sẽ dễ đâm vào phần thịt, gây đau và sưng tấy.
>> Bạn xem thêm: Khóe móng chân bị sưng đau, có mủ phải làm sao? Có cần bôi thuốc?
Theo dõi sức khỏe móng tay là cách chăm sóc móng tay chắc khỏe theo thời gian.
Học viện Da liễu Mỹ khuyên chúng ta nên chú ý đến tình trạng móng tay của mình nhiều hơn. Bởi đôi khi, chúng có thể phản ánh một vài vấn đề về sức khỏe nào đó của cơ thể.
Dưới đây là một số biểu hiện của móng tay có liên quan đến tình trạng sức khỏe của cơ thể:
Biết là vậy, nhưng không hẳn là đúng hoàn toàn. Cách tốt nhất mỗi khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở móng tay và kéo dài không hết; bạn nên đi khám bác sĩ Da liễu ngay.
>> Cẩm nang yêu thương bản thân: 5 điều tiên quyết bạn nên bắt đầu
Tóm lại, cách chăm sóc móng tay tốt nhất chính là để móng tay ở trạng thái tự nhiên; giữ sạch và cắt giũa gọn gàng. Nếu được, bạn nên áp dụng thêm cách chăm sóc móng tay thông qua các loại thực phẩm có chứa nhiều Biotin (Vitamin B7).
Bài viết đã bao gồm tất cả thông tin mà bạn cần biết về cách chăm sóc móng tay.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Tips for healthy nails
https://www.aad.org/public/everyday-care/nail-care-secrets/basics/healthy-nail-tips
Ngày truy cập: 16/11/2022
2. How to trim your nails
https://www.aad.org/public/everyday-care/nail-care-secrets/basics/how-to-trim-nails
Ngày truy cập: 16/11/2022
3. Nail Health Tips for You and Your Child
https://www.chla.org/blog/rn-remedies/nail-health-tips-you-and-your-child
Ngày truy cập: 16/11/2022
4. Surprising Things Your Fingernails Can Reveal About Your Health
https://www.aarp.org/health/conditions-treatments/info-2021/what-your-nails-can-tell-you.html
Ngày truy cập: 16/11/2022
5. Nail Diseases
https://medlineplus.gov/naildiseases.html
Ngày truy cập: 16/11/2022
6. Can I Get Sick from Biting My Nails?
https://www.cedars-sinai.org/blog/stop-nail-biting.html
Ngày truy cập: 16/11/2022
7. Nail Biting; Etiology, Consequences and Management
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3556753/
Ngày truy cập: 16/11/2022
8. 5 reasons to stop biting your nails
https://vitalrecord.tamhsc.edu/biting-nails/
Ngày truy cập: 16/11/2022